Dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã bùng phát trở lại và tiếp tục lan rộng đến nhiều huyện, trong đó ít nhất 50.000 người ở thôn Thượng Sa Đông đã bị phong tỏa trong vài ngày. 

id13606870 b34eb4f5ly1gzpxxswp31j20m80gojum 600x400 1
Chiều ngày 25/2/2022, nhân viên phụ trách dịch bệnh xuất hiện tại Công viên Hưng Khoa, quận Nam Sơn, thành phố Thâm Quyến, và sơ tán hàng chục ngàn người. (Ảnh: Weibo)

Ngày 3/3, Ủy ban Y tế và Sức khỏe tỉnh Quảng Đông báo cáo rằng trong 24 giờ ngày 2/3, có 28 ca nhiễm mới tại địa phương được xác nhận và 6 người nhiễm không triệu trứng. Những ca bệnh này được phân bố tại các thành phố Thâm Quyến, Đông Quan và Huệ Châu.

Trưa ngày 3/3, Ủy ban Y tế và Sức khỏe thành phố Thâm Quyến thông báo rằng trong 24 giờ ngày 2/3, 25 ca nhiễm mới tại địa phương đã được báo cáo ở Thâm Quyến. Quỹ đạo của những ca bệnh mới này xảy ra tại các quận Phúc Điền, Nam Sơn, La Hồ, Diêm Điền, Long Cương và Bảo An. (Lưu ý: Các số liệu chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quen với việc ngụy tạo và tình hình dịch bệnh thực sự vẫn chưa được xác minh.)

Xét nghiệm axit nucleic đang được thực hiện tại một số tiểu khu ở Thâm Quyến. Theo báo chí Đại Lục đưa tin, ngày 2/3, tại khu xét nghiệm axit nucleic của một tiểu khu tại phố Xà Khẩu, quận Nam Sơn, Thâm Quyến, Quảng Đông, loa phát thanh tuyên truyền rằng: “3 ngày không xét nghiệm, mã sẽ tự động chuyển sang màu vàng”, “hôm nay không xét nghiệm, ngày mai không được đi làm.”

Bà Trần, cư dân thành phố cho biết khi nghe câu này, bà cảm thấy như sinh mạng của mình bị bóp nghẹt, bởi không được đi làm là một chuyện đáng sợ đối với người dân Thâm Quyến. Vì lo rằng tòa nhà công ty hoặc khu dân cư sẽ bị phong tỏa đột ngột, gần đây nhiều người đã mang máy tính xách tay về nhà khi hết giờ làm, để đảm bảo rằng dù ở đâu họ cũng có thể làm việc được bình thường.

Hơn 60.000 người bị phong tỏa, việc phân phối nhu yếu phẩm trở thành một vấn đề nan giải

Thôn Thượng Sa Đông ở Thâm Quyến là một khu vực bị phong tỏa, và nhiều cư dân mạng tại đây đã phàn nàn trên Weibo rằng 3 bữa một ngày không có, việc ăn uống đã trở thành vấn đề nan giải, không ai quan tâm, người giao đồ thì “nội bất xuất, ngoại bất nhập.”

“Chúng tôi ăn không khí sao? Xuống lầu vứt rác sinh hoạt cũng không dám, cũng không ai quan tâm đến chúng tôi, ngoại trừ những người xét nghiệm axit nucleic là có thể đến.”

“Một số tòa nhà ở làng Thượng Sa Đông cho biết, bữa sáng mà chính phủ nói là sẽ giao hiện giờ vẫn chưa đến. Một số tòa nhà bị phong tỏa đã vài ngày nhưng không ai ngó ngàng đến.”

Ngày 2/3, cô Lý Phi (nữ, hóa danh), nhân viên văn phòng quận Sa Đầu, Thâm Quyến, nói với Epoch Times rằng những người trong khu vực phong tỏa được yêu cầu ở nhà, và toàn bộ ngôi làng được bao bọc và quản lý bằng hàng rào dây thép gai, để ngăn mọi người chạy ra ngoài. Có rất nhiều người không phải dân bản xứ của thôn Thượng Sa. “Quản lý tĩnh” được triển khai từ ngày 28/2, người dân ở nhà và mọi vật dụng đều được nhân viên công tác gửi ở tầng dưới.

Cô Lý Phi cho biết, thôn Thượng Sa có dân số tương đối lớn, khoảng 60.000 – 70.000 người, và họ đều sống trong những tòa nhà cao hơn 7 tầng, nên phải nhờ đến việc giao hàng thủ công. Ngoài ra các tình nguyện viên cũng không quen đường và sự phân bố của các tòa nhà. Trong khu vực còn có nhiều hàng rào, không thể đi lại theo tuyến đường bình thường như trước, mà phải đi đường vòng.

Không ai quan tâm, dân bị đói, một số người muốn nhảy lầu

Trần Đông (nam, hóa danh) từ ngoại thành đến Thâm Quyến lái taxi, khi trả lời phỏng vấn, anh nói: “Chỉ yêu cầu chúng tôi ở nhà, nhưng chúng tôi không có đồ gì, và không ai quan tâm. Chúng tôi bắt đầu hét lên ‘tại sao không ai quan tâm đến chúng tôi’.”

Anh Trần Đông cho biết: “Tôi trở về Thâm Quyến vào ngày 21/2, và tòa nhà đã bị phong tỏa vào ngày hôm sau. Tôi sống ở ngõ 16, thôn Thượng Sa Đông. Từ ngày 22 – 24/2, chúng tôi có thể xuống lầu mua một số thứ, đến ngày 25/2, thì toàn bộ tòa nhà đã bị phong tỏa, tòa nhà đối diện cũng bị phong tỏa.”

Anh nói rằng hơn 30 người trong tòa nhà đã bị cách ly. Tòa nhà số 2 ngõ 16 là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. “Đáng lẽ phải đến tận cửa để giao đồ cho chúng tôi, nhưng nhiều tình nguyện viên không dám lên, những người mặc quần áo bảo hộ cũng không chịu lên. Chúng tôi chỉ có thể xuống tầng dưới để lấy.” Quản trị viên tòa nhà cũng đã bị đưa đi cách ly vì thuộc về diện tiếp xúc gần.

Trần Đông nói rằng trước ngày 1/3, khu vực này quá hỗn loạn, nếu không sẽ không thể xảy ra nhiều vụ lây nhiễm như vậy. Bắt đầu từ ngày 22/2, người dân đã xét nghiệm axit nucleic tập trung. Họ phải xếp hàng hơn 4 giờ trong ngày hôm đó, và rất nhiều người đã tập trung lại với nhau. Kể từ ngày 25/2, toàn bộ thôn Đông đã bị phong tỏa, và chỉ có thể ra ngoài để xét nghiệm axit nucleic.

Anh ấy nói: “(Ngày 26/2) ở đây đã có những ca bệnh được xác nhận, và cư dân không thể xuống dưới vào ngày hôm đó. Nhưng họ không cấp gì cho chúng tôi, không ai quan tâm đến chúng tôi, rác chất đống khắp nơi, chất thành núi ở ngay lối ra vào hành lang. Chúng tôi không được ra ngoài, cũng không ai đến mang rác đi. Từ ngày 28/2 đến 1/3, nhiều người bị đói, không có người phát cơm, không một ai quan tâm. Những nhà không tích trữ lương thực đã kêu đói, có người nhảy lầu, nhưng thông tin chúng tôi đăng lên Internet đã bị xóa.”

“Vào ngày 1/3, một bữa ăn đã được phân phát, là KFC vào lúc 2h sáng. Ngày 2/2, chỉ có một hộp cơm, một con gà, thịt nạc, rau xanh và không có gì khác. Chúng tôi cũng không có cách nào. Nếu gia đình không dự trữ lương thực, thì một gia đình 3 người, có trẻ em, mà phân phát chút thực phẩm như vậy thì có thể ăn được mấy ngày? Lần phân phát tiếp theo là khi nào cũng không ai biết.”

Anh Trần Đông cho biết cư dân chỉ có thể tự cứu mình, người ở tầng trên, tầng dưới giúp đỡ lẫn nhau, “người khác không quan tâm đến chúng tôi, thì chúng tôi phải quan tâm đến chính mình.”

Ngày 2/3, Lâm Đại (nữ, hóa danh), một cư dân ở thôn Thượng Sa Đông, kể với Epoch Times rằng vào đêm 28/2, có một người định nhảy lầu, về sau nghe nói hình như anh ấy mắc chứng trầm cảm, cộng với việc đã 2 ngày không được ăn uống gì, nên mới có ý nghĩ muốn nhảy lầu.

Cô cho biết đã có những người được xác nhận nhiễm bệnh ở thôn Đông, hơn nữa con số còn khá cao. Người dân phải xếp hàng ở tầng dưới để xét nghiệm axit nucleic. Khi xếp hàng trong 1, 2 giờ, nguy cơ lây nhiễm chéo thậm chí còn lớn hơn.

Cô ấy nói: “Trong nhóm của chúng tôi, trong nhà một số người ở thôn Đông không có thức ăn, hàng xóm sẽ chia cho họ một ít. Chỉ có ít người trong nhóm, vì nhiều người đã không tham gia.”

Lâm Đại kể có một cô gái trong tòa nhà nói rằng cô ấy đã nấu cháo mỗi ngày, vì chỉ có gạo và một ít dưa muối, mỗi ngày ăn một hoặc hai bữa, ngày mai không biết sẽ ra sao. “Câu trả lời cho chúng tôi là ‘không đủ nhân lực, không có cách nào’. Chúng tôi đã phản ánh rất mạnh tình hình lên trên. Sau đó, có người đến phát sữa và táo vào sáng ngày 2/3, có đồ ăn nhanh và một số thức ăn vào buổi trưa.”

Cô ấy nói rằng sau khi thôn Đông bị phong tỏa, cửa hàng cũng đóng cửa đột ngột. Tôi nghĩ chính phủ sẽ tìm cách gửi một số thực phẩm đến. Nhưng nhiều người đã bị nhốt 7 hoặc 8 ngày và trong nhà không có gì ăn. Tất cả các cửa hàng đều đóng cửa, muốn tích trữ đồ cũng không được.

“Ngày 1/3, chúng tôi đã đi mua rau và trái cây trên tất cả các kênh mạng xã hội, mọi người hoặc không nhận đơn đặt hàng, hoặc không có hàng và họ cũng không giao hàng, tình hình là vậy. Do đó, về cơ bản chúng tôi không mua được. Hôm nay (ngày 2/3), tôi đã mua một số trái cây trên kênh Meituan (Mỹ Đoàn), chiều mai họ mới giao đến.”

Chính sách “Zero COVID” làm dân khổ

Nhà văn Hồng Kông Nhan Thuần Câu từng nói trong một bài viết trên mạng xã hội rằng bất kỳ ai có khả năng tư duy bình thường đều hiểu rằng trừ khi virus ngoan ngoãn nghe lời, nếu không sẽ không bao giờ có thể thực hiện được “zero COVID”. Các nước phương Tây về cơ bản đã đạt được đồng thuận về việc chung sống với virus, trong khi ĐCSTQ ôm chết cứng chính sách này, huy động binh lực khắp nơi, ảnh hưởng đến kinh tế, ảnh hưởng đến dân sinh, quan chức chính quyền địa phương thì thắt chặt các biện pháp phòng dịch cực đoan cứng nhắc vì chiếc mũ ô sa, không quan tâm đến người dân sống chết. Kết quả chết cùng virus là kinh tế chìm xuống không lên được, trong khi sự oán hận trong người dân ngày càng tăng, cuối cùng xảy ra sự kiện người dân ở các nơi như Thượng Hải, Thâm Quyến, đối đầu với cảnh sát trên đường phố. 

Bởi vì thực hiện “zero COVID”, thành phố trở lên tĩnh mịch, các hoạt động công nghiệp và thương mại hoàn toàn ngừng hoạt động, các cửa hàng đóng cửa và các trung tâm mua sắm đã trở thành một thành phố chết. Tạm ngừng sản xuất làm cho thu nhập của công dân không được đảm bảo, thu nhập của công dân không được đảm bảo lại càng ngại chi tiêu, tiêu dùng ít thì nhiều doanh nghiệp tư nhân không chống đỡ được đành phải đóng cửa, đóng cửa kéo theo thị trường bất động sản và thị trường ô tô chìm xuống.

Các ca nhiễm mới lần lượt xảy ra ở các thành phố khác nhau trên toàn quốc. Khi dịch ở thành phố này đè xuống, thì dịch ở thành phố khác lại nổi lên. Một người bị nhiễm bệnh có những người tiếp xúc gần và mỗi một người tiếp xúc gần đều có thể bị nhiễm bệnh, thế là lại có những người người tiếp xúc gần cấp tiếp theo. Việc lây lan những gợn sóng như vậy sẽ không có hồi kết. Chính quyền địa phương đã hết cách, chỉ đành báo cáo con số giả để lấy lệ.

Bình Minh (t/h)