5 doanh nghiệp trung ương hủy niêm yết tại Mỹ: ĐCSTQ bị quốc tế ruồng bỏ
- Lý Tịnh Nhữ
- •
Ngày 12/8, 5 doanh nghiệp trung ương lớn của Trung Quốc trong đó Sinopec, PetroChina, đã tuyên bố rút khỏi thị trường chứng khoán Phố Wall với lý do về cơ bản đều giống nhau. Vision Times đã có cuộc phỏng vấn về vấn đề này với Tiến sĩ Tạ Điền, hiện đang giảng dạy tại Trường Kinh doanh Aiken của Đại học Nam Carolina.
Theo Hãng tin Reuters, 5 công ty lớn này gồm Tập đoàn dầu khí Sinopec, Công ty bảo hiểm nhân thọ China Life Insurance, Tập đoàn nhôm Aluminium, Công ty xăng dầu PetroChina và Công ty Sinopec Thượng Hải.
Theo một đạo luật năm 2020 của Mỹ, mọi công ty niêm yết chứng khoán trên thị trường Mỹ đều phải qua thẩm định tài khoản của một văn phòng kiểm toán có đủ chức năng, nếu vi phạm, đến 2024 sẽ bị loại vĩnh viễn khỏi thị trường Mỹ. Thường các công ty Trung Quốc không tuân thủ quy định này.
Các tập đoàn nêu trên đều biện minh cho quyết định rút lui của họ là do vấn đề chi phí để duy trì niêm yết tại Mỹ. Tuy nhiên, quyết định này của họ được đưa ra vào lúc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc rời khỏi thị trường Mỹ theo lời kêu gọi của Bắc Kinh.
Hủy niêm yết tập thể cùng lúc phải là yêu cầu thống nhất từ ĐCSTQ
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Đại Lục, 5 doanh nghiệp trung ương Trung Quốc chủ động động hủy niêm yết (rút khỏi thị trường chứng khoán) tại Mỹ. Tiến sĩ Tạ Điền nói rằng: “Hủy niêm yết thụ động cũng có thể dùng hình thức chủ động để tiến hành, dù sao thì bạn cũng không thể dùng súng để buộc họ phải hủy niêm yết. Họ nhất định phải tự mình muốn hủy niêm yết, bởi chính nó buộc phải làm như thế.
Có người cho rằng đó là hoạt động của thị trường, do công ty tự quyết định. Tôi nghĩ điều này khó xảy ra. Bởi vì điều này liên quan đến các ngành khác nhau như bảo hiểm, dầu mỏ và hóa dầu, và các công ty khác nhau. Mặc dù đều là công ty nhà nước, nhưng các công ty khác nhau có môi trường hoạt động khác nhau, dòng tiền khác nhau, khả năng sinh lời khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau.
Không thể nào trong cùng một ngày mà những công ty này đều nói rằng chúng tôi nên hủy niêm yết. Chúng ta đều biết 5 doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) do Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước phụ trách. Cho nên việc hủy niêm yết phải là một yêu cầu thống nhất từ các cấp trên của ĐCSTQ.”
Sợ lộ ra chủ sở hữu thực sự đằng sau
Nhiều người có thể cho rằng 5 doanh nghiệp này có thể đã phải chịu áp lực từ cuộc kiểm toán của Mỹ. Tuy nhiên, Tiến sĩ Tạ Điền có cách nhìn khác: “Tôi nghĩ trước tiên, chúng ta biết rằng Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) hiện sẽ tăng cường giám sát và yêu cầu các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ phải minh bạch về báo cáo tài chính và khai báo của họ. Bản thân hoạt động này cũng giống như đối với nhiều công ty tư nhân khác. Các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc đều là do giới quyền quý của ĐCSTQ đứng sau nắm giữ, cổ phần và lợi ích của họ nằm trong đó. Do đó, nếu hoàn toàn công bố minh bạch, thì sẽ cho mọi người biết ai đứng sau thao túng và ai là chủ sở hữu thực sự.
Tuy nói doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước phụ trách, nhưng các cổ đông cá nhân thực sự, cổ đông tập đoàn hay ai đứng sau, một khi đã bị tiết lộ ở Mỹ, thì đó là thông tin công khai. Những tin tức này có thể phơi bày cách giới quyền quý của ĐCSTQ làm thế nào kiểm soát kinh tế Trung Quốc, và cách họ kiếm tiền từ người dân Trung Quốc. Vì vậy, yêu cầu này của Mỹ khiến cho ĐCSTQ phải cân nhắc lợi và hại, và buộc phải rút lui, không còn cách nào khác là đến Hồng Kông hoặc trở về Trung Quốc để niêm yết.”
Lo lắng bị phương Tây trừng phạt
Ngoài ra, Tiến sĩ Tạ Điền cho rằng: “Lý do thứ hai, tôi nghĩ, có thể liên quan đến các lệnh trừng phạt quốc tế. Chúng ta biết rằng sau khi bắt đầu chiến tranh Nga-Ukraine, một số tài sản và vốn quốc gia của Nga, bao gồm cả dự trữ ngoại hối, dự trữ vàng và còn có một số trái phiếu đều bị đóng băng theo lệnh trừng phạt của Mỹ. ĐCSTQ thực sự có một kho tiền thuộc Cục Dự trữ Liên bang ở New York, Mỹ. Kho tiền cũng chứa vàng, một lượng lớn trái phiếu Mỹ, trái phiếu công ty Mỹ và tiền của các doanh nghiệp nhà nước này được niêm yết trên thị trường Mỹ.
Một khi ĐCSTQ muốn tấn công Đài Loan hoặc một số tình huống nguy hiểm xảy ra ở eo biển Đài Loan, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với các công ty này. Vì vậy, bây giờ ĐCSTQ có thể nói rằng nó là ‘tiên hạ thủ vi cường’, hoặc phải rút các công ty trước. Khi đó, nếu Mỹ trừng phạt thì tổn thất có thể không quá lớn, và có thể giữ lại một chút.”
Triển vọng ảm đạm của cổ phiếu khái niệm Trung Quốc
Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc Đại Lục cho rằng động thái này của chính quyền Bắc Kinh nhằm giữ vốn của các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tại thị trường Mỹ. Sau khi phi chính trị hóa, thì sẽ giảm đáng kể khó khăn trong việc kiểm toán ở Mỹ. Tiến sĩ Tạ Điền nói: “Điều này phải xem các doanh nghiệp tư nhân có những bối ảnh nào của ĐCSTQ ở đằng sau. Nếu quyền tài sản hoặc thành phần vốn chủ sở hữu của họ không được tiết lộ, họ có thể không đáp ứng các yêu cầu của SEC và họ có thể không thể tiếp tục niêm yết ở Mỹ. Chúng ta biết rằng ĐCSTQ hiện nay phải bố trí các chi bộ đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như doanh nghiệp tư nhân và công ty liên doanh. Bước tiếp theo là sau khi thành lập chi bộ, bí thư chi bộ cũng có thể tham gia vào hoạt động của hội đồng quản trị công ty, và có thể cần phải nắm cổ phần. Thực tế thì doanh nghiệp tư nhân này dần dần cũng sẽ bị ĐCSTQ nuốt chửng hoặc hoặc kiểm soát. Các doanh nghiệp này cũng cùng chung số phận rút khỏi thị trường chứng khoán Mỹ giống như doanh nghiệp trung ương hiện đang phải đối mặt.
Tôi nghĩ bản thân việc rút khỏi thị trường chứng khoán Mỹ thực sự là một tín hiệu rất mạnh, cho thấy tầng quản lý cũng vậy hay công ty cũng vậy, đều có triển vọng và hy vọng rất ảm đạm, vì vậy đối với các nhà đầu tư, họ thường không theo đuổi các công ty này. Nói cách khác, tư bản phương Tây sẽ không còn ưa chuộng cổ phiếu khái niệm Trung Quốc nữa.”
Rút khỏi thị trường chứng khoán, cần phải trả lại tiền cho nhà đầu tư
Tiến sĩ Tạ Điền cho biết thêm: “Một khi các doanh nghiệp trung ương này rút khỏi thị trường chứng khoán, họ cần thu lại tất cả cổ phiếu của mình và trả lại số tiền tương ứng cho tất cả các nhà đầu tư. Đây là một đòn lớn đối với ĐCSTQ. Bởi vì ĐCSTQ đã thông qua cổ phiếu của các công ty này để huy động lượng lớn ngoại hối và nguồn vốn. Nếu rút khỏi thị trường chứng khoán, tất nhiên số ngoại hối và nguồn vốn này sẽ phải nhả ra. Cho nên đối với ĐCSTQ mà nói, lượng ngoại hối vấn đang rất thiếu của họ hiện lại càng trở lên tồi tệ hơn.”
ĐCSTQ mất cơ hội kiếm tiền ở phương Tây
Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc Đại Lục chỉ ra rằng động thái của chính quyền Bắc Kinh cho thấy, các cuộc đấu đá chính trị lớn hơn các cân nhắc kinh tế, và họ đang chủ động cắt đứt với phương Tây. Tiến sĩ Tạ Điền nói: “ĐCSTQ hiển nhiên không chủ động tách rời phương Tây. Nó hiện đang tách ra một cách thụ động và buộc phải tách ra. Trên thực tế, thế giới đang tách khỏi ĐCSTQ. Việc rút khỏi thị trường chứng khoán của họ hiện nay có nghĩa là họ đã mất khả năng kiếm tiền trên thị trường vốn quốc tế, ngày càng bị cô lập trên thị trường quốc tế. Tất nhiên, đối với ĐCSTQ, đây là điều mà ĐCSTQ không muốn nhìn thấy và cũng là việc mà họ không cam tâm tình nguyện làm. Tất nhiên, ĐCSTQ hy vọng có được vốn và công nghệ của phương Tây, nhưng bây giờ kênh này đã bị cắt.”
ĐCSTQ bị quốc tế ruồng bỏ
Đối với cách nhìn nhận rằng động thái này của chính quyền Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh quá trình tách rời Mỹ và Trung Quốc, Tiến sĩ Tạ Điền chỉ ra: “Tôi nghĩ rằng có một điểm khác, toàn bộ Phố Wall và tư bản phương Tây đã bắt đầu mất niềm tin vào những tài sản này của Trung Quốc và các công ty Trung Quốc. Chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng nợ các công ty bất động sản của Trung Quốc như Evergrande, Country Garden. Họ không trả được khoản vay bằng USD. Tình hình kinh tế Trung Quốc đang xấu đi nhanh chóng. Phố Wall thực tế không quan tâm đến việc đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc, trái phiếu công ty Trung Quốc và thị trường Trung Quốc, hơn nữa một lượng lớn vốn đang tháo chạy và rời khỏi Trung Quốc .
Chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều chuỗi công nghiệp rời Trung Quốc sang các nước khác. Vào thời điểm này, khi Phố Wall bắt đầu không còn niềm tin và hứng thú với nguồn vốn của ĐCSTQ, đối với họ mà nói, họ không muốn chứng kiến giá cổ phiếu của mình giảm liên tục, và cách tốt nhất là thu dọn cửa hàng và rời đi.
Có thể hiểu như thế này, các quỹ phương Tây và Phố Wall đã mất niềm tin vào ĐCSTQ, và sau đó một số quy định giám sát quản lý của Mỹ cũng đã hạn chế cách ĐCSTQ có thể kiếm tiền ở mọi nơi. Nền kinh tế Trung Quốc thực sự đang bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn. Nếu không có nguồn tiền, nền kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào suy thoái, và bây giờ suy thoái sẽ còn tồi tệ hơn. Vì vậy, về cơ bản, ĐCSTQ sẽ trở thành một kẻ bị ruồng bỏ của cộng đồng quốc tế, chuỗi cung ứng kinh tế của nó sẽ bị cắt đứt với thế giới bên ngoài, và những khó khăn kinh tế của nó sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.”
Từ khóa Chứng khoán Mỹ chứng khoán Trung Quốc Dòng sự kiện thị trường chứng khoán Mỹ Tạ Điền Cổ phiếu khái niệm Trung Quốc Sinopec PetroChina