Ngày 6/4, một bác sĩ 35 tuổi tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đột tử khi đang nghỉ ngơi giữa 2 ca phẫu thuật. Trên mạng xã hội, nhiều bác sĩ Trung Quốc cho biết các bệnh tim mạch và mạch máu não đang ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi, và ngày càng có nhiều người trẻ tuổi đột tử.

nha tang le Trung Quoc
Ngày 10/1/2023, một nhà tang lễ ở thành phố Cảnh Hồng, Tây Song Bản Nạp, Vân Nam chuẩn bị hỏa táng thi thể. (Ảnh: Getty Images)

Bác sĩ 35 tuổi ở Chiết Giang đột tử trong thời gian nghỉ giữa 2 ca phẫu thuật

Jimu News đưa tin, ngày 7/4 Bệnh viện Nhân dân số 2 Tp. Ngọc Hoàn, tỉnh Chiết Giang thông báo về việc bác sĩ Trần Triết, khoa chỉnh hình của bệnh viện, đột ngột ngừng thở và ngừng tim khi đang làm việc. Bất chấp mọi nỗ lực cứu chữa của bệnh viện, vị bác sĩ này đã qua đời lúc 2:30 sáng ngày 6/4 ở tuổi 35.

Các nhân viên tại Bệnh viện Nhân dân số 2 Ngọc Hoàn tiết lộ, vào ngày xảy ra vụ việc, bác sĩ Trần Triết vừa mới phẫu thuật xong và đang nghỉ ngơi. Khi đang chuẩn bị tiến hành ca phẫu thuật thứ hai, anh đột nhiên ngừng thở, ngưng tim, và cuối cùng tử vong sau những nỗ lực cứu chữa không thành công.

Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự tiếc nuối ở phần bình luận. Một cư dân mạng ở Quảng Đông để lại lời nhắn rằng: “Vấn đề của việc tiêm vắc-xin COVID-19 là vấn đề ô nhiễm thần kinh. Tiêm vắc-xin vào hệ thần kinh bao gồm cơ và các thành phần khác sẽ gây ra rối loạn hệ thần kinh, có thể gây sốt, nhức đầu, đau xương, liệt, tàn tật, suy nội tạng, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, ung thư, các bệnh khác nhau, chân tay co giật và đột tử.”

Bác sĩ Giang Tô: Bệnh tim mạch và mạch máu não ngày càng trẻ hóa

Ngày 24/3, bác sĩ Trương Dao Tuấn – Trưởng khoa Tim mạch tại Bệnh viện Ung thư Từ Châu (Bệnh viện Từ Châu số 3) – than thở qua video Douyin: “Tôi không bao giờ nghĩ rằng bệnh tim mạch sẽ bắt đầu xâm nhập những người trẻ tuổi ở độ tuổi 20 như chúng tôi!”

Ông cho biết tuần trước bệnh viện đã điều trị cho một bệnh nhân 26 tuổi chưa lập gia đình. Mặc dù đã được cứu sống, nhưng anh này vẫn phải đặt stent (ống đỡ động mạch). Mẹ anh ta kêu khóc cầu xin cứu con trai bà, cảnh tượng rất đau lòng.

p3637381a623484949
“Bệnh tim mạch thực sự đã xuất hiện ở những người trẻ tuổi ở độ tuổi 20”. (Ảnh chụp màn hình từ TikTok)

Trong phần bình luận của video trên, cư dân mạng than thở: “Tôi 29 tuổi, đã đặt stent và gần chết.

“Ở tuổi 26, tôi đã được tiêm 3 mũi KX (vắc-xin Sinovac) và đặt 2 stent.

“Tôi sinh năm 1994, bị viêm cơ tim ở tuổi 21! Và xuất huyết màng cứng ở tuổi 24.

Ngày càng có nhiều người sinh vào những năm 1980 và 1990 đột tử ở Trường Sa, Hồ Nam

Ngày 21/3 trong một video, blogger Douyin “Con rể Trường Sa nhặt được nhà tốt” chia sẻ, một người bạn làm trong ngành tang lễ đã kể cho anh nghe một hiện tượng rất đau lòng.

Năm 2024, số lượng các buổi tang lễ dành cho những người sinh vào thập niên 1980 và 1990 do bạn anh tổ chức đã tăng gấp đôi so với 3 năm trước. Người trẻ nhất chỉ mới 28 tuổi, tỷ lệ cao nhất là những người từ 35-40 tuổi. Tử vong đột ngột do tim chiếm 67%, ung thư giai đoạn cuối chiếm 21%.

p3637382a136836838
“Ngày càng có nhiều người sinh vào thập niên 1980, 1990 qua đời ở Trường Sa.” (Ảnh chụp màn hình TikTok)

Blogger có tên “JiangOn the Walker” viết chú thích trong video rằng: “Ngày nay, ngày càng có nhiều người đột tử và trẻ hoá! Về cơ bản, không ai có thể cứu được!”

p3637383a2825918
“Ngày nay, ngày càng có nhiều người đột tử và trẻ hoá!” (Ảnh chụp màn hình TikTok)

Blogger Trung Quốc Đại Lục: “Nhiều người có thể chết trong năm nay”

Ngày 7/4, một blogger trên nền tảng mạng xã hội Douyin của Trung Quốc Đại Lục, “Anh Bưu Tiểu Lệ Chí“, đăng một video nói thẳng rằng: “Nhiều người có thể sẽ chết trong năm nay, tôi không hề nói quá đâu! Bạn có thể là một trong số họ.”

p3637761a458800943
Một blogger trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc cho biết “nhiều người có thể sẽ chết trong năm nay”, điều này đã gây được tiếng vang với cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình TikTok)

Blogger này cho biết, anh phát hiện những ca tử vong gần đây “ngày càng trẻ hoá, không chỉ người già mới chết!”

Anh cho biết, 2 năm qua, một chị gái hâm mộ ở Thượng Hải đã mất cha và bố chồng. Chồng bà cũng mất cách đây một hoặc hai tháng và để lại rất nhiều khoản nợ. Bà rất xúc động khi cảm thấy gần đây có ngày càng nhiều người chết.

p3637762a737416276
Bình luận của blogger “Nhiều người có thể sẽ chết trong năm nay” đã gây được tiếng vang với cư dân mạng với hơn 1.300 lượt “thích”. (Ảnh chụp màn hình TikTok)

Trong 11 ngày, 16 người đột tử ở Thâm Quyến

Ngày 9/4, blogger “Quách Quách đăng video nói rằng 16 người đột tử ở Thâm Quyến trong vòng 11 ngày. Nhiều người trong số họ là những người trẻ và trung niên ở độ tuổi 20-30. Trung bình có khoảng 1,5 ca tử vong bất thường mỗi ngày. Những ca tử vong đột ngột thường ở xảy ra ở người trong độ tuổi 30-40, trong đó người trẻ nhất chỉ mới 22 tuổi.

p3637763a287212125
“16 người đột tử ở Thâm Quyến trong vòng 11 ngày.” (Ảnh chụp màn hình TikTok)

Gần đây, ông Lý, một người dân làng ở Chu Khẩu, Hà Nam, cũng chia sẻ với truyền thông ngoài Trung Quốc rằng: “Nhiều người bị cảm lạnh, sổ mũi và sốt, hết người này đến người khác. Bệnh viện quá tải, người chết từng đợt vì viêm phổi, đau tim và nhồi máu não. Nhiều người đột tử ở độ tuổi 30 và 40, không thể giải thích được. Vì không đủ khả năng hỏa táng, vì vậy họ đã được chôn cất bí mật. Ngày nào cũng có người chết, tất cả đều là người trẻ!”

Từ tháng Ba, nhiều cảnh sát, chuyên gia, người nổi tiếng trên mạng đột tử

Chồng của Dương Kỳ Na, một người nổi tiếng trên mạng nước ngoài đến từ huyện Trường Đinh, Tp. Long Nham, tỉnh Phúc Kiến, đăng cáo phó trên tài khoản Douyin “Kỳ Na Argentina” vào ngày 6/4, nói rằng: “Vợ tôi Dương Kỳ Na đã qua đời vào sáng ngày 2/4/2025 do hạ đường huyết đột ngột. Cô ấy 38 tuổi.”

Dương Kỳ Na từng được nhiều kênh truyền thông chính thức đưa tin, gồm CCTV Tân Hoa Xã. Cô đã tham gia nhiều buổi biểu diễn như “China Love” của CCTV và trở thành người nổi tiếng trên Internet Đại Lục.

Đinh Nhuệ, Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Bí thư Đảng ủy, kiêm Giám đốc Sở Tư pháp Tp. Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, qua đời vào ngày 1/4 do nhồi máu cơ tim đột ngột, mới 41 tuổi.

Chuyên gia nghiên cứu thương mại điện tử Lưu Chí Viễn đột nhiên lên cơn đau tim khi đang đi xe buýt. Sau 2 ngày nỗ lực cứu chữa tại bệnh viện không thành công đã qua đời tại Thâm Quyến vào ngày 22/3 ở tuổi 32.

Lý Kim Dũng, Bí thư Quận ủy Thượng Nhai, Tp. Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã qua đời vì bệnh vào ngày 20/3 ở tuổi 51.

Ngày 18/3, Thôi Văn Lượng, Đảng viên ĐCSTQ, Giám đốc Đồn cảnh sát Wulapo thuộc Chi nhánh Dabacheng của Cục Công an Urumqi ở Tân Cương, đột nhiên ngã quỵ tại nơi làm việc và tử vong sau nỗ lực cứu hộ không thành, hiện chưa rõ độ tuổi.

Lý Huỷ, một nhân viên truyền thông kiêm nhà văn đến từ An Khánh, An Huy, đã qua đời vì một cơn đau tim đột ngột vào ngày 17/3 ở tuổi 56.

Giải Nhạc Thiên (Thiên Thiên, Qianqian), “em bé thế kỷ” chào đời lúc 00:00 ngày 1/1/2000, đột ngột qua đời vào sáng sớm ngày 9/3 ở tuổi 25. Đầu tháng 3, Thiên Thiên bị sốt, đau bụng và cứng đờ trong 5 ngày.

Lưu Vĩnh Phong, một học giả vật liệu nổi tiếng của Trung Quốc kiêm giáo sư tại Đại học Chiết Giang, đột ngột qua đời vào ngày 5/3 do bệnh ở tuổi 48.

Ngày 3/3, Luật sư Từ Tùng Hiền của Công ty luật Doanh Khoa Bắc Kinh (Thượng Hải) qua đời vì bệnh ở tuổi 46.

Ngày 2/3 do “khó chịu về thể chất” và nỗ lực cứu hộ không thành, Trần Thụy Khuê, giám đốc dự án của Công ty TNHH Dịch vụ Đổi mới Công nghệ Khoa học và Công nghệ Hóa học Trung Quốc (Đại Liên), qua đời ở tuổi 45 tuổi.

Nhiều cư dân mạng Đại Lục cũng để lại lời nhắn:

“Con trai tôi sinh năm 1991 và đột ngột qua đời vào ngày 18/3.

Ngày 4/2, chú rể tôi đột nhiên sùi bọt mép và ngã xuống đất, không cứu được!”

“Một cô gái sinh năm 1997 đã tử vong trên đường tan làm về nhà. Tại sao ngày càng nhiều người đột tử?”

“Tôi chỉ muốn biết tại sao nhồi máu cơ tim và nhồi máu não lại trẻ hóa như vậy, lỗi của ai?”

“Chắc chắn là do COVID-19.

“Đợt này là COVID-19, cả nhà đều bị nhiễm.

Từ trước Tết Nguyên đán, nhiều chủng virus đã lây lan ở Trung Quốc Đại Lục, có nhiều báo cáo trực tuyến về tình trạng xếp hàng dài tại các nhà hỏa táng ở nhiều nơi. ĐCSTQ tuyên bố rằng 99% các ca cúm trong thời kỳ đỉnh điểm là cúm A.

Ngày 16/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia của ĐCSTQ ban hành thông báo yêu cầu xét nghiệm axit nucleic đối với chủng COVID-19, và thúc đẩy các phòng khám sốt “thành lập càng nhiều càng tốt, mở càng nhiều càng tốt”.

Nhìn chung công chúng nghi ngờ COVID-19 đã bùng phát trở lại và chính quyền ĐCSTQ đang che giấu sự thật về dịch bệnh.

Về vấn đề này, chuyên gia virus học người Mỹ Lâm Hiểu Húc chia sẻ với Vision Times rằng thực tế COVID-19 chưa bao giờ dừng lại ở Trung Quốc Đại Lục. Ông chỉ ra rằng có thể thấy rõ điều này từ một báo cáo nghiên cứu do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Bệnh viện Địa Đàn Bắc Kinh cùng công bố.

Báo cáo cho biết sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, từ tháng 4 – 10/2023 và từ tháng 4 – 7/2024, đã có những đợt bùng phát nhỏ các ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc.

Ông Lâm Hiểu Húc nói: “Có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh và bao nhiêu người tử vong trong những thời kỳ đỉnh điểm này? ĐCSTQ chưa bao giờ công khai những dữ liệu thực tế này với ngoại giới mà lại chọn cách che giấu chúng.”

Ông tin rằng đợt bùng phát dịch bệnh mới vào năm 2025 không có gì đáng ngạc nhiên, đồng thời nhấn mạnh điều thực sự đáng lo ngại là nguy cơ dịch bệnh mà Trung Quốc hiện đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở COVID-19.

Ông nói, các trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở người cũng đang xảy ra ở nhiều nơi, nhưng các quan chức ĐCSTQ cũng chọn cách che giấu thông tin và không công khai, chỉ âm thầm yêu cầu chính quyền địa phương tiến hành diễn tập và xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong nội bộ.

Ông Lâm Hiểu Húc cảnh báo: “Những sự việc này không chỉ liên quan đến sức khỏe và an toàn cộng đồng trong nước của Trung Quốc mà còn có thể gây ra mối đe dọa tiềm tàng đối với cộng đồng quốc tế, vì vậy xã hội quốc tế cần hết sức chú ý đến vấn đề này.

Bình Minh (t/h)