Đời người vốn dĩ nên tự tại
- Tiêm Tiêm
- •
Con người ai cũng có những truy cầu khác nhau, ai cũng có những điều bản thân mong muốn theo đuổi. Vì để đạt được mục đích, họ sẽ nghĩ ra một số biện pháp, có thể là chính đáng, cũng có thể là không chính đáng. Nhưng dù thế nào đi nữa, những người có thể đạt được mục đích lại rất ít.
Lục Du là một nhà thơ thời Nam Tống, một lòng muốn khôi phục giang sơn bị mất vào tay nhà Kim, kết quả là lực bất tòng tâm, đến phút cuối ông mới minh bạch rằng cần thuận theo tự nhiên. Những gì cưỡng cầu không thể thành công. Trong bài thơ “Tạp cảm”, ông viết:
Thiên tế tình vân thư phục quyển,
Đình trung phong nhứ khứ hoàn lai.
Nhân sinh tự tại thường như thử,
Hà sự năng phương tiếu khẩu khai?
“Thiên tế tình vân thư phục quyển, Đình trung phong nhứ khứ hoàn lai”. Tiết trời quang đãng nắng trong hay âm u lạnh lẽo, mây trắng tụ hay tan, tất cả tuần hoàn qua lại đều là Thiên ý. Cành liễu trong sân nhà đung đưa theo gió, dường như trông thật tiêu dao tự tại, có vẻ như không bị trói buộc câu thúc bởi điều gì, nhưng thực ra chúng vẫn chịu sự ước thúc, dẫn dắt của gió.
Mấy câu thơ này nói về tạo hóa của thiên nhiên, kỳ thực ẩn dụ trong đó là tất cả mọi việc đều là có sự vận hành của trời đất, không thể cưỡng ép. Liễu đung đưa qua lại trong gió, mây tụ rồi lại tan, hết thảy đều chịu sự ảnh hưởng, tác động từ quy luật tự nhiên. Nhà thơ nhìn thấu điều ấy và minh bạch ra rằng, hành động cưỡng ép của con người không thể thật sự giải quyết vấn đề. Sự hưng vong của một quốc gia cũng như vậy, năm ấy triều Bắc Tống bị diệt vong là do Thiên ý, Triệu Cấu chạy thoát lập ra nhà Nam Tống cũng là Thiên ý, bất kỳ ai cũng đều không thể thay đổi. Nhà thơ cho rằng bản thân mình một đời vì công cuộc phục quốc, khôi phục phần giang sơn bị mất vào tay giặc, nhưng đến cuối cùng phát hiện chỉ là công dã tràng.
“Nhân sinh tự tại thường như thử, hà sự năng phương tiếu khẩu khai?” Ở đây ý nói rằng, con người nếu có thể nhìn rõ những điều này, vậy thì còn điều gì có thể khiến bạn không vui đây?
Có người cho rằng việc mây tụ rồi lại tan, liễu đung đưa trong gió là tự do tự tại, kỳ thực không phải vậy. Chúng đều chịu sự tác động của tự nhiên. Mây tụ hay tan là chịu tác động của ngoại lực, liễu càng phải chịu sự tác động của gió, theo hướng gió mà chuyển mình, tất cả mọi việc đều không phải chỉ do bản thân quyết định mà được.
Bầu trời rộng lớn, mênh mông vô ngần. Vũ trụ bao la, thâm tàng bất lộ. Trời đất cao sâu khó dò, ẩn chứa vô số điều huyền diệu và trí tuệ. Sự vận hành của các thiên thể là có quy luật. Người xưa căn cứ vào sự vận hành của thiên thể để nhận biết ngày đêm, tính toán ra ngày, tháng, năm; phân chia thành bốn mùa và 28 tiết khí. Sự phát triển của cây trồng gắn bó chặt chẽ với khí tiết, sự hoạt động của động vật cũng liên quan đến khí hậu. Sự vận chuyển của các mạch và tinh, khí, thần trong cơ thể con người cũng liên quan đến thời gian. Mùa đông trồng trọt gieo cấy, mùa hè bán thứ sưởi ấm, đây là chuyện đùa. Có sự phân biệt ngày đêm, âm u, tạnh ráo, tròn, khuyết, gió, mưa, sấm sét, tuyết sương. Đạo trời tuy “vô ngôn” nhưng lại chi phối mọi mặt của xã hội nhân loại.
Nội hàm thật sự của bài thơ này là: Người sống trong thế gian, sẽ chịu sự tác động của thế giới, chức quan lên hay xuống, quốc gia hưng hay vong, đều là Thiên ý, không cách nào nắm bắt trong tay được, chỉ có coi nhẹ và buông bỏ nó thì mới có thể thật sự hạnh phúc và vui vẻ. Khi chúng ta buông bỏ sẽ phát hiện ra rằng, tất cả đều là sự an bài tốt nhất của Trời đất. Trong cõi u minh có Thiên ý, cớ gì chấp trước vào được mất nơi thế gian.
Nhà thơ Tô Đông Pha một đời nhiều lần bị giáng chức, rồi lại được phục chức, nhưng từ đầu đến cuối ông đều vui vẻ đối đãi, đây cũng có thể coi là siêu phàm thoát tục vậy. Nhà thơ Lục Du cuối đời cũng đã minh bạch, tất cả mọi việc nên tùy duyên, thuận theo Thiên ý.
Theo “Đời người vốn dĩ nên tự tại“
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Tiêm Tiêm
Xem thêm:
Mời xem video:
Từ khóa nhân sinh cảm ngộ