“Vào ngày thứ 4, nhóm phẫu thuật tim mạch của bệnh viện Hiệp Hòa đã khẩn trương liên hệ với một người hiến tim”, “May mắn thay, người đó đã được ghép với người hiến quả tim của một người đàn ông 20 tuổi đã bị chết não trong vòng một tuần”, “Thực hiện 4 ca ghép tim trong một ngày”… Đây là nội dung xuất hiện trong bản tin ca ghép về Bệnh viện Hiệp Hòa Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán) trong năm qua.

thu hoạch nội tạng
(Cảnh cấy ghép tạng trong phim tài liệu “Harvested Alive” – Thu hoạch sống)

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hiệp Hòa Vũ Hán, ông Hồ Dự (Hu Yu) cho biết cấy ghép tim của bệnh viện là phương pháp ghép tim “mô hình Trung Quốc”, phù hợp với đặc điểm của điều kiện quốc gia Trung Quốc. Các chuyên gia tin rằng việc tìm kiếm người hiến tim cho bệnh nhân với tốc độ nhanh chóng vánh cho thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể lấy nội tạng theo yêu cầu và có một lượng lớn các cơ quan nội tạng sống.

Cuộc điều tra của Tổ chức Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) cũng cho thấy, trong bối cảnh đại dịch virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) đang bùng phát trên toàn cầu, ĐCSTQ vẫn không ngừng lại tội ác mổ cướp nội tạng sống.

Ca ghép tim ở Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán lập kỷ lục

Ngày 18/3/2021, Mạng Trường Giang net đưa tin, một kỷ lục về ca ghép tim tại Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, hoàn thành 100 ca ghép tim cho trẻ em và tiếp tục đứng đầu cả nước về  số ca phẫu thuật.

Theo báo cáo, bệnh nhân Phàm Phàm, 7 tuổi được ghép tim từ một thanh niên bị chết não 20 tuổi trong vòng chưa đầy một tuần.

Ngày 7/8/2020, tờ Sở Thiên Đô thị Nhật báo của Trung Quốc, với tiêu đề “Đầu tiên trong cả nước! Bệnh viện Hiệp Hòa đã hoàn thành 4 ca ‘phẫu thuật thân tình’ trong một ngày”, báo cáo một kỷ lục khác về ca ghép tim tại Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán.

Báo cáo cho biết, trong vòng 14 giờ, bắt đầu từ 10h ngày 6/8 đến rạng sáng, Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán đã hoàn thành cùng lúc 4 ca cấy ghép tim DBD (chết não). Báo cáo cũng cho biết việc hoàn thành 4 ca ghép tim cho người chết não tại một đơn vị trong cùng một ngày hiện là trường hợp đầu tiên ở Trung Quốc, và cũng là trường hợp cực kỳ hiếm gặp trên thế giới.

id12863553 qiguan 1 600x216 1
Trong vòng 14 giờ, bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán đã hoàn thành đồng thời bốn ca cấy ghép tim DBD (chết não). (Ảnh chụp màn hình trang web)

Vào tháng 6/2020, tờ Sở Thiên Đô thị Nhật báo cũng đã đặc biệt đưa tin về hoạt động cấy ghép tim xuyên quốc gia tại Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán. Bệnh viện đã chuẩn bị xong bốn quả tim phù hợp cho bệnh nhân chỉ trong vòng 10 ngày.

Bệnh nhân nữ Tôn Linh Linh trở về Vũ Hán từ Nhật Bản vào ngày 12/6 đã tìm thấy trái tim phù hợp đầu tiên chỉ ba ngày sau đó (ngày 16/6), và tiếp tục tìm thấy một trái tim phù hợp khác vào ngày thứ ba (ngày 19/6) sau khi từ bỏ cuộc phẫu thuật đầu tiên. Vào cùng ngày 25/6, tiếp tục có hai trái tim phù hợp được tìm thấy, và cuối cùng một trái tim nam giới hiến tặng có nhịp đập rất mạnh đã được chọn.

Các báo cáo truyền thông Trung Quốc Đại Lục cho thấy Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán không chỉ cần một thời gian ngắn đã có được những người hiến tim phù hợp, mà còn có nguồn cung cấp rất dồi dào.

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hiệp Hòa Vũ Hán, ông Hồ Dự (Hu Yu) cho biết năm 2018, bệnh viện đã giữ được vị trí là bệnh viện có số lượng ca ghép tim lớn nhất cả nước trong 4 năm liên tiếp. Theo trang web chính thức của bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán cho biết, bệnh viện này đã liên tục thực hiện 310 ca ghép tim trong 5 năm qua.

id12863577 qiguan 7 600x92 1
Theo trang web chính thức của bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán cho thấy bệnh viện đã liên tục thực hiện 310 ca ghép tim trong 5 năm qua. (Ảnh chụp màn hình trang web)

ĐCSTQ thông báo rằng việc cấy ghép nội tạng của Trung Quốc sẽ ngừng sử dụng nội tạng của tử tù kể từ ngày 1/1/2015. Trong khi nhiều bác sĩ lo lắng về nguồn nội tạng thì vào cuối tháng 12 năm đó, ông Đổng Niệm Quốc (Dong Nianguo), Giám đốc Khoa Phẫu thuật Tim và Giám đốc Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, cho biết số lượng ca ghép tạng tại Bệnh viện Hiệp Hòa không giảm mà còn tăng. Ông Đổng cũng quảng cáo rằng chi phí ghép tim ở Bệnh viện Hiệp Hòa là thấp nhất cả nước, trung bình là 280.000 Nhân dân tệ (tương đương gần 990 triệu đồng), chỉ bằng 1/22 so với ở Mỹ.

Ngày 31/12/2015, theo báo cáo từ Nhật báo Hồ Bắc, năm 2015 Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán đã có một bước đột phá trong hoạt động cấy ghép tim, đạt 102 ca.

Trong quá trình cấy ghép tim, việc tìm người hiến tặng chỉ mất chưa đầy một tuần

Vào ngày 12/7/2018, tại cuộc “Họp báo Hồ Bắc về nâng cao năng lực công nghệ y tế và chất lượng y tế quốc gia”, Giám đốc Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, ông Hồ Dự (Hu Yu) đã đặc biệt giới thiệu rằng cấy ghép tim của bệnh viện là một “mô hình Trung Quốc” phù hợp với đặc điểm điều kiện quốc gia của Trung Quốc. 

Các báo cáo của Trung Quốc Đại Lục công bố thành tựu ghép tim tại Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán trên đây, cho thấy thời gian ngắn để có được người hiến tim là một trong những đặc điểm của bệnh viện này. Bệnh viện này có thể tìm được người hiến tim phù hợp trong thời gian ngắn chưa đầy một tuần và thậm chí có thể chuẩn bị bốn quả tim để cấy ghép cho một bệnh nhân trong 10 ngày.

Ngoại giới nhận thấy rằng hiện tại, hiến tạng là nguồn duy nhất để cấy ghép nội tạng, và việc Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán thu nhận người hiến tim trong thời gian cực ngắn là không phù hợp với tình hình hiến xác ở Trung Quốc.

Có những dấu hiệu cho thấy hệ thống hiến tạng tự nguyện bắt đầu từ năm 2015 mà ĐCSTQ khoe khoang đã không thực sự hoạt động. Trong hai kỳ họp của ĐCSTQ vào tháng 3/2021, ông Trần Tĩnh Du (Chen Jingyu), đại diện của Đại hội Đại biểu Nhân dân Vũ Hán, đã trình lên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc “Đề xuất đưa tỷ lệ hiến tạng vào tiêu chí đánh giá đô thị văn minh”, ý định lợi dụng các biện pháp hành chính để ép buộc hiến xác. Mặc dù số lượng hiến tạng ở Hồ Bắc đứng thứ hai ở Trung Quốc, nhưng theo báo cáo của Nhật báo Hồ Bắc vào ngày 5/4/2021, ở Vũ Hán đang thiếu hụt rất lớn nguồn cung nội tạng, cần 1.600 ca hiến xác mỗi năm, trong khi tổng số ca hiến xác ở Vũ Hán là khoảng 200 người mỗi năm; số lượng hiến xác đã giảm 100 người so với con số được báo cáo vào năm 2019.

Còn ở Hoa Kỳ, quốc gia có hệ thống hiến tạng phát triển hoàn thiện, các bệnh nhân phải đợi trung bình 6,9 tháng để có được một quả tim phù hợp.

id12865327 qiguan 8 600x115 1
Nhật báo Hồ Bắc đưa tin ngày 5/4/2021, thành phố Vũ Hán cần 1.600 ca hiến xác mỗi năm, và thành phố Vũ Hán có khoảng 200 ca hiến xác mỗi năm. (Ảnh chụp màn hình trang web)
id12865330 qiguan 8 1 600x169 1
Nhật báo Hồ Bắc đưa tin ngày 10/4/2019, thành phố Vũ Hán cần 1.600 ca hiến xác mỗi năm, và thành phố Vũ Hán có khoảng 300 ca hiến xác mỗi năm. (Ảnh chụp màn hình trang web)

Nhà bình luận thời sự Ngọc Thanh Tâm (Yu Qingxin) từng đăng một bài báo cho rằng Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán là một hiện tượng không phù hợp về các cơ quan nội tạng, vì vậy tim hiến tặng khó có thể đến từ kênh hiến tạng tự nguyện thông thường của người dân.

Cố vấn của Hiệp hội các bác sỹ chống thu hoạch nội tạng (DAFOH), Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu) cũng có quan điểm tương tự. Ông từng nói:

“Khả năng tìm thấy một kết quả phù hợp trong một khoảng thời gian ngắn như vậy cho thấy họ thực sự có một kho nội tạng sống khổng lồ”.

Ông nói: “Nguồn khổng lồ này là từ những người bị lấy mất tự do ở trong các nhà tù và trung tâm giam giữ của ĐCSTQ. Đây là ngân hàng nội tạng sống lớn nhất của ĐCSTQ. Nhiều báo cáo đề cập rằng ĐCSTQ buộc các tù nhân lương tâm bị giam giữ phải xét nghiệm máu. Họ (ĐCSTQ) coi những người này như một ngân hàng nội tạng sống nên mới có thể tìm được nguồn tạng phù hợp trong thời gian giới hạn như vậy.”

id12865358 1612485903817 1 600x379 1
Cố vấn của Hiệp hội các bác sỹ chống thu hoạch nội tạng (DAFOH), Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), tin rằng Trung Quốc có một kho lớn nội tạng sống. (Ảnh chụp màn hình video)

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc tin rằng hoạt động hiến tạng tự nguyện ở Trung Quốc vẫn còn sơ khai. Cái mà chính quyền Cộng sản Trung Quốc hiện gọi là “sự phối hợp của những người hiến tạng” là một mô hình hộp đen về “phân phối theo nhu cầu” và là một chuỗi công nghiệp bị chi phối bởi Chính phủ Cộng sản Trung Quốc.

“Hệ thống an ninh công cộng của ĐCSTQ và hệ thống ‘610’ thực sự là một bên môi giới, trong khi các nhà tù và trung tâm giam giữ của ĐCSTQ là các trại nuôi dưỡng nội tạng và sau đó các bệnh viện sẽ là bộ phận thực hiện cấy ghép nội tạng. Đây là một chuỗi công nghiệp khủng khiếp. Chuỗi công nghiệp do chính phủ Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu.”

Một hiện tượng phổ biến trong cộng đồng cấy ghép tạng Trung Quốc Đại Lục

Trong cộng đồng cấy ghép tạng ở Trung Quốc Đại Lục, thời gian chờ đợi người hiến tạng ngắn là một hiện tượng phổ biến, không chỉ riêng ở Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán.

Tại Hội nghị Vạn Lý Trường Thành 2019, bà Hoàng Khiết (Huang Jie), chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát Chất lượng Ghép Tim Quốc gia Trung Quốc và Bệnh viện Phụ Ngoại Bắc Kinh Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc, đã có bài phát biểu về “Đánh giá trước phẫu thuật và quản lý sau phẫu thuật ghép tim”. Bà cho rằng việc hiến tạng là một khía cạnh, vì người cho vẫn còn đủ, còn nhiều bệnh nhân thì vì đã không kịp thời lựa chọn mà lãng phí người hiến. Bà cũng cho biết do yếu tố người hiến còn hạn chế nên bệnh nhân được ghép tim khẩn cấp cần trung bình khoảng 5 ngày để chờ người hiến.

id12866326 qiguan 10 600x120 1
Bà Hoàng Khiết, một chuyên gia tại Bệnh viện Phụ Ngoại Bắc Kinh cho biết, đối với những bệnh nhân được ghép tim khẩn cấp, trung bình phải mất khoảng 5 ngày để chờ người hiến. (Ảnh chụp màn hình trang web)

Theo một báo cáo của Tân Hoa Xã ngày 8/9/2020, tính đến thời điểm đó, Bệnh viện số 1 Nam Kinh đã hoàn thành 102 ca phẫu thuật “thay tim”. Trong đó, ông Trương, 54 tuổi, nhập viện vì bệnh cơ tim giãn, chỉ trong ba ngày (ngày 21/8), ông đã lấy được tim để cấy ghép.

Báo Đại Hà đưa tin ngày 16/12/2020, Bệnh viện Tim mạch Trịnh Châu đã thực hiện gần 80 ca ghép tim trong hai năm rưỡi. Bé gái 8 tuổi Đồng Đồng nhập viện do suy tim nửa bên trái, chưa đầy một tuần sau, đoàn chuyên gia đã nhận được tin báo từ người hiến và ngày 11/11 đã bắt đầu tiến hành ghép tim.

Theo một báo cáo của Ứng dụng Khách hàng Tin tức Chiết Giang vào ngày 24/9/2020, Bệnh viện số 1 trực thuộc Đại học Chiết Giang đã thực hiện ít nhất 20 ca ghép tim vào năm 2020. Một trong những bệnh nhân 78 tuổi mắc bệnh tim mạch vành đột nhiên ngã ngất xỉu tại nhà vào ngày 5/7/2020, sau đó được chuyển đến Bệnh viện số 1 trực thuộc Đại học Chiết Giang; vào ngày 17/7 (tức 12 ngày sau), đã tìm được một quả tim phù hợp để cấy ghép.

“Chết não” bên trong công nghiệp ghép tim

Khi Giám đốc Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, ông Hồ Dự (Hu Yu) giới thiệu “mô hình Trung Quốc” về ghép tim tại Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, phương pháp bảo vệ tim chết não được coi là bước đột phá đầu tiên trong kỹ thuật và các khía cạnh khác.

Các báo cáo truyền thông Trung Quốc Đại Lục cho thấy Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán có thể thu nhận một số lượng lớn người hiến tim chết não có thể được sử dụng một cách hiệu quả. Ví dụ, có thể lấy được 4 quả tim hiến tặng chết não trong vòng 14 giờ.

Ông Đổng Niệm Quốc (Dong Nianguo), Giám đốc Khoa Phẫu thuật Tim và Giám đốc Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, tiết lộ vào năm 2015 rằng có 80% bệnh nhân của bệnh viện có thể chờ nguồn tim để tiến hành phẫu thuật thay tim. Ông cũng tiết lộ một hiện tượng kỳ lạ là hầu hết các ca phẫu thuật ghép tim ở bệnh viện này đều được thực hiện vào ban đêm.

Theo một bài báo có tiêu đề “Lựa chọn người hiến tim để ghép tim” của trang mạng “Các lãnh đạo y tế Trung Quốc” vào ngày 12/11/2004, tim của những người hiến chết não là nguồn nội tạng chính để cấy ghép tim ở Trung Quốc Đại Lục. Chết não làm giảm bớt sự thiếu hụt các nguồn nội tạng. Các bộ phận ghép tim chủ yếu được lấy từ những người hiến chết não sau khi bị chấn thương sọ não nặng.

Bài phát biểu tại Hội nghị Cấy ghép Nội tạng Hàng Châu năm 2014 của giáo sư cấy ghép nội tạng Diệp Khải Phát (Ye Qifa) thuộc Bệnh viện Trung Nam, cho biết khoảng 70% bệnh viện không quan tâm đến việc ghép tạng được hiến từ người dân đã qua đời, và thái độ của họ là tiêu cực, vì họ đều thích những ca ghép “sống” với tỷ lệ thành công cao.

Các cuộc điều tra quốc tế của nước ngoài phát hiện rằng, quân đội, cảnh sát Trung Quốc và các bác sĩ đã làm cho người sống bị “chết não” nhân tạo để lấy nội tạng từ những cơ thể sống đó.

Ông Vương Lập Quân, cựu giám đốc Sở Công an Trùng Khánh, và những người khác, cùng với Đại học Quân y số 3, cũng đã phát minh ra “máy kích não tổn thương mang tính nguyên phát” (số bằng sáng chế: CN201120542042) chuyên để gây “chết não”.

https://trithucvn2.net/trung-quoc/bi-mat-ve-may-lam-chet-nao-cua-trung-quoc.html

Cuối năm 2017, kênh TV Chosun của Hàn Quốc đã sản xuất bộ phim tài liệu điều tra “Killing to Live” (Giết để sống) dựa trên cuộc khảo sát 20.000 người Hàn Quốc đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng. Kênh TV Chosun phát hiện ra rằng các bệnh viện Trung Quốc nơi cấy ghép tạng được hiến, đã sử dụng thiết bị “máy kích não tổn thương mang tính nguyên phát” được cấp bằng sáng chế do Vương Lập Quân phát minh, mục đích duy nhất của chiếc máy là đánh một người sống đến chết não nhưng vẫn giữ được nội tạng tươi để cấy ghép!

Screen Shot 2017 11 29 at 11.38.31 AM 1
Chuyên mục tài liệu “Báo cáo điều tra 7″ của đài truyền hình Hàn Quốc TV Chosun, phát sóng mô phỏng “máy chết não” do Trung Quốc phát minh. (Ảnh chụp màn hình TV)

Một người chỉ có một trái tim, lấy trái tim của người để cấy ghép đồng nghĩa với việc người đó sẽ phải chết. Vào ngày 21/3/2021, Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép Nội tạng ở Trung Quốc (ETAC) đã phát hành một video mới kêu gọi cộng đồng y tế quốc tế cắt đứt quan hệ với ngành cấy ghép nội tạng của ĐCSTQ để ngăn chặn việc tổ chức này giết hại các học viên Pháp Luân Công và tù nhân lương tâm Duy Ngô Nhĩ bằng cách cưỡng bức mổ cướp nội tạng, “Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, nhiều người hơn nữa sẽ mất mạng.”

Vào tháng 3/2020, Tòa án Độc lập về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc (China Tribunal) tại London, Vương quốc Anh đã đưa ra phán quyết bằng văn bản, kết luận rằng: “Cưỡng bức mổ cướp nội tạng người (sống) đã diễn ra trên quy mô lớn trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm, các học viên Pháp Luân Công là một trong số đó – và có thể là nguồn chính cung cấp các bộ phận cơ thể người.”

Báo cáo điều tra về cưỡng bức thu hoạch nội tạng người của ĐCSTQ được công bố vào ngày 22/6/2016 – “Thu hoạch đẫm máu / Đại thảm sát: Bản cập nhật” (Bloody Harvest / The Slaughter: An Update) tiết lộ rằng, trong mười lăm năm qua ở Trung Quốc Đại Lục, ước tính rằng khoảng 1,5 triệu ca cấy ghép nội tạng đã được thực hiện, và nguồn nội tạng chính là các học viên Pháp Luân Công.

Chương Hồng, Epoch Times

VIDEO: Thảm họa COVID-19 bắt nguồn từ sự thờ ơ 15 năm trước tội ác

Xem thêm: