4 năm ‘Sự kiện 709’: Đức bày tỏ sự lo lắng tới các luật sư nhân quyền tại TQ
Kỷ niệm tròn 4 năm xảy ra sự kiện bắt bớ các luật sư nhân quyền tại Trung Quốc vào ngày 9/7/2015, chính phủ Đức đã lên tiếng biểu thị lo lắng đối với các luật sư nhân quyền, các nhà hoạt động và người thân của nhóm người này bị đàn áp. Tại Hồng Kông, nhiều người trong giới luật pháp cũng đã tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày này.
“Sự kiện 709” bắt đầu ngày 9/7/2015 khi Bộ Công an Trung Quốc thực hiện kế hoạch truy quét bắt bớ trên toàn quốc đối với hàng loạt luật sư đấu tranh vì nhân quyền. Đến ngày 16/12/2016 đã có ít nhất 319 luật sư Trung Quốc và người đấu tranh nhân quyền cùng người thân của họ bị bắt bớ, triệu tập, cấm xuất cảnh, giam lỏng, giám sát nơi ở, mất tích. Những người bị sách nhiễu này trú tại 23 tỉnh thành khác nhau. Đáng quan ngại là những luật sư bị giam cho biết họ thường xuyên bị bắt uống một thứ thuốc không rõ ràng ở trong tù.
Theo Hãng tin DAP của Đức, hôm thứ Ba (9/7), tức ngày kỷ niệm tròn 4 năm “Sự kiện 709”, Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc đăng tuyên bố nói rằng, “Hành động tấn công tập trung vào những nhân sĩ tích cực thúc đẩy nhân quyền, quản trị đất nước theo pháp luật và đảm bảo quyền lợi của công dân Trung Quốc, đã khiến chúng tôi lo lắng”.
Ngày 9/7/2015, hơn 300 luật sư, nhân viên tại các văn phòng luật sư, nhân sĩ nhân quyền và người nhà của họ bị bắt giữ, thẩm vấn và giam lỏng. Trong ngày kỷ niệm sự kiện này, Đại sứ quán Đức kêu gọi các cơ quan chức năng của Trung Quốc khi xử lý vụ án, kiên trì nguyên tắc quốc gia pháp trị và tuân thủ các cam kết liên quan trước Liên Hiệp Quốc.
Tuyên bố viết: “Rất nhiều người bị bắt không cách nào gặp mặt với luật sư mà mình lựa chọn, video nhận tội được chiếu công khai trên truyền hình, trình tự điều tra kéo dài vượt quá thời hạn quy định của pháp luật, quyền lợi của người nhà được vào thăm cũng bị hạn chế.” Đại sứ quán Đức còn biểu thị sự quan ngại về những hạn chế đối người nhà của những người bị bắt, nói rằng họ “Họ chỉ là đòi quyền lợi cho người thân của mình.”
Tuyên bố còn nói: “Tình hình sức khỏe của luật sư Vương Toàn Chương khiến nhiều người lo lắng, ông đã bị giam trong nhà tù từ tháng 7/2015 đến nay. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến các vụ án khác, như vụ án luật sư Cao Trí Thịnh, Lý Dục Hàm, Từ Văn Sinh.”
Chia sẻ với Đài Phát thanh Đức (Deutsche Welle), Luật sư Đằng Bưu, người bị chính quyền Trung Quốc tước giấy phép luật sư và phải lưu vong sang Mỹ trước khi xảy ra “Sự kiện 709”, cho biết: “Năm 2013/2014, sau khi ông Tập Cận Bình tiếp quản quyền lực, tổ chức xã hội dân sự hoạt động sôi nổi trước đó, đã trở thành đối tượng bị chính quyền nhắm trúng, trong đó bao gồm nhiều luật sư, phóng viên, học giả và nhóm tôn giáo. Họ lợi dụng phương pháp giám sát hiện đại, nên có thể theo dõi ngày càng nhiều nhà hoạt động, khiến cho các hoạt động bị biết trước và bị ngăn chặn.”
Ông nói: “Hệ thống Tư pháp vẫn luôn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc, dù là cảnh sát, công tố viên hay là luật sư, cũng đều như vậy. Ban đầu, chúng tôi có khoảng không gian để hoạt động, bởi vì kẻ thống trị không nhìn thấy thách thức trực tiếp. Nhưng hiện nay đã khác, người nào cũng trở lên cẩn thận hơn. Thông thường khi có vụ án quan trọng liên quan đến quyền công dân, luật sư sẽ từ chối bào chữa cho đương sự. Nhưng số ít luật sư cũng không thì cũng cách nào có đòi được sự độc lập của tư pháp. Do đó toàn bộ hệ thống chính trị cần phải thay đổi, thì mới có thể bảo vệ nhân quyền một cách có hệ thống.
Kỷ niệm sự kiện này, gần 10 tổ chức dân sự cùng ký tên yêu cầu chính quyền Bắc Kinh thả tất cả những luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền. Bên cạnh đó, nhiều nhân sĩ trong giới luật pháp tại Hồng Kông cùng mặc áo đen và đứng bên ngoài Tòa phúc thẩm cuối cùng của Hồng Kông để cùng tổ chức hoạt động kỷ niệm sự kiện này.
Theo RFI
Xem thêm:
Từ khóa Sự kiện 709 luật sư nhân quyền Trung Quốc ĐCSTQ Đàn áp nhân quyền