Ngày 23/9 tại Đại học George Washington (Mỹ), Ủy ban Quốc tế về Nhân quyền và Tự do Tôn giáo (ICHRRF) đã tổ chức hội thảo “Những cuộc diệt chủng bị lãng quên”, tập trung vào những cuộc diệt chủng xảy ra trên khắp thế giới.

id14080199 001 convention 600x400 1
Hội thảo “Những cuộc diệt chủng bị lãng quên”. (Ảnh: Yiping/Epoch Times)

Riêng về vấn đề Trung Quốc, Giáo sư Nie Sen tại Đại học Công giáo Mỹ đã sử dụng một lượng lớn dữ liệu và hình ảnh lịch sử để chứng minh cuộc đàn áp người dân Trung Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ năm 1949 đã gây ra 80 triệu cái chết bất thường, vượt số người chết của cả hai thế chiến cộng lại. Những người tham gia bày tỏ “cảm thấy sốc”, qua đó kêu gọi cộng đồng quốc tế cần chung tay ngăn chặn tội ác này.

Giáo sư Nie Sen đã giảng dạy tại Đại học Công giáo Mỹ ở Washington, D.C. trong 40 năm, có 14 năm giữ chức vụ Trưởng khoa Kỹ thuật Cơ khí của trường, ông đã xuất bản hơn 100 bài báo khoa học, nắm giữ 8 bằng sáng chế, giành được nhiều giải thưởng quốc tế, ông cũng là giáo sư danh dự ở Đài Loan và tại 6 trường đại học ở Đại Lục.

id14080200 002 nieh 450x253 1
Giáo sư Nie Sen của Khoa Cơ khí tại Đại học Công giáo Mỹ phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Nancy/Epoch Times)

Nói về sự tàn bạo của ĐCSTQ

Trong bài phát biểu có tựa đề “Cách mạng Văn hóa và Diệt chủng ở Trung Quốc”, Giáo sư Nie Sen đã mô tả ĐCSTQ đã phá hủy các tín ngưỡng và giá trị truyền thống như thế nào qua “10 năm thảm họa” của Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976): các tu viện, chùa Đạo giáo, tượng Phật, di tích lịch sử, thư pháp và tranh vẽ…. bị phá hủy; ít nhất 7,73 triệu người chết bất thường trong Cách mạng Văn hóa.

Ngày Nhân quyền Thế giới năm 2021, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Robert Destru nói rằng cho đến nay nhà cầm quyền ĐCSTQ vẫn đang tiếp diễn 3 cuộc diệt chủng, đó là vụ thảm sát 12 triệu người Duy Ngô Nhĩ, 7 triệu người Tây Tạng, và 70 – 100 triệu học viên Pháp Luân Công.

Giáo sư Nie Sen mô tả cuộc đàn áp tàn bạo trong 24 năm qua do ĐCSTQ phát động chống lại các học viên Pháp Luân Công – những người tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”:

“Chứng kiến ​​sự lan rộng và phổ biến nhanh chóng của Pháp Luân Công ở Trung Quốc, ĐCSTQ thời lãnh đạo Giang Trạch Dân đã nhất quyết đàn áp Pháp Luân Công vì sợ hãi và ghen tị. Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ bắt đầu mở chiến dịch đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công: Hàng triệu người tập Pháp Luân Công đã bị đuổi khỏi các cơ quan công quyền, buộc phải bỏ học, bị bắt cóc, bỏ tù, tra tấn, sát hại, và thậm chí còn bị thu hoạch nội tạng; cuộc đàn áp này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay”.

Ông cho những người tham gia xem hình ảnh các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn và bức hại, cũng như các phương pháp tra tấn tinh thần khác nhau mà ĐCSTQ sử dụng để buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Người tham gia: Cuộc bức hại chấn động

Được mời tham gia hội thảo có hàng chục người từ nhiều nhóm xã hội: chuyên gia và học giả, quan chức chính trị, giới truyền thông…

Nói về tội ác diệt chủng của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, luật sư người Mỹ Brett Chapman nói:

“Khi nhà cầm quyền một đất nước tự tung tự tác thực hiện hành vi tàn bạo đối với người dân của nước đó, cộng đồng quốc tế phải sẵn sàng can thiệp… Chúng tôi biết điều này (diệt chủng) đang xảy ra, đã đến lúc phải dừng lại. Họ nên biết chúng ta sẽ không tiếp tục làm ăn với họ, sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt, (cộng đồng quốc tế) cũng cần thực hiện nhiều hành động.”

id14080201 003 Brett 450x338 1
Luật sư Brett Chapman (đầu tiên từ phải sang) người Mỹ. (Ảnh: Nancy/Epoch Times)

Người chủ trì hội thảo là cựu Đại sứ Pradeep Kapur trú tại Ấn Độ, ông đã bị sốc trước bài phát biểu của Giáo sư Nie Sen. Ông nói:

“Kể từ Cách mạng Văn hóa, tôi đã luôn tìm hiểu về các sự kiện và bối cảnh xảy ra ở Trung Quốc cũng như hàng triệu người Trung Quốc đã chết như thế nào. Nhưng ngày hôm nay tôi rất sốc khi nghe bài phát biểu của Giáo sư Nie và thấy thông tin mô tả chi tiết, [lâu nay] tôi không biết (cuộc đàn áp) có thể đến mức độ đó, giờ đây tôi hiểu hơn bao nhiêu gia đình bị tan cửa nát nhà như thế nào, người dân bị giết như thế nào, họ bị (ĐCSTQ) giết hại như thế nào, số người chết vì ĐCSTQ còn lớn hơn số người chết tự nhiên, đó là điều làm tôi thấy sốc và tôi chưa bao giờ cảm thấy sốc như vậy.”

Đại sứ Kappel cho rằng cộng đồng quốc tế nên kêu gọi mọi người quan tâm đến (cuộc đàn áp của ĐCSTQ) để thêm nhiều tiếng nói cho những người bị ĐCSTQ đàn áp, giết hại, đe dọa, buộc phải từ bỏ quyền tự do tín ngưỡng. Ông cũng chỉ ra rằng mặc dù cộng đồng quốc tế có trách nhiệm chấm dứt cuộc đàn áp, nhưng người dân Trung Quốc có trách nhiệm lớn hơn trong việc ngăn chặn sự tàn bạo của ĐCSTQ. Ông nói: “Họ nên công khai lên tiếng chống lại những kẻ phạm tội bạo lực, chống lại những kẻ ra lệnh diệt chủng và giết chóc”.

id14080202 004 450x338 1
Cựu Đại sứ Pradeep Kapur trú tại Ấn Độ chủ trì hội thảo. (Ảnh: Yiping/Epoch Times)

Thức tỉnh: 419 triệu người Trung Quốc ghi danh tẩy chay ĐCSTQ

Giáo sư Nie Sen giới thiệu tới mọi người cuốn sách Cửu Bình (9 bài bình về ĐCSTQ) xuất bản năm 2004. Ông nói rằng “Cửu Bình” đã vạch trần thủ đoạn dối trá của ĐCSTQ cùng lịch sử giết người bạo lực và tội ác diệt chủng của nhà cầm quyền toàn trị này, qua đó kêu gọi thế giới nhận ra bản chất thực sự của họ và không còn ảo tưởng nào về họ.

Ông chia sẻ thêm rằng sau khi Cửu Bình được xuất bản thì đã diễn ra làn sóng người Trung Quốc trên khắp thế giới thoái xuất khỏi các tổ chức quan hệ với ĐCSTQ, hiện có 419 triệu người đã thoái xuất. Ông nói: “Nhiều người thoái Đảng bằng tên thật, nhưng cũng có những người ghi danh theo nhóm, ngày càng có nhiều người Trung Quốc mà trong thâm tâm của họ không còn muốn liên quan đến chế độ tà ác ĐCSTQ, không gì ngăn cản được họ thức tỉnh”.