Chankillo được xem là công trình lâu đời nhất và độc nhất trong số các loại đài quan sát mặt trời. Kiệt tác này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Peru conocelo (@conocealperu)

Ngày nay, dù được sống với những công nghệ tiên tiến nhất nhưng con người hiện đại vẫn không thể hiểu được làm thế nào mà người xưa lại có thể xây dựng nên những công trình kỳ diệu cách đây hàng nghìn năm. Chankillo chính là một trong những bí ẩn không có lời giải đáp đó.

Chankillo là đài quan sát mặt trời lâu đời nhất ở châu Mỹ. Nó được xây dựng sớm hơn nhiều thế kỷ so với các công trình dùng để quan sát Mặt trời và các ngôi sao của người Inca.

Vào tháng 7/2021, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận Chankillo là Di sản Thế giới, đồng thời gọi nó là “kiệt tác sáng tạo của nhân loại”.

Văn hóa Casma đã xây dựng Chankillo gần bờ biển ở Thung lũng Casma trong khoảng thời gian từ 300 đến 200 trước Công nguyên. Dù đã thọ 2300 năm tuổi nhưng đài quan sát Chankillo vẫn có thể theo dõi chính xác đường đi của mặt trời vào các thời điểm khác nhau trong năm.

Đài quan sát gồm 13 ngọn tháp bằng đá, nằm cách đều nhau trên một sườn núi, hoạt động giống như một cây thước khổng lồ. Theo dữ liệu đo đạc, 13 tháp đá ở Chankillo nằm cách nhau từ 4,7m đến 5,1m. Vào thời điểm mới xây dựng, các tháp hoàn toàn bằng phẳng trên đỉnh. Mỗi tháp có hình dạng và kích thước khác nhau với chiều rộng từ 70 – 130m và chiều cao lên tới 6m. Chúng nằm trải dài theo vị trí mọc và lặn của mặt trời dịch chuyển dần theo hướng Bắc và Nam, dọc theo đường chân trời trong suốt một năm. Nếu đứng từ xa rồi nhìn về hướng đông của đài thiên văn, người ta có thể chứng kiến ​​cảnh mặt trời mọc dọc theo dãy tháp này.

Khi nhìn thấy vị trí mặt trời mọc ở giữa hai tòa tháp bất kỳ hoặc ở điểm cuối của dãy tháp, người quan sát sẽ biết đó là ngày dương lịch nào. Văn hóa Casma không sử dụng lịch La Mã ngày nay mà dùng loại cũ hơn nhiều. Tuy vậy, cả hai loại lịch này đều đánh dấu các điểm chí.

Đài quan sát mặt trời cũng có chức năng đánh dấu điểm chí.

Điểm chí là những ngày dài nhất và ngắn nhất trong năm, đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông và mùa hè. Hai điểm chí cũng đại diện cho các điểm cực trị của đường đi hàng năm của mặt trời – cực bắc và cực nam. Vào ngày Đông chí, mặt trời mọc sau ngọn tháp xa nhất ở bên trái và sau đó theo thời gian, nó sẽ mọc phía sau mỗi ngọn tháp ở giữa, cho đến khi nó đến ngọn tháp xa nhất ở bên phải vào sáu tháng sau, trùng với ngày Hạ chí.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Ladera Sur 🌎 (@laderasur)

Ngoài nhiệm vụ xuất hiện ở hai đầu đài quan sát để đánh dấu các điểm chí, chuyển động của mặt trời còn tương ứng với 13 ngọn tháp nằm ở vị trí khớp với các mùa trong năm từ hai điểm quan sát khác nhau. 

Theo các nhà khảo cổ, các cư dân ở Chankillo có thể sử dụng đài quan sát để xác định chính xác thời điểm trong năm với độ sai lệch chỉ khoảng 1 đến 2 ngày. 

Người xưa đã xây ba bức tường kiên cố và nhiều lối vào giả để bảo vệ đài quan sát. Ngoài 13 tháp đá và ngôi đền kiên cố, Chankillo còn có một quảng trường rộng lớn. Các công trình kiến trúc ở Chankillo đều được xây bằng đá, xuất hiện nổi bật trong khung cảnh sa mạc ven biển ở Peru. 

Ngày nay, Chankillo được coi là công trình lâu đời nhất và độc nhất trong số các loại đài quan sát mặt trời.

“Chankillo là một kiệt tác của người Peru cổ đại. Một kiệt tác kiến ​​trúc, một kiệt tác công nghệ và thiên văn học. Đó là cái nôi của thiên văn học ở Mỹ”, nhà khảo cổ học người Peru Ivan Ghezzi nói.

Năm 2007, Ghezzi và đồng nghiệp Clive Ruggles đã viết một nghiên cứu về Chankillo. Họ đề xuất rằng các tòa tháp là đài quan sát mặt trời đánh dấu các điểm chí và nhờ vậy mà người cổ đại có thể theo dõi mùa trồng trọt, mùa thu hoạch, các ngày lễ tôn giáo.

Trong một thời gian dài, những người nông dân sống ở Thung lũng sông Casama và dọc theo bờ biển màu mỡ đã tìm cách mở rộng công việc làm ăn sang vùng đất có những tàn tích khảo cổ này. Vào năm 2020, khi đại dịch COVID bùng phát, các nhà khảo cổ không thể đến thăm các địa điểm ở Peru nên những người nông dân đã tận dụng cơ hội này để trồng trọt trong biên giới của Chankillo.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu cho đến nay, hàng chục di tích lịch sử đã được UNESCO phong tỏa, gồm Chankillo và một số địa điểm khác trên toàn thế giới.

Vào năm 2021, Chankillo, rừng Kaeng Krachan ở Thái Lan và cảng cổ Tuyền Châu của Trung Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Những địa điểm này được công nhận là khu vực hạn chế, cần được bảo tồn để ngăn chặn sự xâm lấn của nông dân và những kẻ cướp bóc.

Chankillo không phải là di tích cổ duy nhất được bảo vệ ở Peru. Năm 2009, Caral, thành phố lâu đời nhất ở châu Mỹ, cùng với sáu kim tự tháp, đã được công nhận là Di sản Thế giới nên cũng được vào diện bảo vệ từ đó. Tòa thành Machu Picchu nằm trên vùng núi cao của Peru thì được bảo vệ từ năm 1983.