Theo các nguồn tin quân sự Ấn Độ, vào cuối tháng Tám, biên giới Trung – Ấn lại có biến. Quân đội Trung Quốc đã xuất hiện ở bờ phía Bắc của hồ Pangong Tso nhằm chiếm đóng vùng cao nguyên chiến lược trên đỉnh núi. Tuy nhiên, sau khi bị lực lượng Ấn Độ phát hiện, ý đồ của Trung Quốc đã bị phá bỏ, và quân Ấn đã chiếm được cao nguyên chiến lược.

Screen Shot 2020 09 03 at 3.36.29 AM
Video cũng cho thấy những người Tây Tạng phục vụ trong lực lượng lính dù đặc chủng của Ấn Độ đang chơi nhạc truyền thống để ăn mừng tại biên giới Ladakh, tiếp giáp với Trung Quốc. (Ảnh: cắt từ video)

Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ và đối đầu một lần nữa trên bờ biển phía Bắc của hồ Pangong Tso, phía Đông Ladakh vào ngày 29/8 và 30/8. Hiện tại, các chỉ huy lữ đoàn của hai bên đang tổ chức một cuộc họp các quan chức chỉ huy tại Chushul nhằm xoa dịu căng thẳng cục bộ.

Theo Zee News, quân đội Trung Quốc cố gắng chiếm một đỉnh đồi chiến lược tại bờ phía Bắc của hồ Pangong Tso, nhằm có lợi cho việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với bờ Nam của Pangong Tso và khu vực Spanger Gap gần đó.

Tuy nhiên, báo cáo nói rằng quân đội Ấn Độ đã ngay lập tức làm thất bại ý đồ của Trung Quốc sau khi phát hiện hành động này của quân đội Trung Quốc trên bờ phía Bắc của hồ Pangong, đồng thời chiếm cứ “vùng cao nguyên trong lãnh thổ Ấn Độ”. Người Ấn Độ đang kiểm soát những gì Trung Quốc cố gắng chiếm đóng. Sau đó, các camera và hệ thống giám sát mà người Trung Quốc sử dụng để theo dõi các hoạt động của lực lượng Ấn Độ đã bị gỡ bỏ.

Quân đội Ấn Độ tuyên bố rằng từ tối ngày 29 đến ngày 30/8, quân đội Trung Quốc đã tiến hành một “hoạt động quân sự khiêu khích” tại bờ Nam của Pangong Tso. Các binh sĩ của họ đã cố gắng vượt qua Đường ranh giới kiểm soát thực tế (Line of Actual Control), tiến vào lãnh thổ Ấn Độ. Người phát ngôn của Ấn Độ, Đại tá Aman Anand chỉ trích rằng, hành động của quân đội Trung Quốc đã vi phạm sự đồng thuận mà hai bên đạt được trong các cuộc tiếp xúc quân sự và ngoại giao khi cuộc đối đầu đang diễn ra ở phía Đông Ladakh.

Theo báo “Daily Telegraph” của Anh, vào sáng sớm ngày 31/8, sau cuộc chiến kéo dài 3 giờ đồng hồ, lự lượng đặc chủng của Ấn Độ đã đẩy lùi một trận địa của quân đội Trung Quốc, đồng thời chiếm đóng cao nguyên phía Nam của hồ Pangong Tso.

Trên mạng xã hội Twitter, video quân đội Ấn Độ phất cờ “Sư tử núi tuyết” ở biên giới Trung-Ấn được lan truyền chóng mặt. Do đó, ngoại giới suy đoán rằng phía Ấn Độ có thể đã thực sự chiếm cứ vùng cao nguyên phía Nam của hồ Pangong Tso. Video cũng cho thấy những người Tây Tạng phục vụ trong lực lượng lính dù đặc chủng của Ấn Độ đang chơi nhạc truyền thống để ăn mừng tại biên giới Ladakh, tiếp giáp với Trung Quốc.

Nguồn tin cho biết, sau khi quân Trung Quốc thực hiện các hành động trên, quân đội Ấn Độ đã ngay lập tức tăng cường thêm lực lượng và củng cố các vị trí ở vùng cao nguyên chiến lược quanh hồ Pangong Tso. Thậm chí Ấn Độ còn triển khai một tiểu đoàn lính đặc nhiệm biên phòng để ứng phó với các hành động có thể xảy ra của quân đội Trung Quốc trong tương lai.

Ngoài ra, không quân Ấn Độ cũng được thông báo tăng cường giám sát các hoạt động của không quân Trung Quốc dọc theo đường ranh giới kiểm soát thực tế Trung -Ấn ở Ladakh.

Có nguồn tin cho rằng Bắc Kinh đã triển khai tiêm kích tàng hình J-20 cùng một số vũ khí và trang thiết bị chiến lược quan trọng tại căn cứ không quân Hotan ở Tân Cương, cách Ladakh 310 km về phía Đông.

Phía Ấn Độ cáo buộc rằng quân đội Trung Quốc đã vượt qua đường ranh giới kiểm soát thực tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ và cố gắng chiếm bờ phía Bắc của hồ Pangong Tso. Nhưng Trung Quốc cũng cáo buộc rằng Ấn Độ đã vượt qua đường ranh giới kiểm soát thực tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ và chiếm “lãnh thổ Trung Quốc” ở bờ Nam của hồ Pangong Tso.

Đã 4 tháng trôi qua kể từ cuộc đối đầu giữa lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ ở phía Đông Ladakh vào đầu tháng 5. Tuy nhiên, sau đợt rút quân đầu tiên ở thung lũng Galwan, nơi xung đột nghiêm trọng nhất trong 45 năm nổ ra vào ngày 15/6, hai bên đã bất đồng trong việc rút quân khỏi hồ Pangong Tso và đồng bằng Depsang. Vì vậy, sau ngày 14/7, quân đội hai bên vẫn không hề rút lui, thậm chí còn tăng cường triển khai lực lượng dọc theo đường ranh giới kiểm soát thực tế của Trung – Ấn.

Vương Quân

Xem thêm:

MỜI XEM BẢN TIN CHỌN LỌC