Giáo viên bỏ việc là bình thường hay bất thường?
- Nguyễn Quốc Vương
- •
Thông tin trên báo chí cho biết ở Việt Nam trong năm vừa qua có 16.000 giáo viên bỏ việc. Bộ giáo dục cũng xác nhận tỉ lệ bỏ việc là 1%.
Vậy thì hiện tượng giáo viên bỏ việc ở trên là bình thường hay bất thường?
Xin hãy thử so sánh với vài con số của Nhật Bản để suy ngẫm. Các thông tin dưới đây được thu thập từ các trang web tiếng Nhật như web của Bộ giáo dục, Văn phòng chính phủ, Bộ nội vụ…
1. Năm lý do giáo viên tiểu học Nhật nghỉ việc:
- Quá bận, không có thời gian.
- Mối quan hệ con người ở nơi làm việc không tốt.
- Không có hi vọng vào tương lai.
- Không cảm thấy trẻ em đáng yêu.
- Các yêu cầu từ phía phụ huynh rất khắc nghiệt.
2. Báo cáo của Bộ giáo dục Nhật Bản công bố cuối tháng 1 năm 2022 cho biết: Tại thời điểm tháng 4 năm 2021, trên toàn quốc (các trường công lập) thiếu 2.558 giáo viên.
3. Tỉ lệ chọi thi tuyển dụng giáo viên tiểu học năm 2020 (tuyển giáo viên cho năm 2021) trên toàn quốc là 2,6%, giảm 0,1% so với năm trước. Năm 2011: tỉ lệ chọi là 4, 5% (giảm một nửa). Tỉ lệ này ở trường THCS: 5, 1%, THPT: 6, 1% (đều giảm so với năm trước).
4. Tại sao số sinh viên có nguyện vọng làm giáo viên giảm? (Điều tra với thành viên của Hội nghị thanh niên Nhật Bản)
- 94% người được hỏi trả lời là “Thời gian lao động dài và môi trường lao động khắc nghiệt”.
- 77% cho rằng “Nghiệp vụ/công việc ngoài giờ dạy như câu lạc bộ nhiều”.
- 67% cho rằng “Lương kém”.
5. Điều tra năm 2022 của Bộ giáo dục Nhật cho biết tỉ lệ giáo viên bỏ việc ở Nhật là 1,18%. Giáo viên bỏ việc ngay từ năm đầu tiên là 1,2%.
6. Bốn lý do giải thích tại sao tỉ lệ bỏ việc ở nghề giáo thấp ở Nhật Bản:
- Độ ổn định cao (viên chức).
- Thu thập cao hơn nghề thông thường.
- Không biết đến các công việc khác (khó bỏ việc, chuyển việc).
- Không có thời gian đi tìm việc khác.
Ở Việt Nam rất khó tìm các số liệu hay nghiên cứu tương tự để so sánh. Thế nhưng anh em giang hồ bác học trên mạng luôn hỏi “số liệu đâu?”, “toàn suy diễn chủ quan à?”, “thật phiến diện”. Xin mạn phép giúp anh em giang hồ bác học đó chuyển các câu hỏi này tới các đại học, cơ quan bộ ngành, viện nghiên cứu có liên quan.
Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:
- “Nghề thầy” – Những tâm sự còn nóng hổi sau gần 80 năm
- Giáo dục con người không phải là nuôi cho lớn, làm cho thi đỗ
- Học để làm gì?
Mời xem video:
Từ khóa Giáo dục Việt Nam Nguyễn Quốc Vương