Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm Cộng hòa Pháp và Séc
- Minh Long
- •
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng (MCM) Hội đồng OECD 2023 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp và Séc từ ngày 4 – 11/6/2023, theo truyền thông nhà nước.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị MCM của OECD với tư cách Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD.
Chuyến thăm của ông Sơn tới Pháp là chuyến trao đổi đoàn cấp Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên giữa hai nước trong 10 năm qua; diễn ra trong bối cảnh hai bên đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp.
Về thương mại, Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 5 của Việt Nam. Tính riêng quý I/2023, kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 1,191 tỷ USD.
Về đầu tư, tính đến tháng 2/2023, Pháp là quốc gia đứng thứ ba trong các nước châu Âu có đầu tư vào Việt Nam với 633 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3,62 tỷ USD.
Về hợp tác phát triển, Pháp là nhà tài trợ song phương ODA hàng đầu của châu Âu cho Việt Nam; Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước thụ hưởng ODA của Pháp tại châu Á.
Về hợp tác quốc phòng – an ninh, hai nước đã ký Thỏa thuận sửa đổi hợp tác Việt – Pháp trong lĩnh vực quốc phòng và Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giai đoạn 2018 – 2028. Hợp tác trong các lĩnh vực khác như giáo dục, văn hóa, du lịch… cũng được củng cố, thúc đẩy và ngày càng phát triển thông qua những dự án hợp tác song phương.
Chuyến thăm Séc là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam sau 9 năm, diễn ra ngay sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Séc Petr Fiala (tháng 4/2023).
Hai nước đã ký kết 14 hiệp định hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như kinh tế, thương mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, vận chuyển hàng không, tránh đánh thuế trùng…
Séc là nước Đông u đầu tiên cấp ODA cho Việt Nam. Hợp tác kinh tế – thương mại song phương phát triển tích cực. Kim ngạch thương mại hai chiều quý I/2023 đạt 205 triệu USD.
Về đầu tư, Séc có 41 dự án FDI tại Việt Nam với tổng số vốn 92 triệu USD, tập trung chủ yếu trong ngành chế biến, chế tạo, khai khoáng. Các lĩnh vực hợp tác đầu tư có thế mạnh của Séc là năng lượng, đầu máy – toa xe lửa, xe buýt, tàu điện, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu. Về hợp tác phát triển, Séc là nước Trung u đầu tiên cấp ODA cho Việt Nam, tổng cộng khoảng 20 triệu USD.
RFA nhận định chuyến thăm tới châu Âu của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn được kỳ vọng sẽ mở ra khả năng hợp tác quốc phòng, đặc biệt là mua vũ khí từ các nước như Pháp, Séc bất chấp quan điểm của Việt Nam về cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Từ khóa ông Bùi Thanh Sơn Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn Cộng hòa Pháp