Vào tháng 7 và tháng 8, Minghui.org đưa tin, ít nhất 95 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết án oan, với độ tuổi trung bình là 66.

Phap Luan Cong 7
Học viên Pháp Luân Công cầm biểu ngữ có nội dung “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”, kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại. (Ảnh: Đới Binh/ Epoch Times)

Các khu vực bị bức hại nghiêm trọng nhất gồm 17 người ở tỉnh Sơn Đông, 15 người ở tỉnh Cát Lâm, 11 người ở tỉnh Tứ Xuyên, 6 người ở tỉnh Liêu Ninh. Tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh Hồ Bắc, thành phố Bắc Kinh và tỉnh Vân Nam mỗi tỉnh 5 người.

Trong nửa đầu năm 2024, ít nhất 447 học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ kết án bất hợp pháp, phân bổ tại 27 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung Quốc Đại Lục. 166 học viên Pháp Luân Công cao tuổi trên 60 tuổi đã bị kết án bất hợp pháp.

Trương Tú Cầm: Bà sinh ngày 25/10/1963, ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 10/5, bà bị Tòa án thành phố Lăng Hải kết án bất hợp pháp 6 năm tù, và bị tống tiền 12.000 nhân dân tệ (khoảng 41 triệu VNĐ).

Tề Chí Ngân: Ông 62 tuổi, học viên Pháp Luân Công sống ở thị trấn Thượng Mã Đài, quận Vũ Thanh, thành phố Thiên Tân. Ngày 4/2/2024 ông bị bắt cóc từ nhà con gái ông ở Bắc Kinh và bị giam tại Trại giam quận Vũ Thanh ở Thiên Tân.

Cảnh sát địa phương, công tố viên và nhân viên pháp lý đã làm việc cùng nhau để định tội ông. Vào tháng 7, ông bị tòa án địa phương kết án bất hợp pháp 9 năm tù.

Lý Hiểu Nham: Ông khoảng 60 tuổi. Ngày 27/7/2023, khi bắt chuyến tàu về quê hương ở thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm để thăm người thân, ông bị cảnh sát Sở Công an Đường sắt bắt cóc và đưa đến Trại giam số 2 thành phố Thạch Gia Trang.

Ông bị công an, tòa án, tư pháp của thành phố Thạch Gia Trang vu khống, sau đó bị kết án oan 5 năm.

Lý Cảnh Hoa: Bà 80 tuổi, là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông. Năm 2023, bà bị bắt cóc và đưa đến Trại giam thành phố Truy Bác. Tháng 8 cùng năm, bà bị kết án bất hợp pháp 3,5 năm tù giam, và bị phạt 5.000 nhân dân tệ (17 triệu VNĐ). Sau đó, bà bị bắt cóc đến Nhà tù Nữ Tế Nam.

Trần Nhâm Lâm: Ông 88 tuổi, ở thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô. Tháng 5/2023, ông bị bắt cóc và đưa đến Nhà tù Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Trước đó, ông từng bị tòa án Trung Quốc kết án trái pháp luật 7 năm tù. Tháng 12 cùng năm, ông bị liệt trong tù nhưng nhà tù không chịu thả ông.

Dụ Phương Trang: Bà 90 tuổi, là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Ngày 5/12/2023, bà bị bắt cóc và đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Giang Tây. Hai năm trước, bà bị tòa án tuyên án trái pháp luật nửa năm tù.

Ngày 20/5/2024, bản án bất công của bà kết thúc. Ngày hôm đó, các quan chức tư pháp và cảnh sát địa phương đã cố gắng đưa bà đi, nhưng con trai bà không nhượng bộ và bắt taxi đưa bà về nhà. Bà đã bị tra tấn bằng cách còng tay và bị bỏng bằng nước nóng trong tù, đôi khi còn bị bỏ đói.

Đoàn Chấn Vĩ: Bà 75 tuổi, là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trùng Khánh, Tứ Xuyên. Ngày 2/6/2023, bà bị cảnh sát bắt cóc và đưa đến một trại tạm giam.

Ngày 9/11 cùng năm, bà Đoàn Chấn Vĩ bị xét xử ngoài tòa án. Sau đó, gia đình bà biết được rằng bà đã bị kết án bất hợp pháp 1,5 năm tù giam và bị tống tiền 2.000 tệ (khoảng 6,9 triệu VNĐ). Ngày 3/1/2024, bà bị bắt cóc và đưa đến Nhà tù nữ Tẩu Mã Trùng Khánh để bức hại.

Trần Kiến Bình: Ông là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc bị bắt cóc khỏi nhà vào tháng 7/2023. Ông bị kết án bất hợp pháp 3 năm tù vào tháng 6/2024.

Trong 25 năm ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, ông Trần Kiến Bình đã bị bắt cóc 6 lần, bị giam giữ trái phép 10 lần, bị kết án trái phép 3 năm tù một lần, bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức trái phép 3 lần trong vòng 5 năm.

Ông còn bị buộc tẩy não 4 lần (2 lần ông bị bức hại tới mức rối loạn tâm thần). Nhà của ông bị lục soát bất hợp pháp 8 lần. Ông bị quản thúc bất hợp pháp trong khu dân cư trong 3 tháng một lần. Ông còn bị tống tiền 4.100 nhân dân tệ (khoảng 14 triệu VNĐ) tiền mặt, và mất 100.000 nhân dân tệ (khoảng 345 triệu VNĐ) tiền lương.

Ngày 25/6/2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua “Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công”.

Dự luật yêu cầu Hoa Kỳ giúp chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người ở Trung Quốc tham gia và hỗ trợ hoạt động thu hoạch nội tạng.

Screenshot 2024 07 02 at 7.08.33 AM
Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công. (Ảnh chụp màn hình)

Dự luật này phá vỡ sự im lặng 25 năm mà ĐCSTQ đã hối lộ thế giới, khiến cả thế giới im lặng trước sự tàn bạo của họ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Dự luật yêu cầu, một trong những chính sách của Hoa Kỳ là “vạch trần cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ”. Luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas nói rằng đây là điều phải làm.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)