Quốc vụ viện TQ họp báo lần 2 về Hồng Kông, kêu gọi quần chúng ‘chặn bạo loạn’
- Trí Đạt
- •
Ngày 6/8, Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc tiếp tục tổ chức một cuộc họp báo về vấn đề Hồng Kông. Về khẩu hiệu “Khôi phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại” mà người biểu tình hô hào, người phát ngôn Dương Quang chỉ trích người biểu tình là đang “thách thức gốc rễ của ‘một quốc gia hai chế độ’”, ông cũng kêu gọi “toàn bộ người dân Trung Quốc đứng ra”, “ngăn chặn bạo loạn”.
Hôm 6/8, Văn phòng Sự vụ Hồng Kông Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo lần 2 về vấn đề Hồng Kông. (Ảnh từ Getty Images)
Quốc vụ viện: Người biểu tình “vô cùng hung hăng, mất lý trí”
Ngày 5/8, sau khi Hồng Kông xảy ra bãi công quy mô lớn và các hoạt động đấu tranh khác, khiến cho quan hệ giữa cảnh sát và người dân tiếp tục thêm căng thẳng, không chỉ khiến cho nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động và hàng trăm chuyến bay bị huỷ, Hồng Kông cũng xảy ra nhiều sự kiện xung đột.
>>Hồng Kông: Giao thông tê liệt, nhiều chuyến bay bị huỷ vì phong trào bãi công
Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc hôm 6/8 đã tổ chức cuộc họp báo tiếp theo sau cuộc họp báo lần đầu hôm 29/7. Tại cuộc họp báo này, người phát ngôn Dương Quang chỉ trích phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông, và nói trong tình hình hỗn loạn hiện nay tại Hồng Kông, “đứng ở trên sân khấu là một bộ phận phần tử cấp tiến bạo lực”, kẻ đứng sau giật dây chính là “thế lực ‘chống Trung Quốc làm loạn Hồng Kông’ ở trong và ngoài Hồng Kông”.
Nhắc đến việc “thế lực bên ngoài can dự”, Dương Quang trích dẫn cách nói của Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Đổng Kiến Hoa, điểm tên chính khách phương Tây và chính phủ Đài Loan “phát biểu những ngôn từ không có trách nhiệm”. Dương Quang nói, tình hình Hồng Kông sở dĩ như hiện nay, là không tách rời khỏi việc chính khách phương Tây và Đài Loan chống đỡ, cổ vũ, thổi lửa, đánh trống trợ uy, chỉ điểm, can thiệp ngang ngược.
Đáng lưu ý là, trong cuộc họp báo lần đầu tiên của Văn phòng sự vụ Hồng Kông và Macau hôm 29/7, Dương Quang nói trách nhiệm quan trọng của Hồng Kông là “trừng trị bạo lực và duy hộ pháp trị”. Nhưng tại cuộc họp báo lần này, Dương Quang bắt đầu nhấn mạnh, “nhân dân toàn Trung Quốc” có liên quan đến vấn đề Hồng Kông. Ông nói, “Nhân dân toàn quốc đều là hậu thuẫn lớn mạnh của cảnh sát Hồng Kông”, vận mệnh của Hồng Kông cuối cùng là nằm trong tay nhân dân Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh âm mưu ép bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức sẽ không thể thực hiện được, và sẽ “tuyệt đối không nương tay” đối với người biểu tình.
Về sự kiện quốc kỳ của ĐCSTQ bị ném xuống biển, Dương Quang nhắc lại lập trường của chính quyền Trung Quốc, nói rằng “những kẻ bạo đồ này có thể gọi là hung hăng cùng cực và mất lý trí”.
>>Người Hồng Kông ném quốc kỳ của ĐCSTQ xuống biển
Muốn quần chúng đấu tranh với nhau?
Tại cuộc họp báo, Dương Quang thậm chí còn kêu gọi người dân Hồng Kông, “hiện nay đã đến lúc đứng ra để bảo vệ Hồng Kông”, ông khuyến khích người dân làm theo “những người vội vã đi làm” ngăn chặn người biểu tình, giống như “người lớn tuổi tóc trắng kiên quyết từ chối nhận truyền đơn tại sân bay”, làm như “những người cha mẹ dẫn con mình từ đường phố trở về nhà”.
Nhà báo nổi tiếng Hồng Kông Trương Khiết Bình đăng “Những điểm chính trong cuộc họp báo lần thứ hai về vấn đề Hồng Kông của Văn phòng sự vụ Hồng Kông và Macau hôm 6/8” đã chỉ ra, những phát ngôn nói trên của Dương Quang chính là truyền đạt “tiếp tục đường lối ‘quần chúng đấu tranh’”.
Cùng với các phong trào phản đối dự luật dẫn độ liên tiếp bùng nổ tại Hồng Kông, các tin đồn liên quan đến Bắc Kinh có thể sẽ điều động quân đội đồn trú tại Hồng Kông cũng liên tục xuất hiện. Tối ngày 31/7, Tư lệnh viên quân đội ĐCSTQ đồn trú tại Hồng Kông là Trần Đạo Tường đã tổ chức họp báo và nói rằng, gần đây, Hồng Kông liên tiếp xảy ra hàng loạt sự kiện “bạo lực cực đoan”, động chạm nghiêm trọng đến giới hạn của nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ”.
Cùng thời điểm này, Weibo của quân đội ĐCSTQ trú tại Hồng Kông cũng đăng một đoạn video tuyên truyền ngắn, dùng thủ thuật cắt ghép để thể hiện cảnh quân đội chĩa súng và phun nước vào người biểu tình, v.v, một quân nhân thậm chí còn dùng tiếng Quảng Đông hô lớn “tự chịu hậu quả”.
Sáng ngày 6/8, Cục Công an Thâm Quyến tổ chức cuộc diễn tập liên hợp quy mô lớn tại quảng trường Hải Tân thuộc quận Ngọc An, có khoảng 12.000 công an tham dự, đối mặt với khoảng 2.000 ‘người biểu tình’ mặc áo đen, công an dùng lựu đạn hơi cay để xua đuổi họ.
Người dân liên tục đối kháng ĐCSTQ, Tập Cận Bình phải làm sao?
Về phía Hồng Kông, cuộc thăm dò gần đây nhất cho thấy, có đến 70% người dân phản đối “Luật dẫn đào phạm” sửa đổi, hơn 60% người dân bất mãn với biểu hiện của cảnh sát, có đến 80% người dân yêu cầu thành lập Uỷ an điều tra tư pháp độc lập; bên cạnh đó, còn có hơn 100 bức thư công khai đến từ các ngành nghề khác nhau biểu đạt sự bất mãn đối với chính phủ Hồng Kông; còn uy tín của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga giảm 21%, trở thành Trưởng đặc khu có uy tín thấp nhất trong lịch sử Hồng Kông.
Còn phía Trung Quốc Đại lục, một số người dân Trung Quốc Đại lục tại Hồng Kông nhìn thấy cảnh sát dùng bạo lực đàn áp người dân, cũng không nén nổi tức giận xuống đường mắng chửi cảnh sát; còn có du khách Đại lục đến Hồng Kông chủ động rút tiền mua đồ dùng để viện trợ cho người tham gia diễu hành, để bày tỏ ủng hộ và tôn trọng họ.
Ngoài ra, còn có người dân Đại lục không thể đến Hồng Kông, đã chụp ảnh hộ chiếu của họ, viết các biểu ngữ ủng hộ Hồng Kông, rồi đăng tải lên mạng để biểu đạt ủng hộ người dân Hồng Kông.
Đối với những biểu hiện nói trên của người dân, người dẫn chương trình “Ngã tư Thế giới” Đường Hạo chỉ ra, “Hiện Hồng Kông đang diễn một vở kịch lịch sử, hoặc là đang nhắc nhở mỗi người chúng ta, từ các sự kiện này cần suy nghĩ lại giới tuyến và phân biệt thiện – ác, thật – giả, chính – tà, đồng thời đưa ra phán đoán và lựa chọn chính xác.
Đường Hạo cho rằng, phong trào phản đối dự luật dẫn độ, bản chất là một cuộc “Chống đảng Cộng sản Trung Quốc một cách tự do, dân chủ đối kháng lại chuyên chế, nhân tính đối kháng đảng tính”, cho đến xung đột và đấu tranh của “giá trị phổ quát đối kháng giá trị biến dị”. Cuộc đấu tranh này, không chỉ giới hạn cục bộ tại Hồng Kông, mà là toàn cầu.
Còn về chính quyền ông Tập Cận Bình, trong vấn đề Hồng Kông và cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ Trung Nam Hải, đúng là đã bị hãm vào thế khó khăn tiến thoái lưỡng nan.
“Nếu vì để giữ quyền vị của bản thân và quyền uy của ĐCSTQ mà lựa chọn đàn áp trên diện rộng, không những sẽ làm mất lòng dân, lưu lại tiếng xấu muôn đời, dẫn đến tổn hại nghiêm trọng về chính trị và kinh tế cho Trung Quốc, thì cuối cùng cũng không thể nào thoát khỏi số mệnh bị nội bộ đảng bức cung ‘thoái vị’; nhưng nếu nới lỏng và nhượng bộ đối với Hồng Kông, thì sẽ lại dẫn đến chỉ trích và sự bị chèn ép trong nội bộ đảng, cũng sẽ khiến cho nhiều người dân Trung Quốc bắt chước làm theo Hồng Kông.” Đường Hạo nói.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa họp báo Quốc vụ viện Trung Quốc biểu tình ở Hồng Kông phản đối luật dẫn độ Hồng Kông