David Sacks: Cuộc phản công thất bại và hòa bình lẽ ra đã có ở Ukraine
- David Sacks
- •
Một bài luận ngắn đạt 3,3 triệu xem chỉ trong hơn nửa ngày trên Twitter, đưa ra cái nhìn cá nhân về cuộc chiến ở Ukraine, được ông chủ Twitter Elon Musk bình luận là “Viết hay!” (Well said). Bài được viết và đăng hôm nay bởi cây bút David Sacks, một doanh nhân Hoa Kỳ với lịch sử sáng lập đầu tư cho nhiều hãng khác nhau, và hiện là một trong những người dẫn chương trình của All in. Dưới đây là toàn văn bài viết:
Cuộc phản công thất bại và hòa bình lẽ ra đã có ở Ukraine
Từng ngày đang trôi qua, hiển nhiên cuộc phản công của Ukraine không đạt được bất kỳ mục tiêu nào đã nêu ban đầu. Hãy nhớ lại: Chính quyền Biden đã đặt cược rằng cuộc phản công sẽ lấy lại lãnh thổ mà Nga đoạt được, cắt đứt hành lang đất liền nối [từ Nga] tới Crimea và buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán. Điều đó gần như chắc chắn sẽ không xảy ra. Trái lại, nhiều khả năng xảy ra bế tắc, hoặc thậm chí Nga sẽ chiếm nhiều lãnh thổ hơn và giành chiến thắng trong cuộc chiến, như giáo sư Mearsheimer đã dự đoán.
Bài thuyết của ông John Mearsheimer, giáo sư về quan hệ quốc tế của Đại học Chicago, đăng hôm 24/5 phân tích và dự đoán tình hình chiến tranh Ukraine. Lúc đó cuộc phản công của Kyiv chưa mở màn và nhiều tình huống còn chưa rõ như bây giờ. Giáo sư Mearsheimer trở nên nổi tiếng sau khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào năm ngoái và cư dân mạng đột nhiên rất nhiều người xem lại một bài thuyết của ông từ năm 2015, đổ lỗi chiến tranh Ukraine là do phương Tây cố ý.
Vậy thì lựa chọn của [Tổng thống Mỹ] Biden bây giờ là gì? Hoặc leo thang hoặc thừa nhận thất bại. Chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Vilnius sắp tới, [Ngoại trưởng Mỹ] Blinken đã đưa ra đề xuất trao “tình trạng Israel” cho Ukraine. Điều này có nghĩa là các đảm bảo an ninh trong nhiều năm bao gồm vũ khí, đạn dược và tài chính vẫn sẽ tiếp tục [rót vào Ukraine] ngay cả khi ông Biden thua trong cuộc bầu cử [tổng thống] tới [vào năm 2024].
Đây không phải là điều người dân Mỹ theo đuổi. Nhiều người Mỹ ủng hộ khoản [quỹ] phân bổ hơn 100 tỷ USD cho Ukraine và tin rằng đây là thỏa thuận một lần để lấy lại phần lãnh thổ mà Nga chiếm đóng. Nếu họ được thông báo rằng đó là cơ sở cho giải pháp chi tiền hàng năm cho một ‘cuộc chiến bất tận’ mới, thì người Mỹ sẽ thích một giải pháp thay thế hơn, đặc biệt nếu họ biết rằng đã có sẵn một giải pháp như sau.
Hòa bình lẽ ra đã có ở Ukraine
Một bằng chứng mới cho thấy một thỏa thuận hòa bình có thể đạt được ngay sau khi bắt đầu chiến tranh. Tại một cuộc gặp gần đây với phái đoàn châu Phi, [Tổng thống Nga] Putin đã cho xem dự thảo bản thảo hiệp ước được ký bởi phái đoàn Ukraine tại Istanbul vào tháng 4/2022. Thỏa thuận này quy định rằng Nga rút khỏi và khôi phục giới tuyến như trước chiến tranh nếu Ukraine đồng ý không gia nhập NATO (chú ý là Ukraine vẫn có thể nhận được sự đảm bảo an ninh từ phương Tây).
- Chi tiết dự thảo hiệp ước 3/2022 lần đầu tiên được tiết lộ bởi Tổng thống Putin — Video Tổng thống Nga Putin trình bản dự thảo hiệp ước cho phái đoàn các lãnh đạo Châu Phi hôm Thứ Bảy tuần trước. Hiệp ước được thảo luận từ tháng 3/2022 và đã được phái đoàn của Ukraine ký vào bản dự thảo. Tuy nhiên sau khi quân Nga rút khỏi Kyiv, như một cử chỉ thiện chí trong quá trình đàm phán, thì ông Zelensky đã vứt hiệp ước này vào sọt rác.
Tài liệu này vẫn chưa được phát hành công khai, nhưng không ai phản đối nghiêm túc sự tồn tại của nó. Tranh chấp duy nhất là về những gì đã xảy ra sau đó; Ukraine (theo miêu tả của Reuters) nói rằng thỏa thuận đã sụp đổ. Tuy nhiên, sự tồn tại của một thỏa thuận về Trung lập của Ukraine là phù hợp với những bình luận trước đây từ Naftali Bennett, người đã nói rằng một thỏa thuận hòa bình lẽ ra có thể đạt được nhưng đã bị phương Tây từ chối.
Tại sao phương Tây làm điều này? Pravda Ukraine, một tờ bảo thuộc phe Kyiv, đã báo cáo như sau vào tháng 5/2022:
“Ngay sau khi các nhà đàm phán Ukraine và Abramovich/Medinsky [các nhà đàm phán Nga], sau kết quả của Istanbul, đã đồng ý về cấu trúc của một thỏa thuận có thể có trong tương lai về các điều khoản chung, Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đã xuất hiện ở Kyiv trong chuyến công du không báo trước.
‘Ông Johnson mang hai thông điệp đơn giản tới Kyiv. Thứ nhất là Putin là tội phạm chiến tranh, ông ta nên bị gây áp lực chứ không phải đàm phán. Và thứ hai là ngay cả khi Ukraine sẵn sàng ký một số thỏa thuận về bảo đảm với ông Putin, thì họ (phương Tây) sẽ không. Chúng tôi (Âu Mỹ) có thể ký (thỏa thuận) với ông (Ukraine), nhưng không phải với ông ấy (Nga). Dù sao đi nữa, ông ấy sẽ khiến mọi người bị đảo lộn’, đó là cách một trong những cộng sự thân cận của ông Zelensky tóm tắt bản chất chuyến thăm của ông Johnson.”
Boris Johnson (người hẳn đã nói không chỉ cho bản thân ông, mà còn cho liên minh phương Tây) muốn gây áp lực với ông Putin, không đồng ý hòa đàm, và hứa hẹn các hệ thống vũ khí tối tân nếu Ukraine tiếp tục chiến đấu.
Vào thời điểm bài viết của Pravda Ukraine, Ukraine dường như ở trạng thái khá hơn, vì vậy tờ báo đã miêu tả quyết định của [Tổng thống Ukraine] Zelensky chấp nhận lời đề nghị của ông Johnson là một ‘canh bạc thông minh’.
Nhưng hiện nay, trong nhận thức muộn màng, nó giống như một thảm họa.
Tình cảnh Afghanistan tái diễn?
Tôi biết một số các bạn có thể cảm thấy khó tin rằng thực tế tại chiến trường lại trái ngược với những gì đang nói trên các phương tiện truyền thông lớn [của Âu Mỹ].
Nhưng điều đáng nhắc lại là công chúng Mỹ chúng ta đã yên tâm trong hai thập kỷ rằng chúng ta đang chiến thắng ở Afghanistan. Tất cả các báo cáo đó hóa ra là một bộ dối trá khi quân đội Afghanistan mà chúng ta tưởng sẽ “đứng vững” đã sụp đổ chỉ trong vòng vài tuần.
Vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông đã ngừng đưa tin về Afghanistan, giống như họ đã ngừng đưa tin về Iraq, thay vì quy trách nhiệm cho bất kỳ ai.
Thật không may, dường như ở Ukraine chúng ta đang bước đến một kết quả tương tự như vậy.
Câu hỏi duy nhất là khi nào và bao lâu thì Biden sẽ có thể duy trì một cuộc chiến tranh ủy nhiệm mà lẽ ra có thể dễ dàng tránh được?
Từ khóa Chiến dịch mùa xuân 2023 Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine