Theo trang Minghui.org, tính đến ngày 20/9, 626 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị bức hại đến chết, chiếm 12,9% trong số 4.849 người tu luyện Pháp Luân Công bị hại chết xác minh được trên khắp Trung Quốc Đại Lục. Chỉ riêng thành phố Đại Khánh đã có 110 người bị đàn áp đến chết, chiếm 17,57% số học viên chết vì bị bức hại tại tỉnh Hắc Long Giang, chiếm 2,27% tổng số người chết vì bị đàn áp tại Trung Quốc Đại Lục.

phap luan cong cap nhi tan
Người tập Pháp Luân Công ngồi thiền ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc trước năm 1999. (Ảnh: minghui.org)

Kể từ ngày 28/8, toàn bộ thành phố Đại Khánh đã bị phong tỏa 7 ngày. Trong thời gian phòng chống dịch nghiêm ngặt, khu đô thị chính Đại Khánh cũng trở thành nơi Pháp Luân Công bị khủng bố nghiêm trọng nhất.

Ngày 12/7, cảnh sát ở nhiều nơi tại thành phố Đại Khánh đã bắt cóc hơn 100 học viên Pháp Luân Công theo danh sách mà không đưa ra bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Đồng thời, họ còn bắt cóc và quấy rối hơn 20 người già ở độ tuổi 70 và 80 gồm cả cụ Lý 98 tuổi.

Các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc lần này là theo danh sách được thống nhất của tỉnh Hắc Long Giang. Họ bắt đầu bị theo dõi và giám sát qua camera từ 9 tháng trước.

Từ ngày 10/7 năm nay, tại tỉnh Hắc Long Giang, hơn 260 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc, thành phố Đại Khánh có hơn 100 người. Trong số đó, hơn 20 người đã bị bắt cóc tại Khu Công nghệ Cao, và hơn 20 người người bị bắt cóc ở quận Nhượng Hồ Lộ, quận Sartu và quận Long Phụng.

Đại Khánh là đội tiên phong trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc và cả tỉnh Hắc Long Giang.

Một trong những thủ phạm chính của cuộc đàn áp Pháp Luân Công là Chu Vĩnh Khang – cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đến thăm Đại Khánh 11 lần, nhằm tăng cường cuộc bức hại tại đây.

Vì lợi ích chính trị, một số quan chức cũng điên cuồng tham gia, như ông Tô Thụ Lâm (Su Shulin) – cựu tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến. Khi còn là quan chức cấp cao của Công ty mỏ dầu Đại Khánh PetroChina, ông Tô đã chi 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 281.056 USD) để thành lập một lớp tẩy não những người tu tập Pháp Luân Công.

Sau khi trở thành tổng giám đốc của mỏ dầu Đại Khánh, ông Vương Vĩnh Xuân (Wang Yongchun) – cựu phó chủ tịch PetroChina, đã đích thân tổ chức một cuộc họp về đàn áp Pháp Luân Công, và lập danh sách bức hại các học viên chủ chốt.

Mặc dù Chu Vĩnh Khang, Tô Thụ Lâm, Vương Vĩnh Xuân và những người khác đã được giảm án thành tù nhân, nhưng chính quyền Đại Khánh vẫn đang đàn áp Pháp Luân Công rất nghiêm trọng. Trong thời kỳ đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), nhiều học viên đã bị bức hại.

Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2021, 5 học viên Pháp Luân Công Đại Khánh bị bức hại đến chết, 28 người bị kết án phi pháp, 55 người vẫn bị giam giữ bất hợp pháp, 12 người bị bắt cóc và bỏ tù, và 22 người bị kết án ngoài tòa án (trong đó có 7 người ở Cáp Nhĩ Tân), ít nhất 94 người đã bị quấy rối và gần 40 người bị bắt cóc.

Vào nửa đầu năm 2020, trong số các học viên Pháp Luân Công tại Đại Khánh, 1 người bị bức hại đến mức tính mệnh lâm nguy, 1 người bị kết án phi pháp, 1 người bị xét xử ngoài tòa án, 3 người phải đối mặt với phiên tòa phi pháp, 5 người bị viện kiểm sát định tội, 44 người bị bắt cóc (trong đó có 10 học viên đến từ Cáp Nhĩ Tân), hơn 33 người và gia đình của họ bị quấy rối, hơn 20 người bị lục soát nhà phi pháp.

Dưới đây là một số trường hợp đàn áp học viên Pháp Luân Công ở Đại Khánh trong 2 năm qua:

Bị bức hại đến chết

Từ năm 2020 – 30/9/2022, ít nhất 8 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Đại Khánh đã bị bức hại đến chết. Hầu hết trong số họ đến từ vùng có nguy cơ dịch bệnh, gồm 4 người ở quận Sartu và 3 người ở quận Nhượng Hồ Lộ.

Các học viên Triệu Thành Hiếu và Cao Tú Lan (ở quận Sartu) đã bị ĐCSTQ bức hại nhiều năm, chịu nhiều tổn thương về thể chất và tinh thần. Bà Cao Tú Lan (75 tuổi) qua đời ngày 27/4/2021, ông Triệu Thành Hiếu (76 tuổi) qua đời ngày 19/2/2022.

Học viên Khương Đức Vinh (ở quận Nhượng Hồ Lộ) bị kết án 7 năm tù phi pháp. Trong tù, ông bị bức hại đến nỗi xuất hiện các triệu chứng như bệnh lao, tràn dịch màng phổi ác tính, ho, hen suyễn và khó thở. Sau khi ra tù, ông còn bị bức hại về kinh tế và qua đời oan khuất vào giữa tháng 3/2022.

Vì tu luyện Pháp Luân Công, hai vợ chồng học viên Đại Chí Đông và Quản Phong Hà (ở quận Sartu) bị ĐCSTQ bức hại nhiều lần. Ngày 5/3/2021, bà Quản Phong Hà qua đời oan khuất. Ngày 8/1 năm nay, ông Đại Chí Đông bị bắt cóc, sau đó về nhà “tại ngoại chờ xét xử”, và qua đời vào ngày 11/2.

Học viên Lữ Quan Như (ở quận Nhượng Hồ Lộ) bị kết án 7 năm tù phi pháp, và bị đưa đến nhà tù Hô Lan, tỉnh Hắc Long Giang. Tháng 11/2019, ông bị đưa vào nhà tù Thái Lai, tỉnh Hắc Long Giang để tiếp tục bức hại. Ngày 4/4/2021, ông qua đời vì “xuất huyết tiểu não dẫn đến nhồi máu não” ở tuổi 69.

Học viên Đinh Lệ Hoa (ở quận Nhượng Hồ Lộ) bị kết án oan 3 năm. Bà Đinh buộc phải sống lang thang và bị tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe và mắc ung thư giai đoạn cuối. Ngày 18/6/2021, bà qua đời oan uổng, hưởng thọ 73 tuổi.

Học viên Vương Phong Thần, giáo viên xuất sắc của trường trung học cơ sở số 1 huyện Lâm Điện, là cốt cán chuyên môn xuất sắc của trường, bị kết án oan 4 năm. Ông đã bị bức hại trong tù, xuất hiện các triệu chứng khối u nghiêm trọng, và qua đời oan khuất vào ngày 9/8/2020.

id13835586 41e66e0069e3a3a0fa656c5810c3c2be 600x400 1
Học viên Pháp Luân Công Đại Khánh bị tra tấn đến chết trong 2 năm qua: (Từ trái sang phải) bà Quản Phong Hà, ông Vương Phong Thần, ông Lã Quan Như. (Ảnh ghép: Epoch Times)

Bị kết án oan sai

Ngày 26/4, học viên Hồ Ngọc Liên (78 tuổi, ở Đại Khánh) đã bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ kết án 5 năm tù phi pháp và phạt 20.000 nhân dân tệ (khoảng 2.810 USD).

Học viên Lưu Thục Bình (ở quận Đỗ Mông, Đại Khánh) bị kết án 3 năm tù. Tháng 3/2022, bà bị đưa đến nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang để bức hại.

Ngày 8/1/2022, học viên Tôn Văn Trung ( ở Đại Khánh) bị cảnh sát quận Lâm Điện bắt cóc và bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ kết án 3,5 năm tù phi pháp.

Tháng 4/2020, các học viên Lý Lực Tráng, Đường Trúc Nhân và 7 học viên khác (ở Cáp Nhĩ Tân) bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ xét xử 4 lần. Ngày 17/11/2021, họ bị kết án bất hợp pháp, với mức án từ 8 tháng cho đến 1 năm 10 tháng tù.

Ngày 23/7/2021, học viên Dương Hải Hà (ở quận Đỗ Mông, Đại Khánh) bị Tòa án Nhượng Hồ Lộ kết án 7 năm tù, sau đó bị đưa đến Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang.

Ngày 23/7/2021, học viên Lý Thục Xuân (ở Đại Khánh) bị Tòa án Nhượng Hồ Lộ kết án 5 năm tù. Ngày 7/1 năm nay, bà bị đưa đến bức hại trong nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang.

Tháng 5/2020, học viên Giang Tăng Triều (ở Đại Khánh) bị cảnh sát Chi nhánh Long Nam của quận Nhượng Hồ Lộ bắt cóc và lục soát nhà bất hợp pháp. Ông bị kết án 5 năm tù phi pháp vào đầu năm 2021. Trước đó, ông từng bị bỏ tù 11 năm.

id13160353 2021 8 12 i081840 01
Ông Giang Tăng Triều (Ảnh: Minghui.org)

Ngày 21/1/2020, học viên Quý Văn Ba (67 tuổi, ở quận Sartu, Đại Khánh), bị Tòa án Nhượng Hồ Lộ kết án 7 năm tù oan.

Ngày 19/1/2020, học viên Đông Hằng Tiêu (ở Đại Khánh) bị bắt cóc tại ga xe lửa Đông Đại Khánh. Ông bị giam tại nhà tù thành phố Đại Khánh và bị những tù nhân mắc trọng tội đánh đập dã man.

Hầu hết tất cả các học viên Pháp Luân Công nói trên đều bị Tòa án Nhượng Hồ Lộ, Đại Khánh kết án bất hợp pháp. Tình hình dịch bệnh ở quận Nhượng Hồ Lộ cũng rất nghiêm trọng.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và người dân được đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)