5 điều giúp trẻ tu dưỡng nhân cách toàn diện
- Ngọc Trúc
- •
Không ít bậc cha mẹ than phiền rằng các con lớn lên đều rất lười biếng, ý thức vệ sinh cá nhân kém, thậm chí khờ khạo, không biết cách giao tiếp… Thế nhưng, trong vấn đề giáo dục con cái, nhiều người chỉ chú trọng “phát triển trí tuệ”, “đăng ký lớp năng khiếu”, “đặt mục tiêu vào trường điểm”, “thành danh thành tài, có chỗ đứng trong xã hội”… mà không chú trọng tu dưỡng nhân cách toàn diện cho con.
Trên thực tế, nhiều trẻ khi còn nhỏ điểm số không cao, sau này lớn lên có thể bù lại bằng sự cần cù, siêng năng. Ngược lại, nếu từ nhỏ đã thiếu hụt về tính cách, ngoại ngữ, giao tiếp, nhân phẩm thì dù điểm số có cao đến mấy, trẻ cũng sẽ không tiến xa được. Rõ ràng, chỉ quan tâm đến điểm số là sai lầm lớn nhất trong giáo dục gia đình.
Vậy làm thế nào mới có thể giúp trẻ tu dưỡng nhân cách toàn diện?
1. Nuôi dưỡng tâm thái hài hước, lạc quan của trẻ
Dù trong học tập hay cuộc sống, sức lực của trẻ cũng có hạn, trẻ không thể thể tập trung làm quá nhiều việc.
Có những trẻ không đủ kiên cường lạc quan, khi gặp phải những điều phiền phức trong học tập hay cuộc sống, sẽ rất dễ căng thẳng, lo lắng. Mà “căng thẳng” và “lo lắng” lại sẽ tiêu phí rất nhiều sức lực của trẻ, khiến các bé không còn tâm trạng để làm việc chính nữa. Chẳng hạn như, có những trẻ thi không tốt thì sẽ nhốt mình trong phòng khóc lóc, tức giận, không muốn học, không nói chuyện hay ăn cơm, thậm chí trạng thái này sẽ kéo dài vài ngày.
Lúc này, việc nuôi dưỡng những cảm xúc lạc quan, tích cực của trẻ sẽ khiến sẽ học được cách thản nhiên đối diện mới những điều trắc trở trong học tập và cuộc sống, đây là bước trưởng thành đầu tiên.
Có một cách khá hay để tạo cho trẻ cảm xúc lạc quan đó là nuôi dưỡng sự hài hước của các bé, dùng không khí trò chuyện nhẹ nhàng để giảm áp lực, tăng thêm sự khích lệ. Ví dụ như khi con thi toán không tốt, bố có thể kéo con lại, cười nói: “Con trai này, khả năng toán học của con di truyền từ bố rồi! Hồi đó bố thi cũng không qua, nhưng mà bố của con cũng đáng nể lắm đấy. Say này, bố từ từ học giỏi lên, bố sẽ cho con biết bố đã làm cách gì nhé…”
2. Dạy con lòng biết ơn và bao dung
Những trẻ không biết “cảm ơn” vĩnh viễn sẽ không trưởng thành được, bởi vì trong lòng các bé không có trách nhiệm, thiếu động lực kiên trì từ trong tâm hồn khi làm bất cứ việc gì.
Khi trẻ dần lớn lên, điều có thể khích lệ các bé tiếp tục học tập, làm việc dù gặp nhiều khó khăn luôn là tâm niệm “báo đáp bố mẹ”, “chịu trách nhiệm với gia đình”. Còn những người chẳng quan tâm đến người thân bạn bè luôn dễ dàng từ bỏ, không có trách nhiệm.
Vậy thì làm thế nào mới có thể nuôi dưỡng được lòng biết ơn của con trẻ? Cách tốt nhất chính là cho con làm việc nhà để trải nghiệm sự vất vả của bạn.
Một số nghiên cứu của các cơ sở giáo dục cho thấy, những trẻ thường xuyên làm việc nhà khi còn nhỏ sẽ có điểm số khi đi học và mức lương khi đi làm cao hơn nhiều so với những trẻ không làm việc nhà.
Vì vậy nên hãy giao cho trẻ để trẻ biết được thì ra lau nhà cũng sẽ đau lưng mỏi gối, sau này trẻ sẽ không phàn nàn bạn lau nhà làm phiền trẻ chơi game nữa. Hãy đưa tất bẩn cho con để con biết rằng thì ra tất của mình hôi đến thế, sau này sẽ không ném xuống đất bỏ đi nữa. Hãy để trẻ tự dọn dẹp và sửa soạn cặp sách để chúng biết rằng không thể làm việc qua loa.
3. Xây dựng quan niệm đúng đắn về tiền bạc
Trẻ cần nhận thức rằng kiếm tiền không dễ dàng ngay từ khi còn nhỏ, chẳng những có thể tránh được việc trẻ tiêu tiền phung phí, còn học được cách tiết kiệm, lên kế hoạch chi tiêu.
Có người nhận xét trẻ càng làm quen, học cách dùng tiền sớm, sau này lớn lên sẽ càng kiếm được nhiều tiền. Điều này cũng không hoàn toàn vô lý.
Nơi phù hợp để các bé rèn luyện cách sử dụng tiền đúng đắn chính là siêu thị. Mỗi lần trước khi đi siêu thị mua đồ, hãy cùng con lập ra danh sách cần mua khi đến siêu thị. Cách này vừa có thể tiết kiệm thời gian, vừa giảm rất nhiều những “yêu cầu vô lý” của trẻ, dù sao thì bạn cũng có thể thẳng thắn nói với con rằng: “Danh sách là do chúng ta cùng nhau viết ra đúng chứ? Ban đầu chúng ta không định mua món đồ chơi này, hơn nữa cũng không mang đủ tiền. Nếu con thật sự muốn mua, lần sau đi mua đồ chúng ta có thể viết vào danh sách, nhưng lần này thì thật sự không được…”
4. Nói chuyện từ tốn, dạy con thói quen tốt trong giao tiếp
Ấn tượng đầu tiên của người khác với một đứa trẻ có thể là ngoại hình, ăn mặc, tuy nhiên điều thật sự gây ấn tượng sâu sắc và hứng thú thật ra lại là lời nói, cử chỉ của trẻ.
Khi gặp bạn mới, nếu trẻ có thể chủ động nói chuyện lịch sự, tỏ ra nhiệt tình thì sẽ dễ được đối phương tin tưởng, từ đó tạo được mối quan hệ tốt.
Nếu lời nói và hành động của trẻ luôn tôn trọng người khác khi giao tiếp, thì tất yếu trẻ cũng sẽ nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ từ họ, dù là trong học tập hay cuộc sống đều sẽ thuận lợi hơn. Giữ mối quan hệ hòa hảo trong tập thể luôn tốt hơn là phải đơn độc một mình.
5. Dạy con cách tự bảo vệ mình, quý trọng sinh mệnh
Không có điều gì quan trọng hơn sức khỏe và sự an toàn của trẻ, bất cứ tai nạn hoặc vụ việc bạo lực nào cũng có thể khiến một gia đình vốn tràn đầy hy vọng tan vỡ.
Đặc biệt là nạn bạo lực học đường, tấn công trẻ nhỏ vô cùng nghiêm trọng ngày nay, việc cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ và ứng phó với những sự việc bất ngờ là cực kỳ quan trọng.
Ví dụ như khi ra khỏi nhà không được để bất cứ ai chạm vào bộ phận riêng tư, nếu thật sự xảy ra thì khi về nhà nhất định phải nói với mẹ. Nếu có những đối tượng không quen biết gọi ra ngoài trường, nhất định không được nghe lời họ cũng như kịp thời báo cho giáo viên và phụ huynh. Khi sang đường, đèn xanh chưa sáng dù mọi người đều đi thì cũng không được đi theo…
Ngọc Trúc
Xem thêm:
Từ khóa giao tiếp Giáo dục con cái lòng biết ơn tu dưỡng đạo đức