Nhìn lại quan điểm của các nước đối với “nguyên tắc một Trung Quốc”
- Vương Hách
- •
Nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố rằng đa số các nước trên thế giới chấp nhận “nguyên tắc một Trung Quốc, Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc”, nhưng thực tế có đúng như vậy? Hãy nhìn lại quan điểm của các nước trên thế giới về vấn đề này!
Vào ngày 01/5, dưới sự cám dỗ của 3,1 tỷ Đô la Mỹ, chính quyền Dominica đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để thiết lập quan hệ ngoại giao với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đến nay số nước có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc tăng lên 176 nước. Nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố rằng đa số các nước trên thế giới chấp nhận “nguyên tắc một Trung Quốc”, cụ thể là: “Chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc”. Nhưng qua khảo sát lại các Thông cáo Thiết lập quan hệ ngoại giao của các nước với Trung Quốc cùng việc giải thích chính thức khác nhau của các nước có liên quan, đã minh chứng tuyên bố của nhà cầm quyền Trung Quốc không đúng.
Tháng 12/2016, trên trang mạng Thời báo Trung Quốc (Chinatimes) tại Đài Loan, đại diện của Đài Loan trú tại Mỹ là Thẩm Lữ Tuần (Shen Lyu-shun) đã công bố bài viết mang tên “Một Trung Quốc: N loại diễn tả của cộng đồng quốc tế”, theo đó, bài viết chỉ ra trong 172 nước có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc chỉ có 46 quốc gia “đồng ý” (recognize) ghi “nguyên tắc một Trung Quốc” trong Thông cáo Thiết lập Quan hệ ngoại giao hoặc văn kiện có liên quan, hơn nữa trong những nước này hiếm có nước lớn, không chỉ không có Mỹ, Nhật Bản, nước thuộc Liên minh châu Âu chỉ có một mình Bồ Đào Nha, các nước quan trọng hơn có Nam Phi, Israel và Indonesia.
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tận dụng mọi cơ hội để “cưỡng ép bổ sung” buộc một số nước phải công nhận “nguyên tắc một Trung Quốc” trong vấn đề Đài Loan, như Pháp, Việt Nam, Campuchia, Bulgaria và Romania.
Tuy nhiên, tổng số nước thuộc hai loại này chỉ chiếm khoảng 1/4 số quốc gia trên thế giới.
Đối với lập trường của Trung Quốc với Đài Loan, đa số các quốc gia trên thế giới có những cách nhìn khác. Thứ nhất phải kể đến là “mô hình Canada”. Vấn đề Đài Loan lần đầu tiên xuất hiện trong Thông cáo Thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ là thiết lập quan hệ ngoại giao với Canada vào ngày 13/10/1970, trong Thông cáo này ĐCSTQ đã nhắc lại rằng Đài Loan là “một phần lãnh thổ không thể tách rời”, nhưng đáp lại của Canada chỉ là “lưu ý đến” (take note of) lập trường của ĐCSTQ. Ngay cả một câu đơn giản như vậy cũng chỉ đạt được thông qua các cuộc đàm phán giữa hai bên kéo dài trong 20 tháng. “Mô hình Canada” nhanh chóng được nhiều nước phương Tây và Mỹ Latin áp dụng trong những lúc họ phải tạm công nhận chính quyền Trung Quốc duy nhất, như Bỉ, Ý, Hy Lạp, Brazil, Peru, Venezuela và Uruguay.
Thứ hai là “mô hình Nhật Bản”. Năm 1972, Nhật Bản dùng cụm từ “hiểu và tôn trọng” (understand and respect) trong xử lý chủ trương của ĐCSTQ đối với Đài Loan, sau đó Philippines và Hàn Quốc cũng đã áp dụng mô hình này (nhưng chỉ sử dụng từ “respect”, không dùng đến từ “understand”).
Thứ ba là “mô hình Mỹ”. Vào ngày 1/1/1979, sau 30 năm chế độ Cộng sản Trung Quốc được thành lập, Trung Quốc và Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong lập trường của ĐCSTQ đối với Đài Loan, Mỹ chỉ thể hiện “nhận thức” (acknowledge). Theo mô hình này có Úc, New Zealand, Thái Lan, Vương quốc Anh (Thông cáo Nâng cao quan hệ), Tây Ban Nha, Malaysia, Thái Lan…
Thứ tư là mô hình “không nêu ra”. Nghĩa là, trong Thông cáo Thiết lập quan hệ ngoại giao không thảo luận về Đài Loan. Có hơn 80 quốc gia theo mô hình này, bao gồm Singapore, Tây Đức, Bangladesh, Mexico, và thậm chí không đề cập ĐCSTQ là chính quyền hợp pháp duy nhất, chỉ đề cập thời gian hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tóm lại, rõ ràng là hầu hết các nước đã không “công nhận” tuyên bố của ĐCSTQ đối với Đài Loan, đây mới là “sự thực được cộng đồng quốc tế biểu đạt”.
ĐCSTQ dùng thủ đoạn lưu manh, thay đổi các từ mấu chốt trong Thông cáo Thiết lập Quan hệ ngoại giao như “take note of” (lưu ý), “acknowledge” (nhận thức) thành từ “recognize” (công nhận), qua đó lừa bịp thế giới, làm nền cho thái độ kiêu căng của họ trong vấn đề Đài Loan.
Nhưng lập trường của các quốc gia trong vấn đề Đài Loan là một vấn đề quan trọng, đâu phải chuyện dùng trò chơi chữ nghĩa để có thể lừa dối được thế giới. Trường hợp Mỹ là ví dụ.
Vào tháng 2/1979, Trung Quốc và Mỹ vừa thiết lập quan hệ ngoại giao, Ngoại trưởng Warren Christopher lập tức tuyên bố, phía Mỹ cho rằng văn bản ngôn ngữ tiếng Anh mới là văn bản có sức ràng buộc đối với Mỹ (câu kèm theo: ĐCSTQ tham gia vào Nghị định thư Tổ chức Thương mại Thế giới tức là lấy tiếng Anh làm chuẩn.)
Tháng 11/2009, tại Hội nghị Bàn tròn truyền thông, Chủ tịch Hiệp hội Đài Loan tại Mỹ là Raymond F. Burghardt cũng cho biết, về việc Thông cáo chung Trung – Mỹ có ghi “Đài Loan là một phần của Trung Quốc”, phía Mỹ “nhận thức lập trường của Trung Quốc trong Thông cáo… Trong 37 năm qua, Mỹ đã tuyên bố rõ ràng rằng ‘nhận thức’ không có nghĩa là công nhận, không có nghĩa là chấp nhận, và không có nghĩa là bất cứ điều gì khác ngoài ‘nhận thức’.”
Trong Báo cáo “Chính sách một Trung Quốc” của Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ nghiên cứu về Trung Quốc/Đài Loan (ngày: 09/7/2007) có nêu rõ quan điểm của Mỹ, đã tổng kết thành 5 điểm sau (các nội dung vẫn không thay đổi trong Báo cáo nghiên cứu vào năm 2013 của Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ):
1. Mỹ không nêu rõ tình trạng chủ quyền của Đài Loan trong ba Thông cáo chung Trung – Mỹ vào năm 1972, 1979 và 1982.
2. Mỹ “nhận thức” lập trường “một Trung Quốc” của cả hai bên eo biển.
3. Chính sách của Mỹ nhấn mạnh “không công nhận” chủ quyền đối với Đài Loan của Trung Quốc.
4. Chính sách của Mỹ “chưa công nhận” Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền.
5. Chính sách của Mỹ cho rằng địa vị của Đài Loan chưa xác định. Chính sách của Mỹ vẫn đang tạm gác lại vấn đề địa vị của Đài Loan.
Ngày 15/6/2017, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Rex Tillerson cho biết, “chính sách một Trung Quốc” của Mỹ và “nguyên tắc một nước Trung Quốc” của ĐCSTQ có cách hiểu khác nhau, Mỹ hết lòng tuân thủ “Luật Quan hệ với Đài Loan”, đồng thời thực hiện tất cả các cam kết với Đài Loan.
Trong thực tế, sự thật về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, chính quyền Trung Quốc đã nhận thức được từ lâu, vì vậy mặc dù thường xuyên la hét, đe dọa “dùng vũ lực thống nhất” Đài Loan, nhưng trên thực tế không dám đi quá giới hạn.
Cái gọi là “nguyên tắc một Trung Quốc” của ĐCSTQ không có gì hơn là trò tẩy não công chúng trong nước và cuộc chiến tuyên truyền ra thế giới.
Việc nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố rằng thế giới phổ biến tiếp nhận lời dối trá “nguyên tắc một Trung Quốc”, nên chấm dứt được rồi!
Blog Vương Hách
Xem thêm:
Từ khóa Trung Quốc Đài Loan nguyên tắc một Trung Quốc