George Soros: Nhiều nhân tố cản trở ông Tập Cận Bình tái nhiệm
- Lý Chính Hâm
- •
Hôm 31/1, nhà đầu tư tài chính George Soros cho rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, các yếu tố như khủng hoảng bất động sản, dịch bệnh, kẻ thù trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và tỷ lệ sinh giảm, đang ngăn cản ông Tập Cận Bình cố gắng tái nhiệm tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20.
Theo Bloomberg News và CNN đưa tin, ngày 31/1, nhà đầu tư George Soros phát biểu tại Viện Hoover của Đại học Stanford đã cho biết, sự bùng nổ bất động sản của Trung Quốc dựa trên một mô hình không bền vững khiến chính quyền địa phương được hưởng lợi và khuyến khích người dân đầu tư phần lớn tiền tiết kiệm vào bất động sản. Sau khi cuộc bùng nổ bất động sản kết thúc, Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế.
Ông Soros lấy ví dụ về Evergrande Group, một nhà phát triển bất động sản với tổng nợ phải trả hơn 300 tỷ USD, bao gồm khoảng 19 tỷ USD trái phiếu nước ngoài do các nhà quản lý tài sản quốc tế và các ngân hàng tư nhân thay mặt cho khách hàng của mình nắm giữ.
Trong vài tháng qua, Tập đoàn Evergrande đã nỗ lực huy động tiền mặt để trả nợ cho các nhà đầu tư. Trong cuộc họp qua điện thoại với chủ nợ vào tối ngày 26/1, Tập đoàn Evergrande cho biết sẽ nỗ lực đưa ra kế hoạch tái cơ cấu nợ sơ bộ trong vòng 6 tháng. Công ty cho biết sẽ hoàn toàn lắng nghe ý kiến và đưa ra kế hoạch tái cơ cấu khả thi; Chủ tịch Hứa Gia Ấn cũng cho biết ông “cố gắng hết sức để hỗ trợ sự phát triển của công ty“, nhưng chưa thể xoa dịu được tâm lý thị trường vốn.
Ngày 20/1, báo cáo của chính quyền tỉnh Quảng Đông đề cập cụ thể đến Tập đoàn Evergrande: “Theo nguyên tắc thị trường hóa và pháp trị hóa, việc xử lý rủi ro nợ của các công ty bất động sản như Tập đoàn Evergrande cần được thực hiện tốt, và quyết không cho phép xảy ra các sự kiện ảnh hưởng đến sự ổn định tổng thể của xã hội.”
Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã cử tổ công tác tới đóng trú tại công ty để giám sát việc tái cơ cấu, nhưng vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Có thông tin cho rằng chính quyền Bắc Kinh đã bước đầu vạch ra một khung tái cơ cầu và quyết định tách Tập đoàn Evergrande, đồng thời lên kế hoạch thoái phần lớn tài sản ngoại trừ các công ty con đã niêm yết là Evergrande Property và Evergrande Auto. Trong số đó, lĩnh vực bất động sản sẽ do China Cinda, một trong bốn công ty quản lý tài sản lớn thuộc sở hữu nhà nước, tiếp quản.
Ông Soros cũng cho biết, giá nhà giảm sẽ “khiến nhiều người đã đầu tư phần lớn tiền tiết kiệm vào bất động sản phản đối ông Tập Cận Bình”, ông cũng nói thêm rằng tình hình hiện tại “xem ra không có vẻ khả quan”.
Ông Soros cũng phê bình các chính sách giám sát và hành động đàn áp doanh nghiệp tư nhân của chính quyền Bắc Kinh, ngoài sự oán thán tích tụ trong người dân, sóng gió đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ cũng đang âm ỉ bùng phát.
Soros kết luận rằng các yếu tố như khủng hoảng bất động sản, dịch bệnh, kẻ địch trong ĐCSTQ và tỷ lệ sinh giảm đang ngăn cản ông Tập Cận Bình tái nhiệm. Dự kiến, quý II năm nay sẽ có thể biết được xem liệu ông Tập Cận Bình có cơ hội tái đắc cử hay không. “Tình hình hiện nay đối với ông Tập Cận Bình mà nói thì có vẻ không mấy lạc quan.”
Nhà bình luận Đường Tĩnh Viễn của Vision Times viết trong bài “Tập Cận Bình trở thành người bán hàng mời chào đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, gậy ông đập lưng ông?” rằng, từ các quy tắc bất thành văn trong thể chế của ĐCSTQ, năm 2022 nên là năm ông Tập Cận Bình chuẩn bị nghỉ hưu dưỡng lão. Tuy nhiên, ông Tập đang cố gắng tái nhiệm tại Đại hội lần thứ 20 của ĐCSTQ vào mùa thu năm nay; một quan điểm phổ biến cho rằng ông Tập phải tiếp tục chấp chính để ngăn chặn việc ông bị trả đũa (sau khi ông từ chức) bởi các đối thủ chính trị mà ông đã tấn công.
Nhóm “Kinh tế chính trị Thiên Quân” đã chỉ ra trong bài viết “2022 là một ranh giới quan trọng, Tập Cận Bình ngồi trong miệng núi lửa” rằng, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương vào cuối năm ngoái đã đề xuất rằng nền kinh tế cần được đặt “ổn định” lên hàng đầu. Hội nghị chỉ ra sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đang đối mặt với 3 thứ áp lực: nhu cầu thu hẹp, vấn đề nguồn cung, và kỳ vọng suy yếu. Điều này đã nêu bật mối quan tâm của ông Tập Cận Bình về tình hình kinh tế trong năm đặc biệt, tức sẽ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào năm 2022.
Vì sao năm 2022 là một ranh giới quan trọng? Bài viết nhấn mạnh rằng đối với chính quyền Tập Cận Bình, nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau đang xuất hiện trong xã hội Trung Quốc, nhưng có hai cuộc khủng hoảng có thể làm lung lay sức mạnh quốc gia của Trung Quốc: khủng hoảng dân số và khủng hoảng giá hóa dân số / vấn đề hưu trí. Điều này sẽ tác động quan trọng đến việc ra quyết định kinh tế của chính quyền Tập Cận Bình, thâm hụt tài khóa sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Có thể thấy, việc cắt giảm lương công chức ở nhiều nơi gần đây cho thấy tình hình tài chính không mấy lạc quan. Ngay cả sự ổn định của hoạt động cơ sở cũng không thể đảm bảo, trong tương lai sẽ ngày càng có nhiều sự kiện các nhóm dân chúng bảo vệ quyền lợi của mình, thậm chí các cán bộ công chức cũng có thể sẽ tham gia vào đội ngũ đòi quyền lợi này. Trong hoàn cảnh đó, ông Tập Cận Bình muốn tái nhiệm tại Đại hội lần thứ 20 của ĐCSTQ, cũng tương đương với việc ngồi trên miệng núi lửa.
Lý Chính Hâm, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình George Soros Evergrande Bất động sản Trung Quốc