Mỹ- Trung tách rời hoàn toàn thì ai sẽ tổn thất lớn hơn?
- Lâm Nghiên
- •
Cục diện căng thẳng Mỹ – Trung ngày càng gay gắt, và chủ đề hai nước liệu có hoàn toàn tách rời hay không cũng ngày càng thu hút được sự chú ý. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhiều lần tuyên bố “tách rời triệt để là không hiện thực”, đều có tổn hại đối với hai nước. Tuy nhiên, chuyên gia phân tích cho rằng hiển nhiên bên tổn lại lớn hơn là Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc dựa vào Mỹ nhiều hơn.
Ông Michael Beckley, Phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tufts (Mỹ), chuyên nghiên cứu về thực lực quốc gia và thực lực quân đội Trung Quốc, gần đây khi trả lời phỏng vấn của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã cho biết, trong 30 hoặc 40 năm trước đây, Mỹ tiếp xúc với Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu của việc Trung Quốc trỗi dậy. Không có thị trường phương Tây, công nghệ của phương Tây, vốn của phương Tây thì Trung Quốc không thể trỗi dậy được. Còn Trung Quốc (ĐCSTQ) chơi trò này lại rất giỏi, một phương diện là duy trì mối quan hệ với phương Tây, từ đó có thể có được tất cả những thứ kể trên, đồng thời lại tạo sự chuyển ngoặt thực lực quốc gia của mình để bắt đầu đưa ra yêu cầu của bản thân mình và cưỡng bức phương Tây chấp nhận, hoặc biến đổi nền tảng đàm phán song phương ban đầu.
Michael Beckley: Về đối ngoại, ĐCSTQ phụ thuộc rất nghiêm trọng
Ông Michael Beckley cho biết, giả dụ Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn tách rời về kinh tế, hiển nhiên hai bên đều tổn thất rất lớn. Nhưng bạn cần nhìn xem bên nào phụ thuộc vào thị trường của đối phương nhiều hơn. Quy mô thị trường của Mỹ gấp 3 lần thị trường trong nước Trung Quốc. Mức tiêu dùng của Trung Quốc dừng lại mức 35% GDP của họ, đây là một mức vô cùng thấp. Do đó Trung Quốc cần xuất khẩu sang các nước giàu có trên thế giới hơn.
“Ai phụ thuộc nhiều hơn ai? Giả dụ Trung Quốc không có chip máy tính từ phương Tây hoặc thiết bị bán dẫn mà phương Tây sản xuất thì máy tính Trung Quốc không thể vận hành được. Ở những phương diện này, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối. Mỹ phối hợp vùng các nước khác đánh bại công ty công nghệ dẫn đầu của Trung Quốc như Huawei, biện pháp sử dụng là không để cho họ có được công nghệ quan trọng, nhất là bán dẫn.” Ông Michael Beckley nói, Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng ngày càng phụ thuộc vào các nước khác để có được dầu mỏ và thực phẩm. Bắc Kinh hiện giờ cũng thấy được phản ứng dữ dội của chủ nghĩa bảo hộ của các nước trên thế giới. Chính quyền Biden của Mỹ tiếp tục thực thu thuế quan mang tính trừng phạt đối với Huawei từ thời chính quyền Trump, và hiện tại loại thuế quan này đã trở thành một loại hiện trạng.
Ông còn cho biết, hiện tại Liên minh châu Âu cũng đặt nghi ngờ về mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Một số quốc gia bỏ tiền ra cho công ty của họ để các công ty đó chuyển hoạt động kinh doanh ra khỏi Trung Quốc. Do đó, bạn có thể nhìn thấy mối liên hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước khác sẽ giảm thiểu.
Ông nói rằng mặc dù điều này có nghĩa là tất cả các nước đều sẽ chịu tổn hại ở một mức độ nào đó, nhưng tình huống của Trung Quốc nguy hiểm hơn. Do đó mặc dù ĐCSTQ đang cố gắng nâng cao năng lực kỹ thuật của mình. Nhưng nhìn chung các ngành nghề của Trung Quốc, ví dụ như trong công nghệ sinh học và công nghệ không gian, cho đến bất cứ ngành nghề nào liên quan đến máy tính, thì đều cần dựa vào công nghệ phương Tây. Trung Quốc cũng cần phụ thuộc vào nước ngoài để có được dầu mỏ và thực phẩm và có được thị trường.
“Trung Quốc (ĐCSTQ) phụ thuộc và nước ngoài vô cùng nghiêm trọng, điều này khiến hoàn cảnh bên ngoài của Trung Quốc vô cùng khó khăn”, ông Michael Beckley nói.
ĐCSTQ sợ tách rời
Quan chức ĐCSTQ từng nhiều lần lấy lý do hai bên tách rời nhau thì đều sẽ không có chỗ tốt để từ chối tách rời. Tháng 10 năm ngoái, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương ĐCSTQ Hàn Văn Tú cho biết, Trung Quốc và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, mối liên hệ kinh tế giữa hai nước là quyết định bởi tính bổ trợ cho nhau của kết cấu kinh tế song phương và tính cởi mở của kinh tế toàn cầu, “tách rời triệt để về cơ bản là không hiện thực”, đối với Trung – Mỹ và toàn bộ thế giới mà nói cũng không có chỗ tốt nào.
“Thực ra, thực sự muốn tách rời là ngày càng ít, thực sự muốn hợp tác là ngày càng nhiều”, ông nói.
Tháng 11 năm ngoái, tại hội nghị truyền hình của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình nói rằng sẽ không tìm cách “tách rời” hoặc làm vòng tròn nhỏ khép kín và loại bỏ Mỹ ra; “mở cửa là tiền đề quốc gia tiến bộ, đóng cửa ắt sẽ dẫn đến lạc hậu”. Ông còn nhấn mạnh “toàn cầu hóa” nền kinh tế.
Ngày 17/8 năm ngoái, tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đăng bài bình luận “‘Tách rời’ là sự nghịch chuyển của chiều hướng phán đoán sai lầm”. Bài viết đã liệt kê một loạt dữ liệu thương mại song phương Mỹ – Trung và các trường hợp doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Trung Quốc, cố gắng đưa ra chủ trương rằng kinh tế Mỹ – Trung cần ‘móc nối nhau’.
Cựu Tổng thống Trump khi còn tại nhiệm từng nhiều lần nhắc đến suy nghĩ muốn “tách rời” khỏi ĐCSTQ. Tháng 9 năm ngoái, ông Trump đề xuất kế hoạch ngăn chặn mối quan hệ phụ thuộc kinh tế của Mỹ và Trung Quốc. Ông cho biết, dù tách rời hay là tiếp tục áp thuế quan cao, thì Mỹ cần phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Ông Trump nói, nếu cắt đứt triệt để mối quan hệ với ĐCSTQ, mỗi năm nước Mỹ tiết kiệm được 500 tỷ USD. Điều mà ông Trump chỉ ra là con số bình quân mỗi năm Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc là khoảng 500 tỷ USD. Con số này không bao hàm tổn thất mà ĐCSTQ dùng các phương thức để đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Ông Gordon Chang, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, hồi tháng trước đã xuất bản một bài viết trên trang The Hill. Bài viết nói, kinh tế Mỹ – Trung tách rời thì có thể giúp giải quyết khủng hoảng biên giới Mỹ – Mexico. Ông cho biết, các nước tam giác phía bắc châu Mỹ như Guatemala, Honduras và El Salvador đang hứng chịu khủng hoảng kinh tế, một nguyên nhân quan trọng đó là 10 năm đầu thế kỷ này, lượng lớn cơ hội việc làm trong ngành sản xuất ở khu vực này đều bị mất vào tay Trung Quốc Đại Lục; do đó, việc “tách rời” sẽ khiến thị trường Mỹ trao cho các nhà sản xuất ở khu vực tam giác phía bắc này ưu đãi lớn hơn nữa, vừa có thể đảm bảo thịnh vượng lâu dài của khu vực rơi đang ở trong thế khó khăn kinh tế, cũng lại mang đến sự ổn định ở biên giới phía nam của Mỹ.
Ông Gordon Chang viết, ĐCSTQ vẫn luôn kiên trì cho rằng Mỹ – Trung tách rời là không thể xảy ra. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất ở khu vực tam giác phía bắc, “tách rời” sẽ trở thành điều không thể né tránh được, đặc biệt là khi các doanh nghiệp Mỹ đang tìm kiếm chuyển công xưởng đến nơi gần người tiêu dùng Mỹ hơn.
Theo Lâm Nghiên, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện mối quan hệ Mỹ - Trung Mỹ Trung tách rời