Hãng truyền thông GMA của Philippines hôm 8/6 cho biết, Cảnh sát biển Trung Quốc đã thu giữ súng của Philippines trong cuộc xung đột hôm thứ Hai ở Bãi cạn Ayungj [Bãi Cỏ Mây – Việt Nam], có 7 binh sĩ Philippines bị thương và 4 nhân viên cứu hộ bị Trung Quốc bắt giữ nhưng họ được thả sau đàm phán.

Embed from Getty Images

Vào ngày 5/3/2024, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã chặn và bắn vòi rồng vào tàu một tàu Philippine (màu xanh lá cây) đang vận chuyển hàng hóa đến Bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông. (Ảnh: Getty Images) 

Trong ảnh chụp màn hình video do Lực lượng Vũ trang Philippines cung cấp, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ngày 23/3/2024 khi tiếp cận Bãi cạn Cỏ Mây đã sử dụng vòi rồng bắn tàu tiếp tế Unaizah của Philippines (AP).

Kênh tinh GMA của Philippine dẫn một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, hôm thứ Hai (17/6) Trung Quốc đã có những hành động tấn công xâm lược đối với nhân viên Philippines thực hiện nhiệm vụ luân chuyển và bổ sung tại Bãi cạn Ayonjin [bãi Cỏ Mây – Việt Nam], động thái làm 7 binh sĩ  Philippine bị thương, trong đó có một người bị đứt ngón tay.

Nguồn tin cho biết các binh sĩ bị thương trong vụ xô xát với quân nhân Trung Quốc, ngoài ra phía Trung Quốc thu giữ 8 khẩu súng công suất lớn, một thuyền bơm hơi vỏ cứng (RHIB) cũng bị xuyên thủng.

Một nguồn tin khác nói với GMA rằng 4 nhân viên của Đội cứu hộ hàng không dân dụng Philippines đã bị Trung Quốc bắt giữ nhưng sau đó đã được thả sau các cuộc đàm phán.

Theo nguồn tin đầu tiên, Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) đã triển khai 6 tàu từ các địa điểm khác nhau để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế, nhưng do các hoạt động tấn công của Trung Quốc nên không chiếc nào đến được Bãi cạn Ayonjin [bãi Cỏ Mây – Việt Nam].

Nguồn tin cho biết: “Đây là một cách tiếp cận khác mới được Philippines thực hiện, điều này khiến phía Trung Quốc tức giận”.

Nguồn tin nói thêm rằng hoạt động này khác các hoạt động trước đây là được thực hiện bởi Lực lượng vũ trang Philippines với sự hỗ trợ khiêm tốn từ Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG).

Người phát ngôn Jay Tarriela của Lực lượng bảo vệ bờ biển Biển Tây Philippines nói rằng nhiệm vụ tiếp tế là một hoạt động thuần túy.

Quy định mới của Trung Quốc: Chặn, lên tàu, và kiểm tra

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sau đó đã được yêu cầu tiến hành hỗ trợ y tế các quân nhân bị thương và đưa họ đi.

Một thông tin trên Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của nhà nước Trung Quốc cho biết: “Nhân viên Trung Quốc đã lên một tàu Philippines đi vào Đá Nhân Ái [theo tên gọi của Trung Quốc, tức Bãi cạn Cỏ Mây – Việt Nam], đây là một phần trong việc Trung Quốc thực thi các quy tắc mới cấm sự xâm nhập bất hợp pháp của nước ngoài vào Biển Đông”.

Nguồn tin cho hay: “Hôm thứ Hai, 3 tàu Philippines đã xâm nhập trái phép vào vùng biển gần Đá Nhân Ái thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc [tức Quần đảo Trường Sa – Việt Nam]. Cảnh sát biển Trung Quốc đã có các biện pháp kiểm soát gồm cảnh báo, ngăn chặn, lên tàu kiểm tra theo quy định của pháp luật [Trung Quốc]. Đây là hành động công khai đầu tiên của quy trình thi hành pháp luật hải quân mới của Trung Quốc sau khi có hiệu lực vào thứ Bảy”.

AFP dẫn tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Philippines là MaryKay Carlson lên án Trung Quốc, “Mỹ kịch liệt lên án hành vi nguy hiểm mang tính xâm lược của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở gần bãi cạn Cỏ Mây, động thái của Trung Quốc gây thương tích cá nhân, thiệt hại cho các tàu Philippines, và cản trở các hoạt động hàng hải hợp pháp nhằm cung cấp thực phẩm, nước uống và nhu yếu phẩm cho những người trong vùng EEZ”.

Trước đó, hôm thứ bảy ngày 15/6, Trung Quốc đã thực thi quy định hàng hải mới. Theo đó, công dân nước ngoài bị Trung Quốc coi là “đi qua biên giới” có nguy cơ bị lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc bắt giữ. Động thái này gây ra phản ứng dữ dội từ Philippines, và làm dấy lên lo ngại căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

Theo báo cáo của Nikkei Asia vào ngày 14/6, quy định này sẽ cho phép Cảnh sát biển Trung Quốc nhắm mục tiêu vào những người nước ngoài vượt qua các ranh giới trên biển được phân định bởi chính quyền Bắc Kinh. Họ có thể bị giam giữ không xét xử tới 60 ngày, với lý do “nhập cảnh phi pháp”.

Động thái này khiến quan chức và chuyên gia Philippines lo ngại, rằng ngư dân Philippines đánh cá ở vùng biển tranh chấp có thể bị bỏ tù, khiến xung đột chủ quyền ở Biển Đông leo thang trở lại.

Trí Đạt (t/h)