Hồng Kông: HSBC xin lỗi sau khi làm dấy lên lo ngại thành công cụ của chính quyền
- Văn Long
- •
Việc chính quyền Hồng Kông sử dụng các tổ chức tài chính để đàn áp cơ quan truyền thông độc lập Apple Daily đã làm dấy lên làn sóng tranh luận. Đặc biệt một diễn biến mới liên quan ngân hàng HSBC đã khiến đông đảo người Hồng Kông hốt hoảng, dù ngày 22/6 HSBC đã lên tiếng xin lỗi nhưng liệu có thể khôi phục lòng tin của khách hàng?
Lo ngại tổ chức tài chính thành công cụ của chính quyền
Theo Bloomberg, Ngân hàng HSBC đã công bố thông tin trên Twitter vào ngày 22/6, cho biết, sau khi thay đổi các điều khoản vào ngày 26/7, khách hàng có thể không sử dụng được ngân hàng trực tuyến hoặc ngân hàng APP (ứng dụng) di động bên ngoài Hồng Kông. Tuy nhiên, hiện nay thông tin cập nhật này đã bị xóa bỏ.
Các phương tiện truyền thông lớn tại Hồng Kông như Hồng Kông Economic Times, Ming Pao và Sing Tao Daily đã đưa tin về vụ việc này, người ta cũng sôi nổi thảo luận trên diễn đàn trực tuyến lớn nhất ở Hồng Kông là LIHKG. Tình thế khiến nhiều người lo ngại và cho biết sẽ chuyển tiền đến những ngân hàng khác.
Dư luận sôi sục là do lo ngại các tổ chức tài chính có thể trở thành “côn đồ” của chính quyền Hồng Kông theo Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông. Ví dụ tuần trước Văn phòng An ninh Quốc gia của Hồng Kông đã bắt giữ 5 lãnh đạo cấp cao của Next Digital và Apple Daily. Cục An ninh Hồng Kông cũng ra lệnh đóng băng một số tài sản của 3 công ty con của tập đoàn Next Digital và yêu cầu 7 ngân hàng bao gồm HSBC, Hang Seng và DBS ngừng hoạt động giao dịch của tập đoàn này.
Nhận thấy sự việc ngày càng nghiêm trọng, HSBC lập tức đăng bài trấn an để đảm bảo với khách hàng rằng sẽ không có thay đổi nào, khẳng định khách hàng Hồng Kông có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động ở nước ngoài như bình thường, không có kế hoạch thay đổi dịch vụ hiện hành. HSBC cũng cáo lỗi và cảm ơn khách hàng.
ATTENTION 📢 : #HSBC Hong Kong customers can continue to access banking services through Online Banking and Mobile Banking outside of Hong Kong SAR. There is no plan for any amendment of the services. We apologise for any inconvenience caused. pic.twitter.com/7KDiIkNskS
— HSBC Hong Kong (@HSBC_HK) June 22, 2021
Người phát ngôn của HSBC cho biết, khách hàng Hồng Kông có thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ bên ngoài Đặc khu hành chính Hồng Kông thông qua ngân hàng trực tuyến và ngân hàng APP, không có bất kỳ kế hoạch sửa đổi dịch vụ nào, các thị trường khác cũng có tuyên bố tiết lộ xuyên biên giới tương tự.
Đã có những tiền lệ
Đây không phải là lần đầu tiên HSBC xảy ra vụ việc tương tự, trước đây họ đã công khai ủng hộ Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông. Cuối năm ngoái, HSBC cũng đã phong tỏa tài khoản của cựu nghị sĩ bị truy nã Hứa Trí Phong (Xu Zhifeng), vì vấn đề này mà Giám đốc điều hành Noel Quinn của HSBC cũng bị nghị sĩ Anh triệu tập để làm rõ. Điều đó có nghĩa là HSBC không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ các quy định của địa phương.
Ngày 26/8/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố lên án HSBC hợp tác với chính quyền Bắc Kinh trong hoạt động trấn án của nhà cầm quyền toàn trị này đối với những người Hồng Kông ủng hộ dân chủ.
Tuyên bố cho biết, Mỹ đặc biệt lo ngại khi biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục thực hiện các biện pháp uy hiếp những người bạn của Mỹ ở Anh, khiến ngân hàng giữ tài khoản cho những cá nhân đã bị Hoa Kỳ trừng phạt vì ủng hộ đàn áp tự do của người Hồng Kông, đồng thời đóng tài khoản của những người tìm kiếm tự do. Quốc gia tự do phải đảm bảo để khiến lợi ích doanh nghiệp không khuất phục trước ĐCSTQ và hỗ trợ đảng này trong việc đàn áp chính trị. Mỹ sẵn sàng giúp Chính phủ Anh và các công ty của Anh chống lại sự bắt nạt của ĐCSTQ và bảo vệ tự do.
Mặc dù HSBC đã chủ động xích lại gần chính quyền Bắc Kinh, nhưng dường như họ không thu được quá nhiều lợi ích cho việc này. HSBC đã trở thành mục tiêu tấn công của truyền thông nhà nước Trung Quốc kể từ khi xảy ra vụ bắt giữ giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) của Huawei Trung Quốc ở Canada. Các bài viết cáo buộc ngân hàng này tham gia ngụy tạo chứng cứ và mưu đồ ác ý đã được hoạch định từ lâu.
Những cáo buộc luôn bị HSBC phủ nhận. Trong một thông báo, họ nhấn mạnh hy vọng mọi người thấu hiểu các ngân hàng đa quốc gia phải tuân thủ các quy tắc quốc tế.
Tháng Bảy năm ngoái, truyền thông ĐCSTQ là Thời báo Hoàn cầu đã cáo buộc rằng HSBC phản bội khách hàng, và tuyên bố người dân Trung Quốc sẽ tẩy chay HSBC và đẩy hoạt động kinh doanh của HSBC tại Trung Quốc vào ngõ cụt.
Ngoài ra HSBC cũng từng dính vào nghi vấn bê bối rửa tiền, bị lên án nhiều năm liên quan đến hoạt động rửa tiền “khủng” cùng 4 ngân hàng lớn khác là JPMorgan Chase, Standard Chartered, Deutsche và New York Mellon.
Theo một thông tin của BBC (Anh) vào ngày 20/9 năm ngoái, từ năm 2013 đến năm 2014, HSBC cũng đã bị nghi ngờ về liên quan âm mưu gian lận tài chính kiểu Ponzi (thúc đẩy hoạt động huy động vốn bất chính với cam kết trả lợi nhuận cao), chuyển 80 triệu đô la Mỹ tài sản từ tài khoản HSBC của họ tại Mỹ sang tài khoản Hồng Kông.
Văn Long, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa ngân hàng HSBC Apple Daily Luật An ninh quốc gia Hồng Kông Ngân hàng HSBC Hồng Kông