Thủ phạm mổ cướp nội tạng từ những người vô tội còn sống bằng chính dao mổ của mình không phải là những kẻ duy nhất đồng lõa với tội ác cưỡng bức mổ cướp nội tạng. Im lặng cũng đồng nghĩa với việc đồng lõa.

Mo cuop noi tang
Hình mô phỏng bác sĩ Trung Quốc đại lục mổ cướp nội tạng.

Đó là một trong những lập luận được đưa ra tại hội nghị bàn tròn trực tuyến ngày 23/3 được tổ chức bên lề cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Tại đây, hội đồng bao gồm một nhà lập pháp Vương quốc Anh, các bác sĩ, luật sư và các nhà hoạt động đã thảo luận về việc thiếu hành động kéo dài suốt hơn một thập kỷ liên quan đến vấn nạn mổ cướp nội tạng của chế độ cộng sản Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn, dẫn đến cái chết của một số lượng lớn các tín đồ tôn giáo.

Bằng chứng về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng dưới sự giám sát của chính quyền Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006. Thời điểm đó, nhiều nhân chứng đã đến gặp The Epoch Times để chứng thực về sự tồn tại của một vấn nạn khủng khiếp, về cơ bản đã biến một nhóm lớn các tù nhân lương tâm Trung Quốc, mà nhiều người trong số họ là học viên Pháp Luân Công, trở thành một ngân hàng nội tạng sống.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện Phật gia dựa trên các nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, bao gồm năm bộ bài công pháp nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả tích cực trong việc ổn định xã hội và nâng cao tố chất thân thể, đạo đức của con người. Năm 1999, vì thấy rằng số lượng người học Pháp Luân Công đã vượt quá số đảng viên, xuất phát từ tâm lý sợ hãi, ĐCSTQ đã ra lệnh đàn áp triệt để Pháp Luân Công. Kể từ đó, hàng triệu học viên của môn tu luyện này đã bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động và các cơ sở khác.

ĐCSTQ không ngừng lừa dối để che giấu tội ác

Kể từ xuất hiện những báo cáo đầu tiên về nạn mổ cướp nội tạng, đã 16 năm trôi qua và tiến độ ngăn chặn hành vi bất chính này vẫn còn chậm chạp, trong khi nhận thức còn nhiều hạn chế. Các nghị quyết của Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội EU đã lên án vấn đề này, trong khi một số quốc gia đã ngừng hoạt động du lịch nội tạng. Tuy nhiên, không có luật hiện hành nào đủ để quy trách nhiệm cho thủ phạm.

Một phần của tình trạng chưa có hành động đủ để chặn đứng tội ác này là do thiếu hiểu biết về sự nghiêm trọng của vấn đề, bao gồm cả những người trong cộng đồng cấy ghép. Tiến sĩ Weldon Gilcrease, một chuyên gia về ung thư đường tiêu hóa tại Đại học Utah ước tính, chỉ có khoảng 5 đến 10% số người trong cộng đồng y tế biết đến nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Ngay cả trong số những người nhận thức được, nhiều người tỏ ra thụ động về vấn đề này, hy vọng nó sẽ tự biến mất theo cách nào đó, ông nói với hội đồng.

Theo ông Gilcrease, khi chính quyền Trung Quốc tuyên bố ngừng sử dụng nội tạng của tử tù và thiết lập hệ thống hiến tạng tự nguyện vào năm 2015, không ít người trong cộng đồng y tế chỉ đơn giản là bày tỏ “hy vọng là chúng ta có thể tin tưởng và hợp tác với họ”.

Ông nói thêm, đó cũng là lập trường của thế giới khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới.

“Hy vọng của chúng tôi là thuyết phục hoặc tác động đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bằng đạo đức, giá trị và y đức của chúng tôi. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra,” tiếp tục, đồng thời tiết lộ, chín nhà khoa học y tế hàng đầu ở Hoa Kỳ đã rời bỏ các tổ chức tương ứng của họ do mối quan hệ không được tiết lộ với ĐCSTQ.

Năm 2020, Tòa án Nhân dân Độc lập không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy chế độ Trung Quốc đã ngừng giết người để lấy nội tạng.

Tòa án cho hay, việc các chính phủ không điều tra được tội ác này “đã khiến nhiều người chết một cách khủng khiếp”.

160821094522100484
Luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada David Matas (Ảnh: Epoch Times)

Luật sư nhân quyền người Canada David Matas đã nhận xét khi đề cập đến cộng đồng y tế quốc tế, ĐCSTQ đã “xoay vòng” những người này khi liên tục đưa ra các luận điệu như: “Chúng tôi sẽ tiến hành thay đổi theo như các vị muốn, chúng tôi đã tiến hành các thay đổi như các vị mong muốn muốn; chúng tôi sẽ thay đổi luật, chúng tôi đã thay đổi luật ‘, v.v..” 

“Nhưng không có cuộc điều tra nào cả,” ông khẳng định. “Không có sự minh bạch, không có nghiên cứu nào cả, đó chỉ là một kiểu ngụy biện và tất nhiên những người này không muốn thừa nhận họ đã bị lừa.”

Ông Gilcrease cùng những người khác trong hội đồng nhìn nhận, ngành y tế phương Tây hầu như không thực hiện tốt công việc chính sách của mình. Họ tham khảo một báo cáo rằng, từ năm 2000 đến năm 2017, hơn 99% trong số 445 bài báo nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí y khoa tiếng Anh có uy tín, trong đó sử dụng dữ liệu cấy ghép nội tạng Trung Quốc đều không thể hiện bằng chứng về sự đồng ý của người hiến tặng. Con số này lên đến 85.000 ca cấy ghép.

ĐCSTQ gây sức ép khiến nhiều quốc gia phải im lặng

Các thành viên trong hội đồng cho biết, chế độ Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình để buộc nhiều quốc gia giữ im lặng về vấn đề này.

Tại một sự kiện của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cách đây một thập kỷ, luật sư nhân quyền người Tây Ban Nha Carlos Iglesias đã có bài phát biểu dài 3 phút lên án cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân vì đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999.

“Trước khi chương trình nghị sự có thể được đưa ra thảo luận, đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành ‘nói chuyện’ với từng quốc gia để họ bỏ phiếu cho việc ‘không có hành động’ ngay lúc đó,” luật sư Iglesias lưu ý khi đề cập đến nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn sự giám sát của cơ quan đối với các hành vi vi phạm nhân quyền của họ.

Năm 2007, một năm sau khi cáo buộc cưỡng bức mổ cướp nội tạng lần đầu tiên được đưa ra, hàng chục bác sĩ phẫu thuật có liên quan của Pháp đã ký một đơn kiến ​​nghị mà họ dự định gửi tới các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước. Đó là cũng là thời điểm một năm trước khi Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Mùa hè.

Nhưng một trong những bác sĩ có liên quan, ông Francis Navarro, một bác sĩ phẫu thuật và giáo sư tại Trung tâm Hospitalier Universitaire de Montpellier, được chính quyền phản hồi rằng, “trước hết cần bình tĩnh và cuối cùng là càng im hơi lặng tiếng về vấn đề này càng tốt. Bởi vì với Trung Quốc, đây không phải là lúc để đưa vấn đề này ra”, ông kể lại tại một hội nghị năm 2013 nhằm nâng cao nhận thức về nạn mổ cướp nội tạng.

Tại Pháp, các nhóm y đức bao gồm Hiệp hội các bác sĩ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng (DAFOH) đã cố gắng ít nhất ba lần thúc đẩy các biện pháp lập pháp nhằm cấm du lịch cấy ghép nội tạng. Nhưng mỗi lần, chính phủ đều từ chối vì cho rằng có quá ít người Pháp ra nước ngoài để cấy ghép nội tạng, Tiến sĩ Harold King, giám đốc chi nhánh của DAFOH tại Pháp, nói với The Epoch Times.

Tuy nhiên, DAFOH phát hiện ra trong năm 2014, có tới 300 người Pháp biến mất khỏi danh sách chờ ghép tạng của đất nước mỗi năm mà không có lời giải thích nào. Ông nhận định, đó là dấu hiệu cho thấy họ có thể đã đến Trung Quốc để ghép tạng.

Hơn hai thập kỷ đã trôi qua, kể từ khi chế độ Trung Quốc bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, các nhà nghiên cứu nhận thấy cường độ của chiến dịch này đã phát triển song song với ngành cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.

Luật sư Iglesias của Tây Ban Nha, cũng là giám đốc châu Âu của Tổ chức Luật Nhân quyền cho biết, từ năm 2014 đến năm 2017, Đại học Barcelona vẫn tiến hành đào tạo cho các bác sĩ y tế Trung Quốc về cấy ghép nội tạng, mặc dù đã được cảnh báo về hành vi mổ cướp tạng.

“Đó là một thỏa thuận thương mại được thanh toán sòng phẳng bằng tiền của ĐCSTQ,” ông Iglesias trao đổi với The Epoch Times.

“Có những mối liên hệ giữa các quan chức y tế cấp cao và ĐCSTQ,” ông nêu rõ tại hội nghị bàn tròn.

Ông kết luận: “Họ phải tránh xa tội ác này. Ngay cả khi họ không biết rõ, nhưng trên thực tế, những gì đang diễn ra chính là đồng lõa [ĐCSTQ].”

“Vì vậy, đã đến lúc thức tỉnh.”

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)