Kênh truyền thông xã hội Twitter vừa tuyên bố bổ nhiệm bà Lí Phi Phi làm giám đốc độc lập. Điều thu hút sự chú ý ngoại giới là Lí Phi Phi đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trao tặng danh hiệu “Mười nhân vật nữ hàng đầu” và từng hợp tác với các tổ chức chính thức của ĐCSTQ trong thời gian bà phụ trách bộ phận Google Cloud AI. Một số ý kiến ​​cho rằng lần bổ nhiệm này của Twitter là “cử một con cáo tới bảo vệ chuồng gà.”

1024px Fei Fei Li at AI for Good 2017
Lí Phi Phi, cựu nhà khoa học hàng đầu của Trí tuệ nhân tạo Google trong buổi phát biểu. (Ảnh:ITU Pictures/wikimedia)

Twitter công bố vào thứ Hai (ngày 11/5) theo giờ Mỹ rằng họ bổ nhiệm Lí Phi Phi, cựu nhà khoa học hàng đầu về trí tuệ nhân tạo của Google và là giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Stanford, làm giám đốc độc lập của Hội đồng quản trị, và có hiệu lực ngay lập tức.

Theo phân tích của dư luận trong ngành, Twitter dự định tăng cường khả năng cạnh tranh với Google và Facebook về trí tuệ nhân tạo. Một số dư luận cho rằng Twitter đã phát đi tín hiệu sử dụng trí tuệ nhân tạo để giám sát thông tin và chống tin giả.

Tuy nhiên, ngoại giới lại chú ý nhiều hơn tới bối cảnh của Lí Phi Phi. Theo thông tin của truyền thông Đại Lục, cha của Lí Phi Phi, ông Lí Thuấn là học sinh đợt thứ 9 tại trường tiểu học Thành Đô. Ông là người Tứ Xuyên, từng đến Diên An tham gia “cách mạng”, và sau đó giữ chức chuyên viên Lô Châu dưới sự lãnh đạo của Lí Tỉnh Tuyền tỉnh Tứ Xuyên.

Lí Phi Phi di cư sang Hoa Kỳ cùng cha mẹ năm 16 tuổi và được nhận vào Đại học Princeton để học vật lý. Sau khi tốt nghiệp, bà bất ngờ trở về Trung Quốc Đại Lục một mình trong một năm để nghiên cứu y học Tây Tạng tại Tây Tạng. Sau khi trở về Hoa Kỳ, bà vào Học viện Công nghệ California theo đuổi bằng tiến sĩ và hướng nghiên cứu của bà là trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học thần kinh tính toán. Năm 2009, bà làm trợ lý giáo sư tại Đại học Stanford. Năm 2012, bà được thăng chức phó giáo sư trọn đời, sau đó trở thành giáo sư và giám đốc của phòng thực nghiệm Stanford AI và phòng thực nghiệm thị giác Stanford.

Đầu năm 2017, Lí Phi Phi tuyên bố gia nhập Google Cloud với tư cách là nhà khoa học hàng đầu. Tại hội nghị các nhà phát triển vào tháng 12 cùng năm đó, bà đã thông báo rằng Google sẽ quay lại Bắc Kinh, để thành lập Trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Trung Quốc AI. Sau đó tuyên bố thiết lập mối quan hệ hợp tác với Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Đại học Thanh Hoa (gọi tắt là AI Thanh Hoa) được quân đội Trung Quốc hỗ trợ.

Theo dữ liệu cho thấy, Đại học Thanh Hoa đã thành lập “Phòng thí nghiệm công nghệ tiên tiến quốc phòng tích hợp quân sự” vào tháng 6/2017 và công nghệ AI là dự án quan trọng hàng đầu của phòng thí nghiệm này. Vào ngày 28/6/2018, Viện Trí tuệ nhân tạo của Đại học Thanh Hoa đã chính thức được thành lập. Vào thời điểm đó, Viện đã công khai tuyên bố rằng đó là một “phòng thí nghiệm tình báo quân sự cao cấp” được xây dựng bởi Đại học Thanh Hoa, dưới sự ủy thác Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Ủy ban Quân sự ĐCSTQ.

Điều đáng chú ý là khi bắt đầu thành lập Viện Trí tuệ nhân tạo của Đại học Thanh Hoa, Jeff Dean, tổng giám đốc Google AI, đã được thuê làm thành viên của Ủy ban tư vấn khoa học máy tính của Đại học Thanh Hoa.

Phó hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa, ông Vưu Chính đã từng phát biểu một bài viết có tựa đề “Con đường phát triển AI trong hội nhập quân sự-dân sự” trên trên kênh truyền thông Đại Lục. Ông nói rằng Đại học Thanh Hoa “không có nghĩa vụ phục vụ chiến lược sức mạnh AI” và sẽ tích hợp chặt chẽ “chiến lược quốc gia về hội nhập quân sự-dân sự” với “chiến lược sức mạnh AI”, nhằm “đảm bảo rằng nghiên cứu cơ bản về AI hỗ trợ hiệu quả cho ứng dụng quân sự của AI”.

Ông Vưu Chính cũng nhấn mạnh rằng nghiên cứu AI của Thanh Hoa có hai hướng chính là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu công nghệ ứng dụng, và mục tiêu chính của phần sau là đáp ứng nhu cầu quân sự quốc phòng.

Nhưng trong khi Google Cloud AI đang tích cực hợp tác với các tổ chức Trung Quốc có bối cảnh quân sự ĐCSTQ, Lí Phi Phi lại có một tiêu chuẩn khác để hợp tác với quân đội Hoa Kỳ.

Trong khi Lí Phi Phi đứng đầu bộ phận Google Cloud AI, Google và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận cải thiện tính chính xác trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo. “Thời báo New York” đã tiết lộ các email nội bộ của Lí Phi Phi vào thời điểm đó, cho thấy rằng với tư cách là người phụ trách dự án này, Lí Phi Phi cũng tham gia vào vụ việc với thái độ phản đối.

Cuối cùng, vì có hơn 4.000 nhân viên Google đã đăng ký chống lại “vũ khí hóa AI”, vào tháng 8/2018, Google đã buộc phải dừng hợp đồng dịch vụ điện toán đám mây với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Vào tháng 9/2018, Lí Phi Phi rời khỏi Google và trở lại Đại học Stanford. Vào thời điểm đó, nhiều kênh truyền thông suy đoán rằng việc Lí Phi Phi rời khỏi Google có thể liên quan đến tranh chấp nội bộ này.

Ngoài ra, Lí Phi Phi cũng có mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức mặt trận thống nhất tại hải ngoại của ĐCSTQ và “Hiệp hội sinh viên Âu Mỹ” cùng “Diễn đàn Tương lai”. Ví dụ, Lí Phi Phi và Lí Giai, trợ lý của bà, đều giữ chức vụ trong “Diễn đàn tương lai”. Trong đó Lí Phi Phi từng là thành viên của ủy ban khoa học trực thuộc “Diễn đàn Tương lai”, và Lí Giai là thành viên của Hội đồng Thanh niên.

Điều đặc biệt đáng chú ý là nhiều thành viên của “Diễn đàn Tương lai” cũng xuất hiện trong danh sách “Thế hệ đỏ tương lai”, bao gồm Lưu Nhạc Phi, con trai của Lưu Vân Sơn, cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, và Chu Vân Lai, con trai của cựu thủ tướng Chu Dung Cơ, ngoài ra còn có Mã Tuyết Chinh, giám đốc điều hành cấp cao của Boyu Capital, dưới lá cờ của Tôn Giang Chí thuộc phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

Tháng 1/2018, Lí Phi Phi đã được ĐCSTQ trao tặng giải thưởng “10 nhân vật nữ hàng đầu” năm 2017. Đồng thời, danh sách này còn có bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga – Trưởng đặc khu Hồng Kông, giáo sư Đài Loan Lư Lệ An – người đã gia nhập ĐCSTQ.

EX6jDhGWAAEL8aI
Tháng 1/2018, Lí Phi Phi đã được ĐCSTQ trao tặng Giải thưởng “10 nhân vật nữ hàng đầu”. (Ảnh chụp màn hình)

Dựa vào nền tảng trên, việc Twitter bổ nhiệm Lí Phi Phi đã dấy lên sự nghi ngờ và lo ngại của cư dân mạng. “Tầm nhìn Cuộc sống”, nhà bình luận tích cực trên Twitter đã trực tiếp gọi Lí Phi Phi là “chuyên gia đỏ”, nghi ngờ Twitter lợi dụng trí thông minh nhân tạo của Lí Phi Phi để chống làm giả, ngược lại, bà cũng sẽ trở thành vị cứu tinh của đội dư luận viên 50 xu của ĐCSTQ.

Vương Long Mông, nhà bình luận nước Pháp nói với nhà đài rằng Facebook và Google đã bị phơi bày khuất phục trước Bắc Kinh, nhưng Twitter luôn được coi là một kênh truyền thông xã hội hiếm hoi không chịu cúi đầu trước ĐCSTQ. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm Lí Phi Phi khiến người ta lo ngại Twitter đã “cử một con cáo tới bảo vệ chuồng gà”.

Lí Phương, nhà truyền thông độc lập tại Phần Lan, chỉ ra rằng Hoàng Hú Đào, một học giả của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, người có ơn dìu dắt đối với Lí Phi Phi, đã đào tạo một lượng lớn nhân tài nhận dạng hình ảnh cho Trung Quốc, và đều được ĐCSTQ sử dụng để xây dựng một mạng lưới giám sát quốc gia khổng lồ. Lí Phương tin rằng việc Lí Phi Phi gia nhập Twitter sẽ làm tăng nguy cơ kiểm duyệt mạng.

Đầu tháng 4/2016, nhằm phát triển thị trường quảng cáo khổng lồ của Trung Quốc, Twitter đã bổ nhiệm Trần Quỳ, người có bối cảnh của quân đội và công an Trung Quốc, làm người đứng đầu khu vực Greater China của Twitter, khiến một lượng lớn người dùng Twitter lo lắng về một Twitter “đỏ” và bắt đầu phản đối. Trần Quỳ đành phải âm thầm rời bỏ chức vụ sau 8 tháng nhậm chức.

Lâm Thi Viễn (Theo Epoch Times)

Xem thêm: