Cuộc họp cấp cao giữa Trung Quốc và Mỹ tại Alaska vào ngày 18/3 đã diễn ra đặc biệt căng thẳng, hai bên đều cho thấy ‘mùi thuốc súng’ đậm đặc, trở thành tâm điểm của thế giới. Ngoài những vai chính được quan tâm, một vai phụ cũng đã trở thành tâm điểm: cô phiên dịch viên Trương Kinh (Zhang Jing) của phía Trung Quốc.

Zhang Jing
Người phiên dịch phía Trung Quốc bất ngờ được tìm kiếm nóng trong cộng đồng mạng người Hoa (Nguồn: Ảnh ghép).

Ở giai đoạn tuyên bố mở đầu cuộc đối thoại Mỹ – Trung đầu tiên thời chính quyền Tổng thống Biden, Ngoại trưởng Mỹ Blinken chỉ lên án ngắn gọn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vi phạm các quy tắc và đe dọa sự ổn định toàn cầu, ông dẫn minh chứng về các hành động của Trung Quốc ở Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan khiến Mỹ không thể làm ngơ. Cố vấn an ninh Mỹ Sullivan thì nói ngắn gọn rằng Mỹ không muốn xung đột với Trung Quốc, nhưng hoan nghênh tinh thần cạnh tranh quyết liệt.

Ngay sau đó, ông Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trung ương ĐCSTQ Dương Khiết Trì đã phản công quyết liệt, không chỉ yêu cầu Mỹ hãy quan tâm trước đến các vấn đề nhân quyền của chính nước Mỹ, mà còn chế nhạo Mỹ là nhà vô địch của các cuộc tấn công mạng, đồng thời yêu cầu Mỹ ngừng tuyên truyền nền dân chủ của Mỹ với thế giới: “Mỹ không đại biểu cho dư luận quốc tế. Dư luận phương Tây không được coi là dư luận quốc tế về mặt số lượng hay xu hướng thế giới. Hãy nghĩ xem trong lòng mình có chắc không. Bởi vì các vị không đại biểu (cho dư luận quốc tế), các vị chỉ có thể đại biểu cho Chính phủ Mỹ.”

Thậm chí sau khi phát biểu xong, ông Dương Khiết Trì trực tiếp quay sang gợi ý cho Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị tiếp tục nói thêm vài câu.

Trong thời khắc đó, cô phiên dịch Trương Kinh vội vàng nói: “Chờ cho… phiên dịch trước”.

Ông Dương Khiết quay đầu qua hỏi người phiên dịch: “Còn cần phiên dịch không?”

Người phiên dịch cười gượng gạo, không biết nên trả lời thế nào cho ổn, chỉ đành cúi đầu.

Ông Dương Khiết Trì tiếp tục nói: “Hãy dịch đi”.

Người phiên dịch gắng định thần rồi bắt đầu, nhưng ông Dương Khiết Trì lại nói chen trước, “Đây là một bài kiểm tra cho phiên dịch viên.” (“It’s a test for the interpreter!”).

Lúc này Ngoại trưởng Mỹ Blinken cũng nói chen vào: “Chúng ta nên tăng lương cho người phiên dịch”.

Ông Dương Khiết Trì đáp lại: “Đúng vậy” (Yeah).

Về thời lượng lời mở đầu cuộc đối thoại giữa ông Dương Khiết Trì và phái đoàn cấp cao Mỹ ngày hôm đó, theo đoạn ghi âm của Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Công cộng Mỹ (PBS) cho thấy, thời gian phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Blinken là 2 phút 27 giây, của Cố vấn an ninh Mỹ Sullivan là 2 phút 17 giây; còn của ông Dương Khiết Trì là 16 phút 14 giây, sau đó ông Vương Nghị nói thêm 4 phút 09 giây. Như vậy thời gian phát biểu khai màn của ông Dương Khiết Trì kéo dài hơn gấp 8 lần so với Ngoại trưởng Mỹ Blinken.

Màn trao đổi xoay quanh cô phiên dịch đã làm đã làm dấy lên tranh luận trong cộng đồng mạng người Hoa, không lâu sau đó cụm từ “người phiên dịch trực tiếp của cuộc đối thoại chiến lược cấp cao Mỹ – Trung là cô ấy” nhanh chóng trở thành cụm từ được tìm kiếm nóng trên mạng internet, từng có lúc lên vị trí thứ hai.

p2902251a19212199
Cụm từ ““người phiên dịch trực tiếp của cuộc đối thoại chiến lược cấp cao Mỹ – Trung là cô ấy” nhanh chóng lọt vào danh sách tìm kiếm nóng (Chụp màn hình Weibo)

Thông tin công khai cho thấy, cô Trương Kinh là một phiên dịch viên cấp cao của Ban Phiên dịch Bộ Ngoại giao ĐCSTQ. Từ tháng 11/2013, khi cô xuất hiện trong buổi họp báo tại kỳ họp đầu tiên của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 12 đã thu hút chú ý của giới truyền thông vì có vẻ ngoài giống nữ minh tinh Triệu Vy.

Trương Kinh là người gốc Hàng Châu, cô tốt nghiệp trường Ngoại ngữ Hàng Châu năm 2003, sau đó được cử đi học chuyên ngành tiếng Anh tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc, năm 2007 được chọn vào làm dịch viết tại Phòng Biên phiên dịch tiếng Anh của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ. Theo thông tin trên mạng, chồng cô cũng đang làm việc trong ngành ngoại giao.

Những thông tin dẫn lời các bạn học của Trương Kinh trước đây thời trung học cho biết thành tích học của cô luôn nằm trong top 5 của lớp, riêng về tiếng Anh cô luôn đứng nhất hoặc nhì trong các cuộc thi hùng biện tiếng Anh của trường. Một giáo viên chủ nhiệm của cô khi cô học trường trung học ở Hàng Châu cho biết, cô đã đạt thành tích xuất sắc trong ba năm trung học, hoàn toàn có khả năng vào các trường đại học tổng hợp như Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, nhưng cô chọn tiếp tục theo đuổi ước mơ vào Học viện Ngoại giao.

Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: