Ông tập đang “giải bài toán” cựu Phó chủ tịch TQ Tăng Khánh Hồng?
- Thanh Nhi
- •
Gần đây, hàng loạt thân tín của ông Mạnh Kiến Trụ, cựu Bí thư Ban Chính pháp và ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị “ngã ngựa”. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “cuộc đấu tranh này không thua được và kiên quyết không được phép thua”. Sau đó, truyền thông ĐCSTQ đã một lần nữa nhắc lại “có kẻ ngông cuồng muốn thao túng quyền lực của Đảng và Nhà nước”.
Những biểu hiện cho thấy nổi bật thực trạng xung đột nội bộ quan trường cấp cao ĐCSTQ dường như đang nóng hơn. Cuối cùng thì ai to gan muốn cướp quyền lực tối cao, kẻ thù chính trị của ông Tập Cận Bình là ai?
Thừa nhận đã có âm mưu “thao túng quyền lực”
Ngày 23/1, Tân Hoa xã của ĐCSTQ có bài viết tiêu đề “Trong một tháng ba lần đề cập đến ba thế lực chính trị”. Bài viết nhận định “Tham nhũng chính trị là nguy hiểm lớn nhất. Một số phần tử tham nhũng đã hình thành các nhóm lợi ích và ngông cuồng muốn thao túng Đảng và Nhà nước, tham gia vào các hoạt động vô tổ chức phá hoại tính tập trung thống nhất của Đảng”. Bài viết nêu tên ông Đặng Khôi Lâm (Deng Huilin) là Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an thành phố Trùng Khánh (cựu Chủ nhiệm Văn phòng Ban Chính pháp Trung ương của Ủy viên Bộ Chính trị Mạnh Kiến Trụ), cho rằng ông ta “tham gia vào các băng nhóm trong Đảng để thu hoạch vốn liếng chính trị, đầu cơ chính trị, tùy tiện tranh luận với Ủy ban Trung ương”.
Trước đó Đặng Khôi Lâm bị bắt giữ vào ngày 22/1. Quan chức này “ngã ngựa” ngày 14/6/2020, bị khai trừ Đảng và loại khỏi bộ máy công chức ngày 4/1 năm nay, được ví như là “quản gia” của ông Mạnh Kiến Trụ.
Ngày 24/1, thông cáo của Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đã đề cập đến việc “tăng cường trừng phạt hủ bại chính trị trong bộ máy Chính pháp”.
Cách gọi tội danh kết hợp giữa “tham nhũng chính trị” và “ngông cuồng ăn cắp quyền lực của Đảng và Nhà nước” là tương đối hiếm thấy. Để so sánh có thể nhìn lại tuyên bố trước đây của ông Vương Kỳ Sơn. Sau khi Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 kết thúc, ông Vương Kỳ Sơn, người vừa thôi giữ chức Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, đã đăng một bài báo trong một cuốn sách của mình, gọi những người như Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai là “tham nhũng chính trị”, đồng thời đề xuất cần ngăn chặn các nhóm lợi ích “ăn cắp quyền lực của Đảng và Nhà nước”.
Sau những vụ việc chấn động liên quan đến những quan chức hàng đầu như Lệnh Kế Hoạch, Chu Vĩnh Khang, và Bạc Hy Lai, giờ đây các nhà chức trách lại một lần nữa nhấn mạnh hành vi “thao túng quyền lực”, không biết ám chỉ ai và phe nhóm nào?
Mạnh Kiến Trụ ưa can thiệp vào phe quân đội
Thông tin cho rằng vào năm 2014, ông Mạnh Kiến Trụ và Đỗ Kim Tài đã hợp tác để chỉnh đốn ông Vương Kiến Bình, khiến ông Bình chuyển từ chức vụ Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang sang Phó Tổng tham mưu trưởng. Cảnh sát vũ trang được xem là hệ thống nội bộ ĐCSTQ dễ dàng tham gia vào lực lượng đảo chính.
Năm 2020, truyền thông thế giới có nhiều bài viết cho thấy tình cảnh bất lợi đối với ông Mạnh Kiến Trụ.
Vào tháng 4/2020 có hãng truyền thông đã đưa tin cựu Thứ trưởng Bộ Công an là ông Phó Chính Hoa và ông Tôn Lực Quân đã bắt giữ một nhân vật truyền thông kỳ cựu của Bắc Kinh là Cao Du, ngụy tạo tội danh để trừng phạt bà Cao Du. Sau đó Mạnh Kiến Trụ liên kết cùng Phó Chính Hoa cùng gọi cho Đỗ Kim Tài, lúc đó là Bí thư Ủy ban Kỷ luật Quân đội và Bí thư Ban Chính pháp Quân đội, yêu cầu Đỗ ngăn cản em gái Cao Du (trong hệ thống văn nghệ quân đội) can dự việc quân, Mạnh nhiều lần yêu cầu phải chỉnh đốn Cao Du.
Mặc dù tiết lộ này chưa được ĐCSTQ chính thức thừa nhận, nhưng đã không thấy Cao Du công khai bác bỏ tin đồn.
Gần như đồng thời, ngày 19/4/2020, Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ Tôn Lập Quân đã bị điều tra. Tôn là thư ký của Mạnh Kiến Trụ.
Ngày 18/8/2020, Phó thị trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an thành phố Thượng Hải là Cung Đạo An đã từ chức. Cung Đạo An là thân tín của Mạnh Kiến Trụ.
Kể từ đầu năm đến nay, lại có quan to trong hệ thống Chính pháp bị “ngã ngựa” và bãi nhiệm.
Ngày 25/1 ông Lý Văn Hỉ (Li Wenxi), cựu phó chủ tịch Chính hiệp và cựu giám đốc Sở Công an tỉnh Liêu Ninh đã bị điều tra; ngày 26/1 ông Lý Xuân Thành (Li Chunsheng) Phó tỉnh trưởng và Giám đốc công an tỉnh Quảng Đông đã mất chức.
Lý lịch của Lý Xuân Thành cho thấy vào năm 2008 ông ta đã nhậm chức Phó Chủ nhiệm Ban Chính trị Bộ Công an, thời gian này Mạnh Kiến Trụ nắm quyền Bộ Công an; sau khi Mạnh trở thành Bí thư Ban Chính pháp vào tháng 11/2012 thì năm 2013 Lý đã “nhảy dù” nhậm chức ụ Phó tỉnh trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an tỉnh Quảng Đông.
Đằng sau trận quyết chiến “không được thua”
Ngày 24/1 năm nay, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố tại Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ rằng “kiên quyết giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chính trị chống tham nhũng không thể và không được để thua”.
Sau tuyên bố đó đã dấy lên tranh luận.
Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất (Li Linyi) cho rằng phát biểu của ông Tập “không thể thua và không bao giờ được thua” cho thấy chiến dịch chống tham nhũng vấp phải trở ngại lớn, nên cần phải “quyết tâm để giành chiến thắng”. Nhân vật gây ra trở ngại này cho ông Tập chắc hẳn là vị thế của cựu ủy viên Bộ Chính trị Mạnh Kiến Trụ chưa đủ tầm. Từ những tuyên bố gay gắt của các nhà chức trách cho thấy đứng sau phải là một nhân vật cấp ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, chẳng hạn như cựu lãnh đạo Tăng Khánh Hồng, hoặc gồm nhiều nhân vật trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị liên kết cùng nhau.
Theo dữ liệu, Mạnh Kiến Trụ nổi lên ở Thượng Hải, được coi là thành viên của “băng Thượng Hải”, cũng là tay chân trong Ban Chính pháp của những cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, đặc biệt là rất thân thiết Tăng Khánh Hồng.
Có thông tin trong cuộc tranh giành chức vụ vào năm 2001, Mạnh Kiến Trụ đã thua cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải là Trần Lương Vũ (Chen Liangyu), và được Tăng Khánh Hồng bố trí làm Bí thư tỉnh ủy ở quê nhà Giang Tây. Năm 2007 khi Tăng Khánh Hồng nghỉ hưu đã chuyển Mạnh Kiến Trụ đến Bắc Kinh để thay thế Chu Vĩnh Khang làm Bộ trưởng Bộ Công an, khi đó Chu lên làm Bí thư Ban Chính pháp Trung ương; tại Đại hội 18 ĐCSTQ Mạnh được Giang Trạch Dân đưa vào Bộ Chính trị với chức thư ký của Ban Chính pháp Trung ương.
Tháng 7/2020 truyền thông Hồng Kông dẫn các nguồn tin truyền thông nước ngoài tiết lộ Mạnh Kiến Trụ lâm bệnh nặng đang nhập viện, nhưng đã bị chính quyền hạn chế tự do (giam lỏng). Nhưng đến tháng 10/2020 thì Mạnh Kiến Trụ cũng “lộ diện” một thời gian ngắn để tham dự buổi chiêu đãi ngày “Quốc khánh 1/10” của ĐCSTQ.
Nguồn chỉ báo về hoàn cảnh của Tăng Khánh Hồng
Ngày 29/1 năm nay, ông Lại Tiểu Dân (Lại Tiểu Dân), 58 tuổi, cựu Bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch Công ty TNHH quản lý tài sản Huarong Trung Quốc (gọi tắt là Huarong) đã bị xử tử. Chỉ mất 24 ngày để nhà chức trách thi hành án.
Cùng thời điểm, mạng Internet tại Trung Quốc đã có bài viết trực tiếp chỉ ra hậu trường của Lại Tiểu Dân là “vương gia Tăng” cùng “gia tộc họ Ngô”.
Ở Trung Quốc đó là cách gọi chỉ cựu lãnh đạo Tăng Khánh Hồng và nhà Ngô Tiểu Huy (cháu rể cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình).
Bài báo cũng công khai rằng vào năm 2012, Huarong đã bán cho hai bên mua 70% cổ phần của công ty con Topsearch International, hai mảnh đất trong nhà máy Thâm Quyến và tòa nhà công ty đang xây dựng trên đó, trong đó bên mua lớn nhất nhánh của Fantasia Holdings. Chủ của Tập đoàn Fantasia Holdings được cho là có họ Tăng.
Thông tin công khai cho thấy Fantasia Holdings là một nhà phát triển bất động sản Trung Quốc được thành lập vào năm 1996 bởi Tăng Bảo Bảo (Zeng Baobao, còn gọi là Tăng Khiết), chính là cháu gái của ông Tăng Khánh Hồng.
Ngoài ra, Lại Tiểu Dân còn có mối quan hệ thân thiết với người của Tiêu Kiến Hoa. Còn Tăng Khánh Hồng được coi là một trong những người nâng đỡ của Tiêu Kiến Hoa.
Vào tháng 11/2018, David Webb, một nhà phê bình chứng khoán độc lập ở Hồng Kông đã xuất bản một tác phẩm phơi bày mối quan hệ giữa hệ thống Minh Thiên của Tiêu Kiến Hoa, hệ thống Huarong của Lại Tiểu Dân, hệ thống Dân Sinh của Ngô Tiểu Huy, quan hệ “tam giác vàng” này đang làm dậy sóng thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Theo thông tin, ngày 27/1/2017 ĐCSTQ đã bắt Tiêu Kiến Hoa ở Hồng Kông áp giải về Đại Lục thẩm vấn.
Nhà bình luận Lý Lâm Nhất cho rằng việc ông Tập Cận Bình nhanh chóng hành quyết Lại Tiểu Dân là để răn đe thế lực Tăng Khánh Hồng đứng sau. Một lần nữa cộng đồng mạng Đại Lục lại nổi sóng vì vụ bê bối của gia đình Tăng Khánh Hồng. Việc Tập Cận Bình thanh trừng Tiêu Kiến Hoa và Mạnh Kiến Trụ đều liên quan đến nhà họ Tăng. Người ta cho rằng ông Tập sẽ không chùn tay với Mạnh Kiến Trụ, thậm chí có thể “sờ gáy” chính bản thân Tăng Khánh Hồng hay không cũng đã nằm trong suy tính của Tập Cận Bình.
Tăng Khánh Hồng trong các tin đồn đảo chính
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều tin đồn về cuộc đảo chính trong nội bộ cấp cao của ĐCSTQ, và nhân vật phía sau luôn có Tăng Khánh Hồng.
Trong vụ “âm mưu chính biến” của Bạc Hy Lai vào năm 2012, những luồng tin chỉ ra cuộc họp bí mật giữa Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng. Có cơ quan truyền thông bên ngoài Đại Lục cho biết rằng vào thời điểm giao mùa xuân và mùa hè năm 2011 khi ông Giang Trạch Dân lâm bệnh nặng, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khi đó là Chu Vĩnh Khang đã có một cuộc gặp bí mật với ông Tăng Khánh Hồng đã nghỉ hưu tại Bắc Kinh. Sau khi Chu Vĩnh Khang bị bắt đã khai gặp Tăng Khánh Hồng, cuộc gặp bàn chuyện đưa Bạc Hy Lai trở lại Bắc Kinh ngay sau khi Giang Trạch Dân qua đời.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào tháng 6 và 7/2015 bị cáo buộc là “cuộc đảo chính kinh tế” do phe Giang gây ra. Tham gia vào biến cố đó có Lại Tiểu Dân, Ngô Tiểu Huy (cựu chủ tịch Anbang đã bị tù 18 năm), và Tiêu Kiến Hoa (người sáng lập hệ thống Minh Thiên đã bị bắt). Còn Tăng Khánh Hồng là một trong những hậu trường của Tiêu Kiến Hoa, và có mối quan hệ thân thiết với Lại Tiểu Dân.
Mã Kiến (Ma Jian), cựu Thứ trưởng Bộ Quốc an, người bị kết án tù chung thân, là vây cánh của Tăng Khánh Hồng. Được biết lý do thực sự khiến Mã Kiến “ngã ngựa” là liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực của ĐCSTQ. Mã Kiến là vũ khí bí mật của Tăng Khánh Hồng và Chu Vĩnh Khang, đã trực tiếp tham gia vào âm mưu “đảo chính” của phe Giang. Mã Kiến đã giúp Chu Vĩnh Khang xây dựng một kho lưu trữ bí mật về các quan chức ĐCSTQ.
Thanh Nhi, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Mạnh Kiến Trụ Dòng sự kiện Tập Cận Bình Chu Vĩnh Khang Giang Trạch Dân Tăng Khánh Hồng Bạc Hy Lai