Đông Phương: Dư luận quốc tế chuyển hướng về nguồn gốc Covid-19
- Đông Phương
- •
Cộng đồng y tế về bệnh truyền nhiễm thường tin rằng virus corona mới đến từ loài dơi. Nó truyền qua một loài khác và cuối cùng xâm nhập vào cơ thể người, gây ra các bệnh truyền nhiễm. Thông tin mới nhất được Hoa Kỳ công bố cách đây vài ngày cho thấy 3 nhân viên của Viện Virus học Vũ Hán, đã nhiễm bệnh vào tháng 11/2019. Lời tuyên bố virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán một lần nữa lại trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu.
Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.
Bác sĩ Fauci, cố vấn chính về các bệnh truyền nhiễm tại Nhà Trắng, trước kia cũng phủ nhận rằng virus bị rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Nhưng đến nay ông cũng đã thừa nhận có khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm và yêu cầu điều tra thêm thông tin. Các kênh truyền thông cánh tả cho rằng đây là thuyết âm mưu của phe bảo thủ, cũng bắt đầu kêu gọi điều tra sâu. Vậy bối cảnh đằng sau việc này là như thế nào?
Việc này liên quan đến một mỏ đồng bị bỏ hoang ở thị trấn Thông quan, huyện Mặc Giang, tỉnh Vân Nam. Nay đã trở thành hang dơi với một chiếc camera được lắp ở cửa hang. Vậy nên các nhà y học thường tin nơi đây là nguồn gốc sinh ra virus viêm phổi Vũ Hán.
Ngày 25/4/2012, một người đàn ông 42 tuổi được đưa vào Bệnh viện Côn Minh. Ông ấy bị ho, sốt và khó thở trong 2 tuần liên tiếp. Ngày hôm sau, 3 người đàn ông khác cũng nhập viện với các triệu chứng tương tự, với độ tuổi từ 32 đến 63 tuổi. Ngày thứ ba, một người đàn ông 45 tuổi khác cũng có triệu chứng tương tự phải nhập viện. Một tuần sau, một người đàn ông 30 tuổi khác tiếp tục nhập viện.
Họ đều có các triệu chứng của bệnh viêm phổi nặng rất giống nhau. Chụp cắt lớp phổi cho thấy cả hai lá phổi đều bị tổn thương và có hiện tượng mờ đục. Những triệu chứng này hiện đều là đặc trưng của chủng virus corona mới.
Trong đó 3 bệnh nhân có dấu hiệu huyết khối. Tắc nghẽn mạch máu cũng là một đặc điểm điển hình trong các biến chứng của virus corona mới. Tất cả 6 người này đều làm việc trong một mỏ đồng bỏ hoang ở thị trấn Thông Quan, tức là trong hang dơi. Họ làm việc ở đó trong 2 tuần, và 3 người trong số họ đã chết.
Sau khi sự việc xảy ra, các nhân viên của Viện Virus học Vũ Hán đã đến hang dơi để lấy mẫu. Trong 3 năm sau đó, họ đã nhiều lần đến thăm và phát hiện ra 293 chủng virus corona. Viện Virus học Vũ Hán đã công bố một bài viết ngắn về việc này. Nhưng ngoại giới biết rất ít về thông tin virus có liên quan mà họ thu thập được trong những năm qua. Giờ đây, cả thế giới lại đổ dồn sự chú ý vào Viện Virus học Vũ Hán, vì lo ngại rằng virus bị rò rỉ do Viện Virus học không quản lý thỏa đáng?
Đến nay, Viện Virus học Vũ Hán vẫn chưa đưa ra được câu trả lời đầy đủ. Những thông tin được tiết lộ không thể chịu được sự soi xét và tranh luận. Đây cũng là lý do khiến lĩnh vực bệnh truyền nhiễm trên thế giới cần được điều tra chuyên sâu.
Hiện giờ, ngay cả những chuyên gia trước đây giữ thái độ hoài nghi, cũng yêu cầu điều tra sâu. Bởi họ cho rằng điều tra của WHO đầu năm nay không đủ cơ sở để loại trừ giả thuyết virus Vũ Hán bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Ngày càng có nhiều chuyên gia y tế có quan điểm này .
Một thông tin chưa được tiết lộ trước đây cho thấy tháng 11/2019, ba nhân viên của Bộ phận nghiên cứu virus Vũ Hán đã được điều trị. Độ tin cậy của thông tin này hiện vẫn chưa rõ. Người phát ngôn của Nhà Trắng đã tiết lộ hôm thứ Hai rằng thông tin này đến từ nước ngoài. Các cơ quan tình báo vẫn cần xác nhận thêm. Nhưng tình báo mới đã tiếp tục kêu gọi điều tra nguồn gốc của virus trên toàn thế giới. Điều này cho thấy thông tin trên không phải là vô căn cứ.
Nhà Trắng yêu cầu WHO tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và chuyên sâu về khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Hơn nữa cuộc điều tra này không chỉ giới hạn ở Viện Virus học Vũ Hán, mà còn gồm cả các phòng thí nghiệm khác ở Vũ Hán. Cuộc điều tra cần bao gồm các chuyên gia về an toàn phòng thí nghiệm sinh học, phải kiểm tra các ghi chép về an toàn của các phòng thí nghiệm và phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở đây. Ngay cả ông Tedros, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng yêu cầu như vậy.
Tuy nhiên, việc tiến hành các cuộc điều tra chuyên sâu không hề dễ dàng. Bắc Kinh có quyền phủ quyết trước WHO. Bắc Kinh vẫn luôn bác bỏ thông tin virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Bắc Kinh cũng yêu cầu WHO điều tra nguồn gốc virus ngoài Trung Quốc, đặc biệt là khả năng virus có xuất xứ từ Mỹ.
Năm ngoái, 27 nhà khoa học đã đưa ra một bức thư ngỏ, chỉ trích tuyên bố virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm virus là một thuyết âm mưu. Ba trong số họ hiện đã thay đổi quan điểm của mình và tin rằng cần phải điều tra thêm. Ông Bernard Roizman là một người trong số đó. Ông là một chuyên gia về virus học tại Đại học Chicago. Ông cho biết hiện ông ấy tin rằng virus corona mới đã được thu thập tại Viện Virus học Vũ Hán, và sơ suất của nhân viên đã khiến virus bị rò rỉ.
Ngày 13/5 năm nay, 18 nhà khoa học từ Đại học Harvard, Đại học Stanford và Đại học Yale đã công bố một bức thư ngỏ trên một tạp chí khoa học. Bức thư yêu cầu điều tra khả năng virus viêm phổi Vũ Hán bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Đồng thời kêu gọi Viện Virus học công khai hồ sơ.
Ông Ralph Baric, nhà vi trùng học tại Đại học Bắc Carolina, cũng là 1 trong 18 nhà khoa học đó. Bản thân ông đã hợp tác nghiên cứu với Viện Virus học Vũ Hán. Đề tài nghiên cứu là tiến hành thực nghiệm tạo ra một chủng virus corona mới có thể lây nhiễm sang người. Trong một email, ông Baric nói rằng dựa trên cấu trúc sinh học của virus corona mới, lẽ ra nó phải được tạo ra trong tự nhiên và sau đó truyền sang người. Đây là con đường có khả năng cao nhất, nhưng cần phải điều tra và công khai hồ sơ của phòng thí nghiệm, nhằm xác nhận nguồn dịch.
Tại thị trấn Thông Quan, huyện Mặc Giang, tỉnh Vân Nam, con đường dẫn đến hang dơi đã được dựng rào chắn, và có người canh gác. Trong vài tuần qua, các phóng viên nước ngoài đã bị chặn, họ không được vào thị trấn Thông Quan. Một lý do được đưa ra là phía trước có voi rừng.
Một phóng viên của tờ “Wall Street Journal” đã đạp xe leo núi đến hang dơi và bị cảnh sát tạm giữ. Sau 5 giờ thẩm vấn, những bức ảnh chụp trên điện thoại di động của anh đã bị xóa. Người dân gần đó tiết lộ rằng chính quyền địa phương đã cảnh báo họ không được nói về hang dơi với người ngoài. Theo hiện tượng mà phóng viên quan sát được, gần đó không có dấu hiệu sơ tán, cũng không có dấu hiệu của các nhà nghiên cứu ra vào điều tra. Cửa hang cỏ dại mọc um tùm, hầu như không ai vào được.
Đối với dư luận quốc tế ngày nay, muốn điều tra nguồn gốc của virus, họ chỉ có thể đổ lỗi cho chính ĐCSTQ, và đổ lỗi cho sự mâu thuẫn trong những lời ĐCSTQ đã nói. Từ tháng 7 đến tháng 10/2012, Viện Virus học Vũ Hán đã thu thập 13 mẫu máu từ 4 thợ mỏ. Sau các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, Viện này khẳng định rằng không tìm thấy dấu vết của virus SARS.
Tuy nhiên, vào năm 2016 dưới sự chỉ đạo của ông Cao Phúc, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Trung Quốc, một luận án tiến sĩ nói rằng kháng thể virus SARS đã xuất hiện trong cơ thể 4 người thợ mỏ, tiền hậu bất nhất (trước sau bất đồng).
Sau khi dịch bệnh bùng phát, các nhà nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán cũng cho biết họ đã phân tích lại các mẫu được giữ lại vào năm ngoái, và kết quả là không có sự lây nhiễm virus SARS nào.
Vấn đề là bản thân lời giải thích này thật khó tin. Nghĩa là Viện Virus Vũ Hán vẫn bảo tồn 8 loài virus corona chủng SARS khác được thu thập trong mỏ, và không ai biết đến sự tồn tại của chúng! Điều này đặt ra một câu hỏi mới, một câu hỏi mà các nhà khoa học đang đặt ra: Các chuỗi virus chưa được công bố mà Viện Virus học Vũ Hán lưu giữ hiện đang ở đâu?
Mô tả của Viện Virus học Vũ Hán về sự cố lây nhiễm của thợ mỏ ở Mặc Giang rất mơ hồ. Cơ sở dữ liệu về mầm bệnh virus được tích lũy lâu ngày, cũng biến mất, mà không có bất kỳ lời giải thích nào. Họ từ chối trao đổi sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm với các nhà nghiên cứu.
Theo bạn, sự mâu thuẫn trong phân tích của các nhà nghiên cứu về căn bệnh của những người thợ mỏ ở Mặc Giang, liệu có thể không khiến sự nghi ngờ dấy lên trong lòng mọi người?
Đông Phương, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa COVID-19 Nguồn gốc COVID-19 nguồn gốc virus corona Đông Phương Dòng sự kiện virus corona