8 vấn đề quan trọng quyết định tương lai của trẻ
- Ngọc Trúc
- •
Bạn có thể không phải là thiên tài, nhưng bạn có thể là bậc phụ huynh thiên tài. Xây dựng quan niệm giáo dục gia đình đúng đắn, tạo cho con một cuộc sống tốt, để con được tu dưỡng nhân cách tốt đẹp, biết cách làm người, biết được ý nghĩa thật sự của thành công – làm được như vậy thì bạn đã là một bậc cha mẹ thiên tài.
Trong quá trình trưởng thành của con, điểm số cao, thành tích tốt hoàn toàn không phải là tất cả. Trên thực tế, một số những vấn đề tiên quyết quyết định vận mệnh của trẻ thường bị chúng ta bỏ quên mất, đó mới là những điều đảm bảo tương lai của con. Bố mẹ không thể chỉ nhìn vào thành tích tạm thời, trẻ còn phải sống cả đời, con đường đời của trẻ không chỉ có thành tích. Chỉ khi giải quyết các vấn đề giáo dục quan trọng thì mới tìm được phương hướng phát triển đúng đắn.
Là bậc phụ huynh trong thời hiện đại này, bạn có biết nên dạy con ra sao không? Rất nhiều cha mẹ cho rằng giáo dục trong gia đình nghĩa là phát triển trí tuệ của trẻ, cũng chính là cho con học vẽ học đọc từ 3-4 tuổi, học tiếng Anh từ lúc 4-5 tuổi, sau khi đi học thì phải mời gia sư, đi học thêm, thành tích nhất định phải đứng đầu, trong tương lai nhất định phải vào đại học danh tiếng – chỉ có như vậy thì việc giáo dục của bố mẹ mới được xem là thành công, con trẻ mới thành tài. Thực tế chứng minh đây là một sự hiểu lầm cực kỳ lớn về giáo dục trong gia đình, gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống con trẻ. Kỳ thực, nhiệm vụ quan trọng nhất của việc giáo dục ở gia đình chính là xây dựng nhân cách cho trẻ.
Hãy thử nghĩ mà xem, nếu một đứa trẻ thiếu nhận thức về cuộc đời, một khi gặp phải trắc trở sẽ nghĩ đến việc xem thường mạng sống, không có khả năng mơ ước (không biết bản thân mình muốn làm gì trong tương lai), không biết bảo vệ mình (làm tiến sỹ rồi mà vẫn cần cha mẹ bảo bọc), không thể chia sẻ với người khác (dù rất giàu có cũng chẳng vui vẻ), vậy thì dù con thi môn nào cũng đứng nhất thì có tác dụng gì cơ chứ?
Lúc này, bản thân bố mẹ và quan niệm giáo dục của bố mẹ là điều cần phải thay đổi nhất. Chỉ khi bố mẹ thay đổi quan niệm giáo dục thì các con mới được giáo dục tốt đẹp từ gia đình, mới nhận được lợi ích cả đời.
Vậy, các bậc cha mẹ nên giáo dục ở gia đình ra sao?
Dưới đây là 8 vấn đề quan trọng quyết định tương lai của trẻ:
1. Xây dựng tâm thái lạc quan cho trẻ
- Chấp nhận thực tế là bước đầu tiên để hướng đến sự lạc quan.
- Xây dựng tính cách lạc quan để con đối diện với điều rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống một cách thản nhiên.
- Để con giữ một trái tim bình thản, nếu trẻ cứ mãi lo lắng thì sẽ không thể phát huy được khả năng vốn có.
- Sự hài hước tuy có vẻ “bình thường”, nhưng thật ra lại là “khả năng lớn” của mỗi người.
2. Dạy con học cách cảm ơn, biết khoan dung
- Lòng dạ hẹp hòi sẽ chỉ khiến trẻ phải chịu khổ, biết yêu thương thì sẽ có động lực để học hỏi, theo đuổi những điều tốt đẹp.
- Trẻ quá khôn lanh mưu mẹo sẽ có thể gây họa trong tương lai, hãy kịp thời giúp con sửa đổi.
- Kịp thời loại bỏ hành vi không đúng đắn của con.
- Dạy trẻ biết cảm ơn và khoan dung với người khác.
3. Xây dựng cho con lòng dũng cảm đối diện với thất bại
- Trẻ nhỏ rất yếu đuối, hãy dạy con dũng cảm đối mặt với thất bại.
- Xây dựng cho con ý chí không dễ dàng bỏ cuộc.
- Giúp con tự tin, loại bỏ tự ti.
- Trẻ sẽ trở nên “vô dụng” nếu thường xuyên khiển trách thất bại của trẻ. Hãy khen ngợi con, nhưng đừng quá mức.
4. Dạy con cách tự bảo vệ mình
- Dạy con những điều cần biết về an toàn, bình tĩnh đối phó với những tổn thương.
- Những trẻ dựa dẫm vào bố mẹ sẽ khó tránh bị vấp ngã. Trẻ thiếu khả năng đối nhân xử thế sẽ gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống. Bảo vệ trẻ quá mức là “làm hại” trẻ. Vậy nên, cha mẹ hay dạy con cách tự bảo vệ mình.
5. Để con dám ước mơ
- Có ước mơ thì mới có sáng tạo. Những trẻ giỏi sáng tạo luôn có một khối óc nhanh nhạy.
- Đừng khiển trách “mơ mộng viển vông” của con.
- Hãy nhìn nhận những hứng thú của con. Khi con có ước mơ, hãy khích lệ con bước gần hơn đến mơ ước của mình.
6. Bồi dưỡng khả năng giao tiếp chuyện của trẻ
- Những trẻ biết lễ nghĩa trong xã hội sẽ có nhiều mối quan hệ tốt.
- Trẻ giỏi trò chuyện sẽ thu hút sự chú ý và hứng thú của người khác.
- Dạy trẻ dám thừa nhận lỗi lầm và biết sửa chữa.
- Dạy trẻ biết lắng nghe.
7. Dạy con dùng tiền một cách hợp lý
- Trẻ càng sớm tiếp xúc và học cách dùng tiền thì sau này lớn lên sẽ càng dễ kiếm được tiền.
- Xây dựng thói quen tiết kiệm sẽ có lợi cho cả đời của con trẻ.
8. Giúp con nhận thức bản thân một cách đúng đắn
- Hãy dạy con biết quý trọng bản thân, tìm ra được những ưu điểm của mình và phát huy những điểm mạnh đó.
- Kỳ thực, biết trân quý bản thân cũng là biết trân quý người khác.
Ngọc Trúc
Xem thêm:
Từ khóa Làm cha mẹ Nuôi dạy con Dạy con