Kim Jong-un lại “trở mặt”: Trò của Trung Quốc hay vì mục đích khác?
- Huệ Anh
- •
Hai bên Mỹ và Bắc Triều Tiên đang trong quá trình đàm phán chi tiết tiến trình thực hiện phi hạt nhân hóa tại Bắc Triều Tiên đã đạt được tại Hội đàm Trump – Kim ngày 12/6, nhưng ngay sau chuyến thăm thứ ba của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đến Bắc Triều Tiên (ngày 6/7) thì phía Bình Nhưỡng lại giở giọng cứng rắn với Mỹ; sau đó còn bỏ cuộc đàm phán về vấn đề trả hài cốt lính Mỹ; truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên thì tích cực đề cập về chủ trương “xây dựng cơ sở hạt nhân”. Những động thái khiến nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Triều Tiên đang đóng vai trò như một “viên đạn” của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) trong cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol (phải) tại Bình Nhưỡng ngày 7/7 (Ảnh Getty Images)
Vào ngày 12/6, tại Hội đàm Trump – Kim được tổ chức tại Singapore, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã cam kết với Tổng thống Mỹ Trump rằng sẽ triệt để thực hiện phi hạt nhân hóa. Vào ngày 13/7, Nhật báo Đông Á (Dong-a Ilbo) của Hàn Quốc đưa tin, trong một xã luận ngày 12/7 đăng trên phiên bản tiếng Anh của tờ Tin tức Lao động (Rodong) thuộc nhà nước Bắc Triều Tiên có đề cập “xây dựng kinh tế song hành cùng xây dựng hạt nhân”.
Theo Yonhap Hàn Quốc đưa tin, vào ngày 12/7, theo dự kiến đáng lẽ Mỹ và Bắc Triều Tiên tổ chức đàm phán về việc trao trả hài cốt lính Mỹ tại khu vực an ninh chung Bàn Môn Điếm (JSA), nhưng Bắc Triều Tiên đã không tham dự, và đã để đại diện của Mỹ phải chờ đợi thời gian dài 4 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, cùng ngày, Bắc Triều Tiên cũng đề xuất với Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc, muốn được đổi thời gian đàm phán vào ngày 15.
Hội đàm này được coi là xuất phát từ nhận thức chung mà Hội đàm Trump – Kim đạt được vào ngày 12/6 trước đó, hy vọng tìm được giải pháp xử lý đúng đắn vấn đề tù nhân chiến tranh trong cuộc chiến tranh với Hàn Quốc, vấn đề hài cốt lính Mỹ mất tích, và hài cốt lính Mỹ hiện đã được xác định giao lại cho Mỹ.
Trước đó, sau khi Trung Quốc và Mỹ áp đặt thuế quan lẫn nhau trị giá 34 tỷ đô la Mỹ, và thời điểm này trùng hợp với sự kiện lần thứ ba Ngoại trưởng Mỹ Pompeo thăm Bắc Triều Tiên, nhưng sau khi Pompeo rời Bình Nhưỡng thì bất ngờ Bắc Triều Tiên thay đổi thái độ cứng rắn với Mỹ, cáo buộc rằng Mỹ đã đề xuất “quy tắc phi hạt nhân kiểu cưỡng bức”.
Chuyến thăm thứ ba của ông Pompeo đến Bắc Triều Tiên chủ yếu là để thảo luận về chi tiết tiến trình thực hiện phi hạt nhân Bắc Triều Tiên, nhưng hai bên không thống nhất được quan điểm. Về vấn đề này, Tổng thống Trump đã ám chỉ rằng việc Bắc Triều Tiên thay đổi lập trường trong từ bỏ hạt nhân có nhiều khả năng là do Trung Quốc đang chơi trò đằng sau.
Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra, thái độ của Bắc Triều Tiên đối với Mỹ đột nhiên thay đổi. Về vấn đề này, ngày 09/7 Nhật báo Kinh tế Hồng Kông có chỉ ra việc thay đổi đột ngột trong quan hệ Mỹ – Triều, và lại xuất hiện thái độ đối đầu, khiến giới quan sát có suy đoán rằng: có thể Bắc Kinh đã chơi trò đằng sau và kích động lại con đường chống lại Mỹ của Bắc Triều Tiên; vì Trung Quốc đang trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, muốn dùng “quân bài Bắc Triều Tiên” phản công chính quyền Trump. Thông tin chỉ ra, trong cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, Bắc Triều Tiên có thể trở thành một trong những lá bài để Trung Quốc chống lại Mỹ, và quan điểm này cũng được thừa nhận phổ biến trong giới chính trị Mỹ.
Theo một phân tích của trang web BBC tiếng Trung, sau khi bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, nếu Trung Quốc không có đủ phương tiện kinh tế để cạnh tranh với các biện pháp trừng phạt của Mỹ, thì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ khởi động lại thủ đoạn chính trị.
Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa Lindsey Graham cho biết, Bắc Kinh đã sử dụng Bắc Triều Tiên là quân bài. Vì Bình Nhưỡng bất ngờ thay đổi thái độ cứng rắn đối với Mỹ, do đó tôi thấy bàn tay Trung Quốc có ở khắp mọi nơi.
Nhưng theo một phân tích từ Nhật báo Đông Á, lý do xảy ra điều này là vì Bắc Triều Tiên dùng cách gây xung đột với Mỹ nhằm mục đích để có được bảo đảm an toàn cho chế độ nhà họ Kim mang tính thực chất hơn từ chính quyền Trump, đây là một “chiến thuật vách đá” sở trường của Bắc Triều Tiên.
Cùng quan điểm, trong một tuyên bố ngày 12/7 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng cho biết, động thái chỉ trích Mỹ của Bắc Triều Tiên ngay sau chuyến thăm Bình Nhưỡng lần thứ ba của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo là một chiến lược thương lượng thường thấy của Bắc Triều Tiên.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Bắc Hàn Bắc Triều Tiên Mike Pompeo