Virus corona “lây nhiễm qua không khí” đáng sợ tới mức nào?
Viêm phổi do virus corona mới (2019-nCov) hay còn gọi là viêm phổi Vũ Hán, đang hoành hành khắp Trung Quốc với tốc độ và hình thức không thể kiểm soát. Sau vài lần bác bỏ tin đồn và phủ nhận, ngày 8/2 Bộ y tế của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xác nhận chủng virus mới này có thể lây nhiễm qua không khí.
ThePaper.cn cho biết, trong buổi họp báo của tổ lãnh đạo công tác phòng chống dịch bệnh được tổ chức tại thành phố Thượng Hải vào ngày 8/2, ông Tăng Quần, cục phó Cục dân sự thành phố Thượng Hải cho biết, hiện nay có thể xác định con đường lây nhiễm chủ yếu của virus corona mới là lây trực tiếp, lây nhiễm qua khí dung và lây nhiễm do tiếp xúc.
“Lây nhiễm dạng khí dung” nghĩa là nước bọt trộn lẫn vào không khí, hình thành “khí dung” (aerosol), sau khi hít phải sẽ bị lây nhiễm. “Khí dung” là các hạt rắn hoặc lỏng nhỏ phân tán và trôi nổi trong không khí, hình thành hệ thống phân tán keo trong môi trường khí. Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì khí dung là những hạt rắn hoặc lỏng phân tán và trôi nổi ổn định trong không khí, mà mắt thường không nhìn thấy được.
Điểm khác biệt về sự truyền nhiễm khí dung và tia nước bọt là khoảng cách lây lan. Truyền nhiễm vì tia nước bọt và qua tiếp xúc đều xảy ra trong phạm vi gần, còn lây nhiễm khí dung lại có ở khoảng cách xa. Điều này khiến nguy cơ truyền nhiễm tăng lên dù không tiếp xúc.
Lại Tú Tuệ, giáo sư danh tiếng thuộc Đại học thú y quốc gia Đài Loan, cho biết, theo tình hình và tốc độ truyền nhiễm tại Trung Quốc, thì việc lây nhiễm qua không khí rất có khả năng. Hiện nay Trung Quốc chỉ dám nói là truyền nhiễm dạng khí dung mà không dám tuyên bố trực tiếp rằng virus corona lây nhiễm qua không khí. Nhưng về học thuật căn bản không có cách nói dạng khí dung này, ĐCSTQ tới giờ vẫn che giấu sự thực.
Thông tin này chứng minh rằng virus corona gây bệnh viêm phổi Vũ Hán còn nguy hiểm hơn hẳn virus SARS. Rất nhiều người bắt đầu hoang mang. Trang tin trực tuyến Caijing mới đây còn đăng một bài viết trên Twitter nói rằng: Kế tiếp phương thức truyền nhiễm qua tia nước bọt, qua tiếp xúc và cửa bài tiết phân, hôm qua đã phát hiện ra loại virus này còn có thể truyền nhiễm qua khí dung! Điều này có nghĩa là tia nước bọt của người bệnh có thể kết hợp với môi chất trong không khí, trôi nổi trong không trung trong thời gian dài, người hít phải sẽ bị nhiễm. Nói thẳng ra, là hít thở không khí cũng có thể bị lây nhiễm! Điều này quả thực quá đáng sợ, còn mạnh hơn cả “Cái chết đen” (Tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV).
David Ng viết trên Twitter rằng: “ĐCSTQ đã thừa nhận! Con đường lây nhiễm của virus corona gồm cả “lây nhiễm qua khí dung! Virus viêm phổi Vũ Hán ngoài việc lây nhiễm qua tia nước bọt, tiếp xúc, cửa bài tiết phân ra, thậm chí còn có thể ‘lây nhiễm qua khí dung’! ‘Khí dung’ nói thẳng ra chính là lây nhiễm qua không khí! Điều này vô cùng đáng sợ! Nghĩa là dẫu bạn ở cách xa bệnh nhân, tránh tiếp xúc vật lý, đóng cửa ở nhà cũng sẽ bị lây nhiễm!”
中共承認了!武漢病毒傳播途徑包括「氣溶膠傳播」!??今天,上海市疾控中心召開記者招待會,首度承認,武漢病毒除了飛沫傳播,接觸傳播,糞口傳播外,甚至可以「氣溶膠傳播」!?所謂「氣溶膠」,用大白話來說,就是空氣傳播!?這非常可怕!意味著即使你遠離病患,避免物理接觸,宅在家也會感染!?
— David Ng (@AndrewC86186) February 8, 2020
Một nick name khác có tên “Đom đóm” cũng viết trên Twitter rằng: Căn cứ vào một người bị truyền nhiễm tại Nội Mông Cổ, không đi ra khỏi nhà, không tiếp xúc với người có bệnh, nhưng dưới lầu lại có một trường hợp bị lây nhiễm. Anh ấy nghĩ rằng có thể mình bị nhiễm bệnh là do máy hút mùi nhà bếp và quạt hút, vì đường ống của khu nhà thông với nhau.
#武汉病毒 可以通过气溶胶传播。根据内蒙古一位被传染的病人,没出屋,没接触病人史,但楼下有传染的人的案例,和同学探讨的记录。他提出可能会是排油烟机或换气扇,因为住宅楼的管道是相通的。https://t.co/vV7zZXO5mf pic.twitter.com/2pQsZZZ7MG
— 萤火虫 (@LisaLee8964) February 8, 2020
Ngoài ra theo báo cáo, chuyên gia phòng chống vũ khí sinh hóa hàng đầu của Trung Quốc, thiếu tướng Trần Vi, “Trưởng phòng phòng nghiên cứu công trình sinh học”, đã tiếp quản phòng thực nghiệm P4 Vũ Hán, đang kiểm soát toàn bộ công việc hàng ngày. Thiếu tướng Trần cho biết, trước dịch bệnh lần này “phải có sự chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, có được phương án đầy đủ nhất, chuẩn bị nỗ lực chiến đấu trường kỳ nhất”!
Theo thông tin từ Weibo, Douban, vào ngày 7/2, thiếu tướng Trần Vi đã ở Vũ Hán hơn 10 ngày. Bài viết này giới thiệu rằng, thiếu tướng Trần Vi trong thời gian dịch SARS, từng phát minh một loại thuốc xịt Interferon tái tổ hợp của con người, giúp 14.000 bác sĩ, y tá không có ai bị lây nhiễm. Bài giới thiệu còn nói bà đã giành được thành tựu siêu việt về việc điều trị virus Ebola và virus bệnh than.
Sau khi dịch bệnh bùng phát, phòng thí nghiệm sinh học P4 Vũ Hán vẫn luôn nhận được sự chất vấn từ ngoại giới, nhưng chính quyền ĐCSTQ theo thông lệ, tuyệt đối không cho phép bên thứ ba được vào điều tra, ví dụ như Mỹ.
Nhưng điều khả nghi là, sau khi các kênh truyền thông tại hải ngoại dẫn lại báo cáo của giới chức Đại Lục chứng minh virus corona mới lây nhiễm qua không khí, Ủy ban Y tế Quốc gia của ĐCSTQ đã dẫn lời Phùng Lục Thiệu, một nhà nghiên cứu tại Phòng Truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc cho biết: Lây nhiễm qua khí dung là chỉ nước bọt bắn ra trong quá trình trôi nổi trong không khí sẽ mất đi thành phần nước, chỉ còn lại protein và nhân mầm bệnh, hình thành nên nhân nước bọt, có thể thông qua hình thức dạng xịt trôi nổi tới những nơi xa, tạo thành việc lây nhiễm trong cự ly xa. Hiện nay vẫn chưa có chứng cứ chứng minh virus corona mới truyền nhiễm qua khí dung.
Trên thực tế, một người đàn ông tại Ninh Ba chỉ dừng chân trong 15 giây ngắn ngủi đã bị nhiễm bệnh. Về điều này, vào ngày 8/2, giới chức Trung Quốc cũng đã chứng thực rằng, virus này có thể lây nhiễm qua không khí.
Căn cứ theo thông tin Wechat của giới chức chính phủ khu Giang Bắc thành phố Ninh Ba, người đàn ông Chiết Giang kể trên 56 tuổi, nhiễm bệnh vào ngày 4/2. Ông ở nơi không có dịch bệnh, không đi du lịch, cũng không tiếp xúc với động vật hoang dã, lại càng không biết rằng một người bệnh trước đó cũng sống tại khu vực này.
Theo camera theo dõi và lần theo dấu chân của ông thì phát hiện ra, vào lúc 7h47 phút sáng ngày 23/1, người đàn ông này đã từng đứng cùng quầy hàng với một người phụ nữ 61 tuổi (bị lây nhiễm) với khoảng cách gần, khi mua rau tại “chợ rau phường Song Đông” trong 15 giây. Hơn nữa lúc này hai người đều không đeo khẩu trang.
Nhật báo Kinh tế Hồng Kông cũng chỉ ra rằng, nếu căn cứ theo nguyên lý trên thì nhà và khu dân cư có những con đường lây nhiễm như sau: tắm nước nóng, xoa bóp, tắm xông hơi; hay từ những trường hợp sinh ra nhiều hơi nước như: ăn lẩu, máy tạo độ ẩm, bàn ủi hơi nước.
Theo Apple Daily tại Hồng Kông, Tăng Kỳ Ân, bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm tại Hồng Kông, chỉ ra rằng “dạng khí dung” mà Trung Quốc đưa ra, trong tình huống thông thường sẽ liên quan tới những máy móc y tế đặc thù, ví như khi bệnh nhân cần hít những loại thuốc dạng lỏng thì có thể sẽ lây nhiễm. Nếu virus corona hình thành thể khí dung, có thể được coi là một phương thức truyền nhiễm qua không khí trong điều kiện đặc thù.
Ông còn nhắc tới dịch SARS toàn cầu năm đó số người lây nhiễm chưa tới 10.000 người. Nhưng hiện giờ dịch viêm phổi Vũ Hán mới chỉ bùng phát 2 tháng đã có hơn 30.000 người lây nhiễm. Do vậy có thể suy đoán rằng loại virus này có thể có con đường lây truyền hiệu suất cao, thậm chí có thể giống với bệnh lao, virus có thể trôi nổi trong không khí truyền tới những nơi xa hơn.
Trên thực tế, tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc Đại Lục hiện nay vô cùng nghiêm trọng, bên ngoài căn bản không thể nắm được con số lây nhiễm và số người tử vong thực tế. Nhưng xu hướng lan tràn nhanh chóng của bệnh dịch này, quả thực khiến quốc tế phải kinh hãi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tổng cộng đã xuất hiện 270 trường hợp mắc bệnh tại hơn 20 quốc gia.
Theo Đài BBC tại Anh, ở Vũ Hán Trung Quốc, một người đàn ông Mỹ mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán đã tử vong. Bộ ngoại giao Nhật cũng chứng thực rằng, một người Nhật cũng đã qua đời tại bệnh viện Vũ Hán, người này có triệu chứng viêm phổi Vũ Hán rõ rệt.
Bộ y tế Pháp cũng xác nhận, tại một sân trượt tuyết thuộc tỉnh Haute-Savoie, miền Đông nước Pháp, nơi giáp ranh với Ý và Thụy Sĩ, đã xác nhận có 5 du khách người Anh mắc triệu chứng nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán, trong đó có một trẻ em.
Ngoài ra, tại Anh cũng đã xác nhận 3 trường hợp nhiễm bệnh. Hai người trong số đó là công dân Trung Quốc, người thứ ba là người Anh trở về từ Singapore.
Về tên gọi bệnh “viêm phổi Vũ Hán”, ngày 8/2, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, đã đổi tên bệnh viêm phổi Vũ Hán thành “Bệnh viêm phổi corona chủng mới”, gọi tắt là “Viêm phổi corona mới”, tên tiếng Anh viết tắt là “NCP” (Novel Coronavirus Pneumonia).
Minh Tú
Xem thêm:
Từ khóa viêm phổi Vũ Hán khí dung Dòng sự kiện virus corona