Đạt Lai Lạt Ma: Trung Quốc đang thay đổi
- Trí Đạt
- •
Nhà lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma đã nói trong một buổi diễn giảng tại Ấn Độ: “Tôi vẫn luôn lạc quan chờ đợi những sự thay đổi. Hơn 60 năm qua, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều, và hiện nay vẫn đang trong quá trình thay đổi.”
Ngày 25/4, nhận lời mời tham gia diễn đàn Express Adda và nhiều hoạt động không chính thức tại New Delhi của The Indian Express với tư cách là khách quý, trong bài phát biểu của mình, Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng hiện nay Trung Quốc Đại Lục đang có sự thay đổi.
Tại diễn đàn, Đạt Lai Lạt Ma cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị Indian Express ông AnantGoenka, Chủ biên mục thăm dò dư luận toàn quốc bà Vandita Mishra đã tiến hành thảo luận về các vấn đề quan trọng như tương lai của Tây Tạng, dân số giáo dục, chiến tranh và nhân tính.
Nhà sư Tây Tạng nói, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm chính quyền, “từ thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và cho đến hiện nay là thời Tập Cận Bình, mặc dù là cùng một đảng chính trị, cùng một chế độ, nhưng Trung Quốc đã có những thay đổi rất lớn.”
Ông cho rằng “dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi rất tích cực.”
Đặc biệt ông còn nhắc tới công cuộc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Ông nói, thông thường cùng một đảng chính trị, thì người ta đều giữ một hình ý thức hệ tương đồng, nhưng dựa vào những tình hình mới hiện nay, Trung Quốc đang có sự biến đổi. Tôi luôn vui mừng chờ đợi sự biến đổi này.
Đạt Lai Lạt Ma còn nhắc đến tầm quan trọng của tín ngưỡng tôn giáo đối với nhân loại, “người Trung Quốc chăm chỉ, dũng cảm, thông minh. Xét về truyền thống, người Hán cơ bản là tín đồ Phật giáo, dù ở các nước như Malaysia hay Việt Nam, chỉ cần có người Hoa, thì có chùa chiền thờ phật.”
Ông cho rằng trong văn hóa truyền thống không thể thiếu sự thương yêu và từ bi, “con người cần có lòng từ bi, từ bi có thể mang đến sự bình yên trong nội tâm, điều này không chỉ giúp cho thân tâm khỏe mạnh, mà quan trọng hơn là nó làm cho người khác cũng như môi trường xung quanh trở nên an hòa.”
Trước đây, Đạt Lai Lạt Ma đã từng chỉ trích thuyết vô thần của ĐCSTQ lừa gạt hơn 1,3 tỷ người dân, lợi dụng công cụ tuyên truyền một chiều để bưng bít thông tin, đưa tin phiến diện và sai lệch, khiến người dân không có quyền được biết. Ông nói “Họ đang lường gạt nhân dân của mình”.
Đạt Lai Lạt Ma đã công khai tuyên bố, người tu hành chỉ liên quan tới tôn giáo, không có liên quan gì tới chính trị. Tuy nhiên, ĐCSTQ vì ngăn cản truyền bá tín ngưỡng tôn giáo tại Đại Lục nên đã nhiều lần tiến hành đàn áp bức hại.
Từ năm 1995, sau khi Ban Thiền đời thứ 10 viên tịch, Đạt Lai Lạt Ma từng chọn một bé trai 6 tuổi người Tây Tạng làm người kế thừa Ban Thiền Lạt Ma, nhưng bé trai này đã sớm bị chính quyền ĐCSTQ bắt giữ và mất tích từ đó. Về sau, ĐSTQ lại đưa một bé trai người Tây Tạng khác lên làm người kế thừa Ban Thiền Lạt Ma.
Đài phát thanh Tây Tạng từng tiết lộ, trên thế giới hiện nay có khoảng 6 triệu người Tây Tạng, những năm 50, Đạt Lai Lạt Ma đã quen biết cựu Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân – cha của ông Tập Cận Bình, khi đó ông Tập Trọng Huân đề xướng bảo vệ người Tây Tạng.
Nhưng năm 2015, chuyên gia Tạng học tại Bắc Kinh phê bình Trưởng ban Tôn giáo Diệp Tiểu Văn vì ông này vẫn thi hành chính sách đàn áp tôn giáo Tây Tạng và bức hại Pháp Luân công theo lệnh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Theo hãng tin Reuters, năm 2014, tòa án tối cao Tây Ban Nha đã tiến hành truy nã quốc tế đối với ông Giang Trạch Dân vì tội dùng nhục hình và tội phản nhân loại.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Giang Trạch Dân Đạt Lat Lạt Ma