Hiện nay hệ thống nhận diện khuôn mặt này đã được ứng dụng tại 16 tỉnh, thành phố và khu tự trị tại Trung Quốc; camera giám sát được bố trí khắp đường phố ngõ ngách, mỗi giây có thể so sánh đối chiếu khoảng 3 tỉ lần, tỉ lệ chính phân biệt chính xác có thể lên đến 99.8%. Thông tin liên quan đến hệ thống này đã khiến du luận tỏ ra lo lắng.

Sky Net Hệ thống nhận diện khuôn mặt
(ảnh: Feng Li/Getty Images)

Truyền thông Trung Quốc Đại Lục dẫn lời của ông Viên Bồi Giang (Peijiang Yuan) nhà sáng lập một công ty công nghệ nói, hệ thống nhận dạng khuôn mặt đã được ứng dụng tại 16 tỉnh thành và khu tự trị trên khắp Trung Quốc, camera giám sát được lắp đặt ở mọi ngóc ngách lớn nhỏ, cảnh sát có thể tìm được vị trí hoặc thu được nhiều tin tức hơn của “nghi phạm” trong thời gian ngắn.

Bản tin chỉ ra, công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể phân biệt được hơn 40 đặc trưng khuôn mặt người, có thể dựa vào góc nhìn khác nhau, chênh lệch ánh sáng, điều kiện động và tĩnh để nhận biết chính xác khuôn mặt. Về tốc độ của hệ thống, có thể thực hiện khoảng 3 tỉ lượt so sánh trong 1 giây, mất khoảng 1 giây để sàng lọc hết một lượt dân số Trung Quốc, 2 giây có thể sàng lọc dân số toàn thế giới.

Ông Viên Bồi Giang cho biết, hiện tại, công nghệ nhận dạng của Sky Net có tỉ lệ chính xác lên đến trên 99,8%.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) từng phát một đoạn phim tài liệu ngắn cho biết, công trình Sky Net của Trung Quốc có 20 triệu camera phân bố khắp Trung Quốc.

 

sky net
Cảnh lắp đặt camera giám sát tại Trung Quốc (Ảnh: Flickr)

Trên thực tế, mấy năm gần đây chính quyền Trung Quốc đang tích cực xây dựng kho dữ liệu DNA, hệ thống nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng tiếng nói, và nhận dạng dáng đi, việc này khiến dư luận thế giới lo lắng về vấn đề quyền riêng tư của người dân Trung Quốc.

Nhật báo Phố Wall (The Wall Street Journal, Mỹ) đã kiểm tra tài liệu của cục cảnh sát tại Trung Quốc Đại Lục và phát hiện, kho dữ liệu số DNA đã có khoảng 54 triệu tư liệu, và theo kế hoạch đến trước năm 2020, kho dữ liệu số DNA trên toàn quốc sẽ đạt 100 triệu tư liệu.

Một cựu Kỹ sư phần mềm của Intel từng chia sẻ với Epoch Times rằng, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và có được thành công, nhưng nó không được dùng để theo dõi và định vị vị trí của bất cứ công dân nào, “bởi vì họ cảm thấy, cách ứng dụng như vậy sẽ gây tổn hại lớn đối với quyền riêng tư, đối với quyền cơ bản của công dân”.

Ông nói, phương Tây đều cho rằng chính phủ là một “thực thể tà ác” (evil entity), có nghĩa là công quyền của chính phủ phải được hạn chế, nếu không họ sẽ làm dụng công quyền, “sự tồn tại của chính phủ, chỉ là vì sự vận hành bình thường của xã hội”.

Tuy nhiên, tại Trung Quốc Đại Lục lại khác một trời một vực so với phương Tây. Ông chỉ ra, chính quyền Trung Quốc Đại Lục “lợi dụng những công nghệ này, để tiến hành giám sát và đàn áp các luật sư nhân quyền, người biểu tình, đoàn thể tín ngưỡng và dân tộc thiểu số”, đây là một việc vô cùng đáng sợ.

Ông Tô Tử Vân – Giám đốc điều hành của trung Tâm chiến lược tích hợp công nghệ thuộc Đại học Đạm Giang, Đài Loan có nói với Thời báo Tự do (Liberty Times, Đài Loan) rằng, Trung Quốc đang lợi dụng trí tuệ nhân tạo và kho dữ liệu số khổng lồ để xây dựng kho dữ liệu số giám sát toàn dân, không chỉ kiểm soát người Trung Quốc, còn bao gồm cả người nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc, mục đích của việc giám sát là để nắm rõ xem có ai gây bất lợi tiềm ẩn cho nền chính trị độc tài hay không, để còn tiến hành bắt giữ và ngăn chặn.

Trí Đạt

Xem thêm: