Những đứa trẻ giết người máu lạnh trên khắp Trung Quốc
- Bảo Minh
- •
Gần đây, truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin về những vụ án giết người mà thủ phạm là những đứa trẻ vị thành niên và nạn nhân không phải ai xa lạ mà chính là cha mẹ ruột của chúng trên khắp nước này. Điều đã thật sự làm công chúng cảm thấy choáng váng. Một số kênh truyền thông tại Hồng Kông e ngại rằng với lượng lớn các vụ giết người của giới trẻ trên khắp Trung Quốc Đại lục, cho thấy giáo dục tại nơi đó có vấn đề.
Cách đây không lâu, một nam sinh 13 tuổi tại huyện Kiến Hồ, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, bị tình nghi giết chết mẹ ruột của mình bằng một con dao bếp vì không hài lòng với sự trừng phạt của bà. Vụ việc này đã khuấy đảo dư luận lần nữa, nhưng điều đáng buồn là đây không phải thảm kịch trẻ vị thành niên giết chết cha mẹ lần đầu xảy ra tại Trung Quốc Đại lục.
Tối ngày 31/12 năm ngoái, tại trấn Tam Đường, huyện Hành Nam, tỉnh Hồ Nam, Luo, một nam sinh 13 tuổi đã bỏ trốn sau khi giết chết cha mẹ mình bằng búa trong lúc xảy ra mâu thuẫn gia đình. Vào trưa ngày 2/1 năm nay, cảnh sát Hành Nam đã bắt được nam sinh này tại Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam.
Tối ngày 2/12/2018, một nam sinh 12 tuổi khác ở thành phố Ích Dương, tỉnh Hồ Nam, đã dùng dao giết chết mẹ mình. Cậu bé này đã nói một cách tỉnh không rằng: “Cháu không có giết ai khác cả, chỉ giết mẹ cháu thôi.”
Vào tối ngày 5/12/2018, một cư dân tại trấn Văn Tinh đang ở nhà thì bị giết bởi chính đứa con trai 13 tuổi của mình.
Ngày 8/12/2017, một nam sinh 13 tuổi tại trấn Văn Tinh, huyện Đại Trúc, tỉnh Tứ Xuyên đã giết chết mẹ ruột của mình, cắt đầu và ném vào thùng phân. Thanh niên này còn quay video quá trình giết người và đăng tải lên WeChat.
Những sự kiện gây sốc vừa kể trên thực sự là một thực trạng nhức nhối. Trẻ thơ và độ tuổi vị thành niên nên là lứa tuổi của sự ngây thơ, trong sáng, nhưng điều gì đó đã khiến những đứa trẻ này trở thành ‘quái vật’. Điều này khiến cho không ít người tự hỏi điều gì đang diễn ra tại Trung Quốc Đại lục ngày nay và sự thật đằng sau những tấn bi kịch này là gì.
Một số kênh truyền thông Hồng Kông cho rằng trong khi xã hội phàn nàn về những vụ giết người của trẻ vị thành niên, thì điều nên làm là hãy nghĩ lại và tự hỏi xem từ khi nào mà những đứa trẻ Trung Quốc lại trở nên máu lạnh và thờ ơ với các mối quan hệ trong gia đình như vậy. Từ khi nào mà trẻ em bắt đầu thù ghét những người thân yêu của chúng và điều gì đang diễn ra trong hệ thống giáo dục của nhà trường tại Trung Quốc Đại lục. Các bậc phụ huynh giao phó con em mình cho nhà trường và hy vọng chúng sẽ có được kiến thức, nhưng kết quả là các bông hoa đang lớn của quốc gia lại được vun trồng thành những quái thú. Những vụ án này không phải là sự phản ánh về các trường học hiện nay hay sao?
Trong xã hội ngày nay, bạo lực trực tuyến ngày một tràn lan, trong khi toàn xã hội truy cầu giải trí và theo đuổi tiền bạc, trẻ em hầu như không gặt hái được nguồn năng lượng tích cực từ một thực trạng như vậy. Có quá ít những câu chuyện đạo đức trong một xã hội bệnh hoạn.
Trong những trường hợp trẻ vị thành niên giết cha mẹ, bộ phận kiểm duyệt tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc không cho phép báo chí đưa tin nên những gì biết được thông qua các kênh riêng chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, nhưng chúng đã khá là kinh khủng rồi.
Tại Việt Nam cũng có nhiều trường hợp con cái giết cha mẹ, đặc biệt là trẻ vị thành niên phạm tội gây chấn động dư luận. Tháng 1/2017, cả nước bàng hoàng trước vụ án Hoàng Duy Khương, một học sinh lớp 8 tại Lạng Sơn đã dùng khăn quàng đỏ siết cổ giết chết mẹ ruột của y khi bà đang xem tivi để lấy tiền chơi game và mua điện thoại. Điều đáng nói là nhiều ngày sau đó, ban ngày Khương đi chơi game, tối về nấu cơm ăn rồi chơi game và đi ngủ mà không hề quan tâm đến thi thể của bà mẹ mà y đặt ở góc nhà. Trước đó vào năm 2015, Nguyễn Khả Đạt ở Kiên Giang đã dùng gậy đập liên tiếp vào đầu, mặt mẹ ruột cho đến khi bà chết rồi giấu xác vào lu để cướp vàng tiêu xài cá nhân khi chưa đầy 18 tuổi.
Bảo Minh (Theo Vision Times)
Xem thêm:
Từ khóa Người Trung Quốc vị thành niên tội phạm Trẻ em Trung Quốc trẻ em Xã hội Trung Quốc