Ngày 05/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đọc Báo cáo Công tác Chính phủ tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân đại) khóa 13. Một phóng viên truyền thông Anh tiết lộ, trong báo cáo năm nay, số lần nhắc đến ông Tập Cận Bình tăng lên đáng kể so với năm trước, lên đến 15 lần.

 

Embed from Getty Images

Ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường  tại Đại hội Nhân đại hôm 5/3 (Ảnh: Getty Images)

Báo cáo Công tác Chính phủ của ông Lý Khắc Cường trong ngày khai mạc Đại hội Nhân đại (05/3) đã nhìn lại công việc gần 5 năm qua, đồng thời khái quát một số ưu tiên và mục tiêu cho năm nay. Cùng ngày, phóng viên Simon Rabinovitch của The Economist (Anh) tiết lộ trên mạng xã hội Twitter về xu hướng ngày càng tăng số lần nhắc đến ông Tập Cận Bình trong báo cáo năm nay so với những năm gần đây: năm 2014 và 2015 đều chỉ có 5 lần, năm 2016 là 6 lần, năm 2017 là 9 lần, còn năm 2018 này tăng vọt lên 15 lần.

Simon Rabinovitch cho rằng kết quả này không có gì bất ngờ, nhưng nó vẫn gây ấn tượng mạnh.

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) chỉ ra, trong quá khứ chỉ có hai lần nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được nhắc đến trên 10 lần trong báo cáo công tác của Chính phủ, đó là vào năm 1975, ông Mao Trạch Đông được nhắc đến 17 lần, và Đặng Tiểu Bình vào năm 1997 được nhắc đến 11 lần.

Tháng 10/2016, sau khi kết thúc Phiên họp Toàn thể thứ 6 Trung ương khóa 18, ĐCSTQ chính thức công bố vị trí “Tập hạt nhân”, cho thấy quyền lực của của ông Tập Cận Bình đã được tăng cường. Giới quan sát quan tâm đến vị trí cao nhất của ông Tập Cận Bình sẽ kéo dài được bao lâu. 

Vào cùng ngày 05/3, Đại hội Nhân đại cũng chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, bao gồm việc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Phó Chủ tịch nước. Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI chỉ ra, các đại biểu Nhân đại sẽ thông qua Dự thảo trong tuần này, Đại hội Nhân đại lần này là để cho ông Tập Cận Bình cầm quyền suốt đời.

>>Bỏ hạn chế nhiệm kỳ chủ tịch nước, Tập Cận Bình sẽ nắm trọn quyền lực?

Ngày trước khai mạc, người phát ngôn của Nhân đại toàn quốc Trương Nghiệp Toại (Zhang Yesui) đã giải đáp thắc mắc rằng, Hiến pháp cũng như Điều lệ Đảng của Trung Quốc hiện hành đều không có quy định “giữ chức không quá hai nhiệm kỳ liên tục” đối với Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư. Vì thế cũng cần áp dụng cách tương tự đối với chức Chủ tịch nước, có lợi cho “Tập hạt nhân”.

Ngày 01/3, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Nhân dân Nhật báo đã đăng bài viết nhận định, việc sửa đổi quy định thời hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước có lợi cho tính nhất quán của cơ chế lãnh đạo “tam vị nhất thể” (Đảng, Nhà nước và Quân đội). Sửa đổi này không có nghĩa thay đổi chế độ nghỉ hưu của cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng không hàm ý người lãnh đạo sẽ giữ chức “trọn đời”, khi tình hình tuổi tác và sức khỏe không thể tiếp tục công việc thì cũng phải nghỉ hưu.

>>Giới chức Trung Quốc lần đầu lên tiếng về vấn đề sửa Hiến pháp

Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI dẫn quan điểm của Jeffrey A Bader, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Trung Quốc Brookings cho rằng việc ĐCSTQ sửa đổi Hiến pháp cho thấy quyền lực và tiếng nói của ông Tập Cận Bình hiện chưa đến mức trở thành ưu thế tuyệt đối, cũng phản ánh tình hình bất ổn của ĐCSTQ.

Chia sẻ cùng quan điểm, học giả Trung Quốc Hồ Bình (Hu Ping) sống tại Mỹ phân tích, vấn đề hủy giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước  này phản ánh cuộc đấu tranh quyền lực khốc liệt trong giới chóp bu ĐCSTQ.

Lý Lâm (Li Lin), một nhà bình luận chính trị Trung Quốc sống tại Hồng Kông nhận định, xu hướng tan rã của ĐCSTQ là khá rõ ràng, Trung Quốc đã bước vào đêm trước của cuộc biến động lớn. Nếu Trung Quốc không từ bỏ thể chế lãnh đạo độc đảng, mọi biện pháp cải cách, cho dù là từ khởi điểm tốt nhất, cũng rất khó khăn để thành công.

Tuyết Mai

Xem thêm: