“Một vành đai, Một con đường”: Tỷ lệ ung thư một thành phố ở Serbia cao gấp 4 lần trong 8 năm
- Vương Quân
- •
Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Chính phủ Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối ngày càng tăng trên khắp thế giới do các rủi ro về nợ nần và ô nhiễm môi trường. Cách đây 5 năm, công ty thép lớn thứ hai của Trung Quốc đã mua lại một nhà máy thép Serbia ở Đông Nam Âu. Cũng từ đó, ô nhiễm môi trường khiến người dân địa phương rơi vào vũng lầy của căn bệnh ung thư.
Smederevo, thủ phủ hành chính của quận Podunavlje miền đông Serbia, nằm bên dòng sông Danube xinh đẹp. Phong cảnh tuyệt vời này đã bị bao phủ bởi lớp bụi đỏ dày qua năm tháng.
Theo đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD), ông Zuo Lan (phiên âm), một người dân địa phương ở đây cho biết: “Mọi thứ phải làm trong nhà. Chúng tôi không ra ngoài và không dám ra ngoài, bởi vì (ở khắp mọi nơi) khói bụi và ô nhiễm, chúng tôi đang hít phải tất cả những thứ này.”
Điều đáng sợ hơn nữa là tại thành phố với dân số vỏn vẹn 100.000 người này, số người mắc bệnh ung thư đã tăng gấp 4 lần trong vòng 8 năm.
Và tất cả điều này xảy ra kể từ năm 2016, khi công ty thép lớn thứ hai Trung Quốc là Tập đoàn Hà Cương mua lại một nhà máy thép địa phương.
Vào năm 2018, một cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ coi đây là hoạt động quảng bá sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” và thậm chí đã đến đây để sản xuất một tập của chương trình. Một phóng viên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết, cách thành phố Pozarevac không xa có một thành phố tên là Smederevo, sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” là một dự án hợp tác quan trọng với Serbia và Công ty TNHH HBIS Serbia đang đặt tại đây.
Tuy nhiên, các công ty do Trung Quốc tài trợ lại phớt lờ các tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường của châu Âu. Bụi đỏ và bụi đen do các nhà máy thép thải ra khắp nơi đã trở thành cơn ác mộng kéo dài đối với tất cả người dân địa phương.
Người dân ở đây bất mãn nói rằng ngày nay ô nhiễm đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Bụi nhờn hít vào phổi gây khó thở, quần áo phải phơi trong nhà rất khó chịu.
Trước bài học cay đắng đó, chính phủ Serbia phải đối mặt với thực tế, Phó Thủ tướng Serbia cuối cùng tuyên bố rằng nếu không thể giảm thiểu ô nhiễm thì nhà máy thép phải bị phạt hoặc đình chỉ hoạt động.
Cộng hòa Dân chủ Congo đình chỉ giấy phép khai thác vàng của 6 công ty khai thác Trung Quốc
Cộng hòa Dân chủ Congo (viết tắt là DRC) của châu Phi chính thức tham gia sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” vào tháng Giêng năm nay vì Trung Quốc đã miễn trừ cho các khoản vay nợ. 8 tháng sau khi tham gia sáng kiến này của Trung Quốc, Congo đã sử dụng lý do về ô nhiễm môi trường để đình chỉ giấy phép khai thác các công ty khai thác của Trung Quốc.
Tỉnh Sud – Kivu của Congo thông báo đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 9 công ty khai thác, 6 trong số đó là của Trung Quốc.
Một số nhà bảo vệ môi trường cáo buộc rằng do nhu cầu gỗ đỏ rất lớn của Trung Quốc nên đã xảy ra việc chặt gỗ đỏ bất hợp pháp, hầu hết là do các công ty Trung Quốc. Từ năm 2001 đến năm 2020, Congo (DRC) mất khoảng 15,9 triệu ha rừng che phủ, chiếm 8% diện tích rừng của cả nước.
Dự án đập mang lại đau khổ cho hàng chục triệu người trong đó có Campuchia, Việt Nam
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đưa ra một báo cáo trong đó cáo buộc việc Trung Quốc xây dựng dự án “Một vành đai, Một con đường” ở Campuchia đã gây thiệt hại đến đời sống và sinh kế của người dân bản địa và các dân tộc thiểu số.
Báo cáo có tiêu đề “Ngâm trong nước: Tác động nhân quyền của dự án ‘Một vành đai, Một con đường’ của Trung Quốc ở Campuchia”. Nội dung của báo cáo dài 137 trang này phân tích cách dự án Đập Lower Sesan 2 do Bắc Kinh hậu thuẫn đã gây ra việc hơn 5.000 người sống ở đó phải di dời và việc sinh kế của hàng chục ngàn người ở thượng nguồn và hạ lưu bị phá hủy. Còn tập đoàn China Huaneng, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng dự án, đã không hoàn thành trách nhiệm trợ cấp và chăm sóc.
Con đập đã gây tác động lớn đến thu nhập ngư nghiệp. Do nhiều loại cá bị ngăn cản di cư, điều cực kỳ quan trọng đối với quá trình sinh sản của chúng, do đó sản lượng thủy sản đã giảm mạnh.
Ngoài ra, các chuyên gia thủy sản và sinh thái cảnh báo, dự án Đập Lower Sesan 2 đang làm giảm sản lượng thủy sản trên toàn hệ thống sông Mekong, liên quan đến hàng chục triệu người ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Lào.
Các vấn đề tiềm ẩn trong Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Myanmar
Ngoài rủi ro về nợ, còn có các vấn đề môi trường ẩn dưới Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Myanmar. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn như “sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” có thể dễ dàng gây ra những tác động không thể đảo ngược đối với môi trường địa phương, đặc biệt là mất rừng, có thể dẫn đến biến đổi khí hậu hoặc thiên tai.
Cảng nước sâu Kyaukphyu – Một mắt xích trong sáng kiến Một vành đai, một con đường của Trung Quốc. (Ảnh: kpsez.org)
Ví dụ, cảng Kyaukphyu, đường ống dẫn dầu và khí đốt dài 771 km từ Kyaukphyu đến Trung Quốc, cũng như các mỏ đồng và niken Letpadaung ở thị trấn Salingyi gần thành phố Monywa vùng Sagaing, Myanmar, đã gây ra các vấn đề môi trường trong khu vực địa phương. Điều này đã dẫn đến sự tích tụ bất mãn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lòng người dân Myanmar.
Vương Quân/ Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Myanmar Congo sáng kiến 'Vành đai và Con đường' Con đường tơ lụa mới Dòng sự kiện Đập Lower Sesan 2 nhân quyền tại Campuchia