Nữ thị trưởng trẻ nhất Afghanistan bình tĩnh đối mặt với sự xuất hiện của Taliban
- Lý Tuyên
- •
Cô Ghafari, nữ Thị trưởng và nhân sĩ nữ quyền trẻ nhất của Afghanistan, nói với truyền thông Anh rằng cô đã bị dọa giết nhiều lần. Hiện giờ, khi Taliban lên nắm quyền trở lại, cô chỉ còn biết chờ bị hành quyết. Cô Malala Yousafzai, người đoạt giải Nobel Hòa bình người Pakistan, cũng bày tỏ sự lo lắng về tình hình ở Afghanistan, đặc biệt là sự an toàn của phụ nữ và trẻ em gái. Cô kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu hãy hành động khẩn cấp.
Cô Zarifa Ghafari, Thị trưởng của thành phố Maidan Shar, thuộc tỉnh miền Trung cho biết: “Tôi sẽ ngồi đây và đợi họ đến. Không ai có thể giúp tôi và gia đình tôi. Vì vậy tôi sẽ ngồi đây với gia đình và chồng mình. Họ sẽ tìm đến và giết những người như tôi. Tôi không thể rời bỏ gia đình của mình, huống hồ tôi còn có thể đi đâu được nữa đây?”
My dear homeland,
I know you are suffering and in pain 😢
I know it is hard for you because strangers burn you and seek your destruction 😢
But your real children who are looking to build you are very hard but with full courage trying to pull you out of these bad days 😍 pic.twitter.com/paQh0Nry4f— Zarifa Ghafari (@Zarifa_Ghafari) August 14, 2021
Cô Ghafari, 27 tuổi, là nữ Thị trưởng trẻ nhất của Afghanistan và là người phụ nữ đầu tiên bước vào Văn phòng Thị trưởng thành phố Maidan Shar thuộc tỉnh Wardak.
Theo New York Times, cô Ghafari được Tổng thống Ashraf Ghani bổ nhiệm vào năm 2018. Theo báo cáo, mặc dù trước đây cũng từng có nữ thống đốc và thị trưởng ở Afghanistan, nhưng cô ấy là một trong số rất ít phụ nữ nắm giữ các chức vụ công tại thành phố Maidan Shar khá bảo thủ này.
Cô Ghafari đã bảo vệ quyền phụ nữ ở Afghanistan trong nhiều năm. Cô cũng tổ chức các chương trình phát thanh của riêng mình và thành lập các tổ chức phi chính phủ, tập trung vào việc giúp đỡ phụ nữ độc lập về kinh tế. Việc lãnh đạo của cô ấy đã nhiều lần bị chống lại ở các tỉnh tương đối bảo thủ. Cô đã nhận được nhiều lời đe dọa đến tính mạng và đã sống sót sau vài lần bị tấn công.
Tháng 11/2020, ông Abdul Wasi Ghafari, cha của cô, bị ám sát ở thủ đô Kabul. Lúc đó cha cô đang là đại tá trong quân đội. Cô Ghafari tin rằng cái chết của cha mình là do Taliban gây ra.
New York Times cho biết khi được phỏng vấn, cô nói: “Họ không muốn tôi ở thành phố Maidan Shar, vì vậy họ đã giết cha tôi. Trái tim tôi tan nát và tôi không biết phải dựa vào ai khác. Nhưng dù chúng có đến bắt tôi lần nữa, tôi cũng sẽ không thu mình lại. Tôi không còn sợ chết nữa.”
Báo cáo chỉ ra rằng cùng với sự trỗi dậy của Taliban, cô Ghafari được chỉ định làm việc trong Bộ Quốc phòng tương đối an toàn ở Kabul. Cô phụ trách phúc lợi cho binh lính và dân thường bị thương do các cuộc tấn công khủng bố.
Hôm 15/8, ông Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban, hứa rằng tính mạng của phụ nữ và những người chống đối sẽ được bảo vệ.
Ngày 17/8, cô Malala Yousafzai, người đoạt giải Nobel Hòa bình người Pakistan, cho biết, cô rất lo lắng về tình hình ở Afghanistan, đặc biệt là sự an toàn của phụ nữ và trẻ em gái. Đồng thời cô kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu hãy hành động khẩn cấp.
Hãng Agence France-Presse (AFP) đưa tin, cô Malala nói rằng Tổng thống Mỹ Biden “còn rất nhiều việc phải làm” và phải “hành động mạnh dạn” để bảo vệ người dân Afghanistan. Cô cho biết mình đã cố gắng liên lạc với một số nhà lãnh đạo quốc tế.
Theo trang web chính thức của giải Nobel, năm 2014, cô gái 17 tuổi Malala đã được trao giải Hòa bình vì “đấu tranh cho trẻ em và thanh thiếu niên bị áp bức và đấu tranh cho quyền được giáo dục của tất cả trẻ em.”
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Newsnight” của BBC, cô Malala, 24 tuổi, cho biết: “Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng nhân đạo khẩn cấp. Chúng ta phải ủng hộ và hỗ trợ họ. Hơn nữa tôi rất lo lắng về tình hình hiện tại ở Afghanistan, đặc biệt là sự an toàn của phụ nữ và trẻ em gái tại địa phương.”
Cô nói mình đã liên lạc với một số nhà bảo vệ nhân quyền ở Afghanistan, gồm cả những người ủng hộ nữ quyền. Các nhà bảo vệ nhân quyền bày tỏ lo lắng và băn khoăn không biết cuộc sống trong tương lai sẽ ra sao.
Cô nói rằng cô đã viết thư cho ông Imran Khan, Thủ tướng Pakistan, yêu cầu ông tiếp nhận những người tị nạn Afghanistan. Đồng thời đảm bảo rằng tất cả trẻ em tị nạn “có thể tiếp cận với các kênh giáo dục, được an toàn và được bảo vệ, để chúng không mất đi tương lai của mình.”
Năm 11 tuổi, dưới bút danh BBC, cô Malala đã mô tả cuộc sống của mình dưới sự cai trị của Taliban Pakistan. Cô cũng đề xướng quyền được học hành của trẻ em gái. Năm 2012, cô Malala bị Taliban bắn trên xe buýt của trường và được đưa đến Anh để điều trị và định cư ở đó. Năm 2020, cô tốt nghiệp Đại học Oxford với học vị triết học, chính trị và kinh tế học.
Lý Tuyên, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Afghanistan Taliban Malala Yousafzai Zarifa Ghafari