Dịch bệnh mất kiểm soát, chính quyền địa phương ‘cướp’ vật tư y tế của nhau
Gần đây, trên mạng Internet lan truyền thông tin, chính quyền các tỉnh thành Trung Quốc bắt đầu giành nhau mua khẩu trang y tế, hơn nữa còn ra “thông báo cướp đoạt” cho đối phương biết, trên thông báo còn đóng cả dấu lớn của chính quyền địa phương. Cường điệu hơn nữa chính là phải dùng đến xe bọc thép và cảnh sát chống bạo động vận chuyển khẩu trang. Quốc vụ viện Trung Quốc cũng đã có phúc đáp về sự việc liên quan nhưng không có ai làm theo. Dịch bệnh hoàn toàn mất kiểm soát, chính quyền Bắc Kinh đang từng bước mất năng lực kiểm soát đối với các địa phương.
Hôm 6/2, trên mạng đăng tải một “thông báo cướp đoạt” của thành phố Đại Lý (tỉnh Vân Nam) gửi cho thị xã Từ Khê (thuộc thành phố Ninh Ba tỉnh Chiết Giang), thời gian trên ghi là ngày 1/2.
Nội dung thông báo viết, do tình hình dịch bệnh tại thành phố vô cùng nghiêm trọng, thiếu thốn vật tư, nên giữ lại dùng 598 thùng khẩu trang y tế của thị xã Từ Khê. Góc dưới bên phải văn bản còn đóng dấu mộc lớn của chính quyền, điều này cho thấy đây là công văn của chính quyền.
Cùng ngày, thị xã Từ Khê lập tức gửi công hàm thỏa thuận yêu cầu đối phương trả lại 112.000 chiếc khẩu trang. Trong công hàm còn tuyên bố lô hàng này có đầy đủ thủ tục, ngay cả số mã, số chuyển phát nhanh cũng được in lên thư, góc dưới bên phải cũng đóng dấu của chính quyền thị xã Từ Khê.
Trong một thời gian ngắn, sự kiện chính quyền “cướp” khẩu trang này trở thành thông tin hàng đầu trên mạng Internet tại Trung Quốc, cuối cùng, thành phố Đại Lý đành phải trả lại 12.000 khẩu trang, còn hơn 100.000 chiếc vẫn cưỡng chế giữ lại.
Trong ngày thứ 2 sau sự kiện này, thành phố Đại Lý gửi cho thành phố Trùng Khánh đơn thông báo “cướp khẩu trang y tế”, nội dung đoạn đầu giống như thông báo gửi cho thị xã Từ Khê, chỉ là đoạn thứ hai có thêm một điều, việc giữ lại khẩu trang có thời hạn trong 1 năm, quá hạn coi như cho không. Công hàm đòi hàng của chính quyền Trùng Khánh gửi hôm 3/2 đã muộn, tất cả khẩu trang đã bị chính quyền Đại Lý phân chia sạch, nên không đòi lại được.
Trên mạng Sohu hôm 6/2 có thông tin phơi bày nói, các vật tư y tế của nhiều nơi như Tín Dương thuộc Hà Nam, Lệ Giang thuộc Thành Đô, Tuân Nghĩa thuộc Quảng Tây, đều bị thành phố Đại Lý “cướp”. Nhưng vì sao lại đều bị một thành phố “cướp” chứ? Bởi vì chỉ cần là các vật phẩm nhập khẩu từ Đông Nam Á, từ Myanmar vào Trung Quốc thì đều phải qua hải quan thành phố Đại Lý. Ngay cả khi vận chuyển trong nước, những thành phố này đều sử dụng dịch vụ của công ty vận tải Thuận Phong Vân Nam, công ty này có điểm trung chuyển tại thành phố Đại Lý.
Do đó, chính quyền Đại Lý giữ lại những vật tư này đều rất dễ dàng. Thị xã Từ Khê đã gửi cho họ một một đơn thỏa thuận, chứ không phải là đơn thông báo, cũng tức là, thành phố Đại Lý muốn phân chia bao nhiêu thì có thể thương lượng với chính quyền Từ Khê, nhưng không được giữ lại toàn bộ. Có thể thấy, ở Trung Quốc, hành vi chính quyền “cướp” vật tư y tế đã trở thành điều thường thấy, trong đó có quy tắc ngầm mọi người đều hiểu rõ.
Còn có trường hợp chính quyền “cướp” lẫn nhau. Ngày 4/2, thành phố Thanh Đảo thông báo, hải quan thành phố kiểm tra và thu giữ một lô hàng là vật tư phòng hộ dùng trong y tế gửi từ Hàn Quốc đến Thẩm Dương, lý do là hiện hải quan Thẩm Dương đã kiểm tra và thu giữ một lô hàng nhập khẩu của Thanh Đảo.
Các trường hợp “cướp liên hoàn”: Ngày 6/2, trên mạng Internet bùng nổ thông tin chính quyền thành phố Miên Dương tỉnh Tứ Xuyên đã vận chuyển đi 300.000 khẩu trang y tế từ thị trấn Ba Trung, do xe bọc thép và hơn 30 cảnh sát chống bạo động phụ trách áp tải. Trong lúc công an Miên Dương áp tải chiến lợi phẩm trên đường trở về thì lại bị công an huyện Kim Đường cướp, kết quả bị công an Miên Dương phá vòng vây thành công.
Sự kiện chính quyền tỉnh Tứ Xuyên ăn cướp (Ảnh: Pincong)
Còn một trường hợp nữa: Nhà sản xuất Sơn Đông nhập 200.000 chiếc khẩu trang y tế, nhưng bị chính quyền Sơn Đông “cướp”. Thị xã Thường Thục tỉnh Giang Tô mua 500.000 khẩu trang từ nước ngoài, bị hải quan Quảng Châu thu giữ toàn bộ. Bí thư thành phố Thái Thương tỉnh Giang Tô nói thẳng: Ngoài vật tư chuyển về Hồ Bắc sẽ không chặn, các nơi khác đều chặn, đặc biệt là Sơn Đông và Quảng Châu.
Trong lúc thị xã Từ Khê thỏa thuận với thành phố Đại Lý về vấn đề khẩu trang bị giam giữ, ngày 29/1, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phát đi thông báo khẩn cấp về việc cấm giam giữ và phân phối sử dụng vật tư dùng cho y tế. Sau khi thông báo được phát đi, sự kiện chính quyền cướp đoạt không những không dừng lại, mà còn bình thường hóa ngày càng mạnh, liên quan đến ngày càng nhiều thành phố, thậm chí còn huy động cả lực lượng cảnh sát thực thi cướp bóc.
Trang bìa của Tạp chí Time số ra ngày 17/2 sắp tới, sẽ là một bức ảnh ông Tập Cận Bình đeo khẩu trang trắng, bài viết có tiêu đề “Virus corona mới bùng phát có thể phá vỡ Giấc mơ Trung Quốc của Tập Cận Bình”. Hiện tại, Trung Quốc đã có 66 thành phố bị phong tỏa, Quảng Châu cũng tuyên bố “thất thủ”, tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đã hoàn toàn mất kiểm soát, chính phủ Trung Quốc mà đứng đầu là ông Tập Cận Bình đang mất năng lực kiểm soát đối với các tỉnh thành.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa virus corona viêm phổi Vũ Hán khẩu trang y tế