Dư luận mỉa mai khi truyền thông Trung Quốc bất ngờ ca ngợi Nhật Bản
- Trí Đạt
- •
Tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến thăm Bắc Kinh, còn giới chức đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì bất ngờ thay đổi thái độ, không chỉ cho treo cờ Nhật Bản gần Quảng trường Thiên An Môn mà cách đón tiếp Thủ tướng Nhật Bản cũng long trọng hiếm thấy, thậm chí tờ “giọng điệu diều hâu” Thời báo Hoàn Cầu của ĐCSTQ cũng bất ngờ tung hô “tình bạn tốt Trung – Nhật” khiến dư luận mỉa mai châm biếm.
Cờ Nhật Bản được treo gần Quảng trường Thiên An Môn Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)
Dưới thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc của ĐCSTQ trong những năm qua, đa số nhân dân Trung Quốc Đại lục ôm “hận thù dân tộc” đối với Nhật Bản, nhưng mới đây khi kỷ niệm 40 năm “Hiệp ước Hữu nghị Hòa bình Trung – Nhật” và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm Bắc Kinh, toàn bộ bộ máy tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc đã bất ngờ “dẹp tan hận thù”, nhấn mạnh tình bạn tốt Trung-Nhật.
Ngày 26/10, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) công bố bài xã luận “Xã hội Trung Quốc và Nhật Bản cần thay đổi thái độ xây dựng lại hiểu biết lẫn nhau”, nội dung bài viết trái với thường lệ. Trước tiên bài xã luận “phản tỉnh” lại quan hệ Trung – Nhật căng thẳng trong quá khứ, cho rằng “hai nước Trung Quốc và Nhật Bản không nên tiếp tục khinh thường nhau, phải khí khái phóng khoáng”; tiếp đó đưa ra thừa nhận hiếm thấy “Từ khoa học công nghệ hàng đầu cho đến quản trị tinh tế của Nhật Bản, có rất nhiều điều để Trung Quốc học hỏi”. Bài viết còn mong muốn người Trung Quốc “kiềm chế trí tưởng tượng về sự hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản”, không nên tưởng tượng về nguy cơ Nhật Bản sẽ tái xâm lược Trung Quốc để “tự dọa mình”. Thậm chí bài viết còn chỉ ra “Mối quan hệ Trung – Nhật ngày càng căng thẳng chỉ vì chuyện nhỏ tranh chấp Đảo Điếu Ngư là khá khôi hài”, nhìn lại lịch sử bài viết bất ngờ ca ngợi chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ (Wang Jingwei) dẫn đến Nhật Bản xâm lược Trung Quốc…
Nội dung bài xã luận đã làm dấy lên làn sóng dư luận tại Trung Quốc. Nhiều người đã chia sẻ trạng thái trên mạng xã hội rằng bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu làm họ rối mù, vì từ nhỏ được giáo dục phải gọi người Nhật Bản là “quỷ Nhật Bản”, tại sao bất ngờ đảo ngược thái độ như thế? Thậm chí muốn mọi người phải “cùng vinh cùng tồn” với Nhật Bản, điều này khiến mọi người cảm giác như “tâm thần phân liệt”.
Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn ý kiến nhà sử học Trung Quốc Trương Lập Phàm (Zhang Lifan) cho rằng, trong quá khứ chính quyền Trung Quốc xuất phát từ nhu cầu chính trị, bừa bãi kích động chủ nghĩa dân tộc và “lòng yêu nước” để làm giảm mâu thuẫn nội bộ trong nước; bây giờ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, ĐCSTQ muốn lôi kéo Nhật Bản về phe mình nên đột ngột đổi giọng tuyên truyền “tình hữu nghị Trung – Nhật”, việc dân chúng lên án này chính là hậu quả của công tác tuyên truyền chú trọng thù hận trong quá khứ.
Như vậy, giờ đây tâm trạng hận thù bất ngờ bị lật ngược có làm cho mọi người cảm giác chơi vơi hụt hẫng không? Về vấn đề này ông Chương Lập Phàm chỉ ra rằng, “Chuyển mục tiêu công kích là có thể giải quyết vấn đề này, chẳng hạn như ngụy tạo ra một điểm nóng dư luận khác. Tôi cho rằng có rất nhiều cách tiếp cận, tất nhiên đối với quan hệ Trung-Nhật thì ĐCSTQ hoàn toàn có thể sử dụng Mỹ để thay thế”.
Trong thực tế, giới chức Cộng sản Trung Quốc xưa nay giỏi lợi dụng công cụ tuyên truyền chỉ trích đối tượng thù địch, mặt khác là kích động “tình cảm yêu nước” của dân chúng để bảo vệ chế độ. Trường hợp điển hình nhất là cuộc diễu hành chống Nhật vào năm 2012. Lúc đó bề ngoài là tẩy chay công ty và hàng hóa Nhật vì vấn đề đảo Điếu Ngư (người Nhật gọi là Senkaku), nhưng thực tế là cố tình đạo diễn nhằm tạo sự kiện xã hội. Như có tổ chức truyền thông nước ngoài tiết lộ, năm 2012 là giai đoạn đặc thù với sự tan rã của thế lực cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, trong tình cảnh những thân tín như Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai đang gặp nguy, phái Giang đã kích động tình cảm “yêu nước” của nhân dân, tạo trạng thái chiến tranh nhằm gây tác động vào Đại hội 18 nhằm gây làm cho ông Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào khi đó khó khăn trong kiểm soát tình hình.
Có phải Nhật Bản không thân thiện như tuyên truyền của ĐCSTQ? TVB News Hồng Kông chỉ ra, Nhật Bản đã hỗ trợ kinh tế Trung Quốc suốt 40 năm qua, số tiền viện trợ gần 300 tỷ Nhân dân Tệ. Thời điểm những năm 1980, Trung Quốc nhờ vào các khoản vay của Nhật Bản để xây dựng đường sắt và nhiều công trình cơ sở hạ tầng quy mô lớn; năm 1990, nhờ Nhật Bản hỗ trợ phát triển giao thông và thuỷ lợi; năm 2000, nhờ viện trợ để bảo vệ môi trường và đào tạo nhân tài.
Tác giả Viên Hiểu Bân (Yuan Xiaobin) của tờ NetEase cũng có bài viết chỉ ra rằng, kể từ năm 1979, viện trợ không hoàn lại và lãi suất thấp của Nhật Bản đối với Trung Quốc tổng cộng 290 tỷ Nhân dân Tệ. Tác giả cũng trích dẫn số liệu của Cơ quan Phát triển Quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc cho biết, Nhật Bản chiếm khoảng 67% trong tổng viện trợ của Trung Quốc.
Ông Glaser (Bonnie S.Glaser), chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết, người Nhật Bản đã “đóng góp lớn” kéo dài 40 năm để giúp Trung Quốc chuyển đổi kinh tế.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc hiếm khi đề cập đến vấn đề này, lại xuyên tạc là hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Nhật Bản Quan hệ Trung Nhật công cụ tuyên truyền