Gần đây, Chính phủ Hồng Kông thông qua truyền thông để loan tin rằng khoảng 230 nghị viên quận không phù hợp với yêu cầu tuyên thệ, sẽ bị hủy bỏ tư cách, sẽ bị đòi lại tất cả tiền lương từ khi nhậm chức tới nay. Dự tính mỗi nghị viên quận liên quan đến số tiền khoảng 1 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 128.739 đô la Mỹ). Vụ việc này đã gây ra một làn sóng từ chức. Ngày 7/7 đến sáng sớm ngày 10/7, đã có ít nhất 158 nghị viên quận tuyên bố từ chức. 

p2772541a369166869
Ngày 7/7 đến sáng sớm ngày 10/7, có ít nhất 158 nghị viên quận tuyên bố từ chức. Hình ảnh Hội đồng quận Thâm Thủy Bộ. (Ảnh cắt từ video).

Ngày 24//11/2019, hội đồng các quận tiến hành bầu cử khóa mới, đúng vào thời điểm diễn ra phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, phe dân chủ đã giành được thắng lợi áp đảo, giành được 389 ghế nghị viên (chiếm 85%) toàn Hồng Kông. Tuy nhiên dưới sự đàn áp của Chính phủ Hồng Kông, nghị viên quận thuộc phe dân chủ bị bắt giữ, bị xử tù, cũng có người chủ động từ chức vì từ chối tuyên thệ trung thành với Bắc Kinh, hiện tại có hơn 200 ghế nghị viên quận bị trống.

Theo Stand News đưa tin, trong làn sóng từ chức, liên tiếp có các nghị viên quận có sức nặng từ chức, bao gồm Chủ tịch Hội đồng quận Đông – Lê Chí Cường. Ông Lê nhậm chức nghị viên quận 33 năm, ông cho rằng thông qua công tác tại quận, chế độ đại nghị có thể thúc đẩy phát triển dân chủ Hồng Kông. Hơn 30 năm trải qua sự kiện Lục Tứ năm 1989, chống lại lập pháp Điều 23 vào năm 2003, phong trào Ô dù năm 2014 và phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, bản thân ông từ một nghị viên yếu thế cho đến thắng lớn trong bầu cử và làm chủ tịch hội đồng quận, ông nói rằng “Lê Chí Cường vì thế mà cảm thấy rất vinh hạnh”. Hiện tại, Bắc Kinh đã phá vỡ cam kết “một quốc gia, hai chế độ” và “người Hồng Kông cai trị Hồng Kông”. Ông nói thẳng, “tòa nhà khổng lồ sụp đổ cũng không cách nào giữ được mình, chỉ có thể nhẫn chịu đau đớn để kết thúc tâm huyết nhiều năm”. 

Dương Vực, Chủ tịch Hội đồng quận Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po) cho biết, nguyên nhân chính khi anh quyết định từ chức là bầu không khí đã có sự thay đổi, chính phủ tiếm quyền xây dựng điều lệ tuyên thệ, còn tung tin “đuổi cùng giết tận”, tiến hành đòi lại tiền lương hàng triệu đô la Hồng Kông từ khi nhậm chức đến nay đối với những nghị viên bị tuyên bố không phù hợp với tư cách tuyên thệ. Trong khi đó, tuyên thệ có thể được thông qua hay không cũng là do chính phủ quyết định, “quyền lực trong tay họ” sau khi đánh giá rủi ro chỉ còn duy nhất một cách là từ chức, do đó hy vọng người dân lượng thứ. 

Ngoài ra, các nghị viên như Du Đức Bảo (Phó chủ tịch Hội đồng quận Du Tiêm Vượng (Yau Tsim Mong)), Cam Nãi Uy (nghị viên Hội đồng quận Trung Tây thuộc Đảng Dân chủ), Triệu Trụ Bang (nghị viên Hội đồng quận Sa Điền), v.v, cũng lần lượt tuyên bố từ chức. Triệu Gia Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng quận Đông do tham dự vào cuộc bầu cử sơ bộ của phe dân chủ nên bị bắt, cũng tuyên bố từ chức. 

Ông Thái Tử Cường, giảng sư cấp cao của Khoa Chính trị và Hành chính thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông cho biết, chính phủ dùng “tấn công tâm lý”, lấy áp lực tài chính khổng lồ để bức bách các nghị viên quận từ chức, có thể nói là giết không dùng dao. Ông chỉ ra, gần đây chính phủ liên tiếp tung tin, nhưng lại không có căn cứ rõ ràng, dùng chiến thuật tâm lý và phương thức tung tin khiến cho các nghị viên quận lo lắng sợ hãi và chịu áp lực tâm lý to lớn. 

Ông cho biết, từ bối cảnh lớn mà nói, phe dân chủ không dự định tham gia tranh cử làm bù nhìn, Chính phủ Hồng Kông cũng đã không có nhu cầu đoàn kết họ. Nếu do chính phủ đích thân động thủ hủy bỏ tư cách nghị viên dân bầu của 100 – 200 người thì sẽ ảnh hưởng đến cảm quan của quốc tế đối với Chính phủ Hồng Kông. Vì vậy, họ đã thông qua truyền thông để tung tin, khiến các nghị viên tự rời chức vụ dưới áp lực to lớn. 

Ông tiếp tục chỉ ra, sau khi lượng lớn nghị viên từ chức, cơ hội khiếu nại, phản ánh dân ý cũng sẽ giảm thiểu, các nghị viên hội đồng quận vốn có những tiếng nói bất đồng sẽ trở thành “độc đoán”, không cách nào phản ánh được sự thực của xã hội. 

Lý Tùng Nhi, Vision Times

Xem thêm: