Đức và Anh thề sẽ không nhập năng lượng từ Nga dù chiến tranh Ukraine kết thúc
- Nhật Tân
- •
Các quan chức Đức và Anh thề rằng sẽ không lại nhập năng lượng của Nga, dù sau khi chiến tranh Ukraine kết thúc.“Quan hệ này đã kết thúc,” theo Miguel Berger – Đại sứ Đức tại Anh, nói hôm Thứ Tư ở Diễn đàn Năng lượng Thông minh. “Sẽ không quay lại,” theo Graham Stuart – Bộ trưởng Năng lượng Anh và Net Zero, Bloomberg đưa tin hôm 18/10.
Kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra, phương Tây đã triển khai các biện pháp cắt giảm nhập khẩu năng lượng (chủ yếu là dầu khí, và than) từ Nga, mặc dù Nga là nguồn cung hàng đầu các nhiên liệu này.
Các lệnh cấm vận, và vụ nổ đường ống Nord Stream 1 & 2 dẫn dầu khí từ Nga tới Đức hồi năm ngoái, cũng là các nhân tố làm giảm đáng kể các hoạt động thương mại.
Hiện nay, các nhiên liệu đốt nhập từ Moskva chiếm chưa đến 10% nhu cầu năng lượng của châu Âu. Trước khi chiến tranh, năm 2021, khí đốt của Nga chiếm khoảng 45% lượng mua của EU và gần 40% lượng tiêu thụ nhiên liệu của nước này.
Đối với Anh thì không có khác biệt lớn, vì Anh chỉ nhập khẩu khoảng 4% khí đốt và 9% dầu thô từ Nga vào năm 2021. Nhưng đối với Đức, thì việc cắt nhập khẩu từ Nga đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn.
“Tình hình rất khó khăn,” ông Berger thừa nhận. Giá khí đốt sẽ tiếp tục cao đang tạo ra “áp lực liên tục cho Đức và ngành công nghiệp nước này.”
Việc nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga hầu hết đã bị dừng lại, nhưng các nước thành viên EU vẫn tiếp tục mua khối lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga, bất chấp cam kết của EU rằng ngừng tiêu thụ năng lượng của Nga theo các lệnh trừng phạt kinh tế.
Tây Ban Nha, Pháp, và Bỉ nằm trong số các quốc gia tăng cường mua nhiên liệu siêu lạnh từ Nga, bất chấp bị một số quan chức EU nhiều lần kêu gọi chấm dứt làm việc đó.
EU cũng đã tăng cường nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Ấn Độ. Trong khi đó, Ấn Độ là một trong những nước mua dầu lớn nhất của Nga. Điều này làm dấy lên lo ngại ở EU rằng cấm vận năng lượng với Nga đang là hành động bịt tai trộm chuông mà thôi, mà trên thực tiễn EU vẫn phụ thuộc vào nguồn cung dầu thô của Nga một cách trực tiếp, hoặc một cách gián tiếp qua các bên thứ ba làm thao tác tinh chế.
Từ khóa quan hệ Nga - Đức ngành năng lượng Chiến tranh Nga - Ukraine Nord Stream