Đại lễ của Triều Tiên: Từ ngày sinh lãnh đạo đến ngày Lễ Tạ ơn
- Đức Hùng
- •
Mặc dù Triều Tiên được xem là một trong những chế độ khét tiếng vi phạm nhân quyền, nhưng cũng giống như nhiều quốc gia khác, Triều Tiên cũng có một số ngày lễ lớn và ngày lễ truyền thống.
Ngày lễ chính thức của Bắc Triều Tiên bao gồm từ ngày sinh nhật của các ‘lãnh tụ’, đến ngày Lễ Tạ ơn tính theo Âm lịch. Dưới đây là một số ngày lễ lớn trong năm của của Bắc Hàn.
Ngày 1 tháng 1 (Âm lịch): Tết Nguyên đán hay Seollal
Đây là ngày đầu tiên của lịch âm Hàn Quốc, hay còn được gọi là “Seollal”, được kỷ niệm cả ở Triều Tiên và Hàn Quốc.
Mặc dù ngày lễ này đã tạm ngưng một gian ngắn dưới thời ông Kim Il Sung cầm quyền, nhưng nó đã được tổ chức trở lại vào năm 1989. Đất nước này rất xem trọng ngày lễ đầu năm mới này và người dân thực hiện một số phong tục nhất định như đi tảo mộ.
Ngày 16 tháng 2: Sinh nhật của Kim Jong Il, “Ngày ngôi sao tỏa sáng”
Ông Kim Jong Il là con trai của lãnh đạo đầu tiên của Bắc Triều Tiên, ông được cho là sinh vào ngày 16 tháng 2 năm 1941.
Khi cầm quyền, ông Kim Jong-Il đã thực hiện chính sách “Songun” hay ‘Quân đội trước nhất’, nó khiến chi tiêu cho quân sự được đặt lên hàng đầu, ưu tiên hơn tất cả các nhu yếu phẩm khác trong nước.
Ông qua đời vào ngày 17 tháng 12 năm 2011.
Ngày 15 tháng 4: Ngày sinh của Kim Il Sung, “Ngày của Mặt trời”
Thông thạo tiếng Nga và được thăng hàm cấp cao trong quân đội Liên Xô, cuối cùng ông Kim được được đề cử làm lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Kim Il Sung đã thực hiện tư tưởng “Juche”, đề cao tự lực khi loại trừ bất kỳ ảnh hưởng nào từ nước ngoài nào.
Ông qua đời vào ngày 8 tháng 7 năm 1994.
Ngày 25 tháng 4: Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Bắc Triều Tiên đánh dấu ngày thành lập của Quân đội Nhân dân Triều Tiên bằng cách phô trương lực lượng của mình trong các cuộc tập trận và diễu binh.
Mặc dù ngày lễ quốc gia này được xem là một ngày nghỉ, nhưng nhiều người vẫn bị buộc phải tham gia vào các sự kiện chính thức và các cuộc mít-tinh.
Ngày 1 tháng 5: Ngày Quốc tế Lao động
Công dân Bắc Triều Tiên được cho là đã từng kỷ niệm Ngày Lao động với các sự kiện thể thao, dã ngoại, và tỏ lòng tôn kính các cựu lãnh đạo của họ.
Nhưng sau một cuộc khủng hoảng lương thực kéo dài trong những năm 1990, những người đào tẩu đã vẽ một bức tranh hoàn toàn khác về kỳ nghỉ quốc gia này. Có khoảng cách rất lớn giữa các tầng lớp trong xã hội.
Một người đào tẩu nói: “Một công nhân nhà máy quốc doanh dành cả ngày trồng vườn rau của họ hoặc bận rộn việc nhà, còn công nhân tại các công ty thương mại tư nhân tham gia các trò chơi thể thao do các ông chủ tổ chức. Họ thậm chí còn nhận được những món quà cao cấp như tivi và xe đạp.”
Ngày 27 tháng 7: Ngày giành thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng tổ quốc
Bắc Triều Tiên kỷ niệm ngày lễ quốc gia này – ngày ký kết thỏa thuận đình chiến tạm dừng Chiến tranh Triều Tiên ba năm.
Ngày 15 tháng 8: Ngày giải phóng
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (giữa) nói chuyện với người đứng đầu danh nghĩa của Bắc Triều Tiên là Kim Yong-Nam và Kim Yo-Jong
Cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều chào mừng việc bán đảo này thoát khỏi ‘tay’ thực dân Nhật. Trong 36 năm (1910-1945), bán đảo Triều Tiên nằm dưới sự cai trị của Nhật Bản.
Sau khi kết thúc Thế chiến II và Nhật Bản đầu hàng, Nhật Bản đã ký một tuyên bố đồng ý từ bỏ quyền kiểm soát soát bán đảo này.
Lễ Tạ ơn vào dịp Tết Trung thu
Người tị nạn Triều Tiên đang làm lễ trong Ngày Lễ Tạ ơn ở Hàn Quốc
Chuseok, hay ngày Lễ Tạ ơn, là một ngày lễ lớn ở cả ở Bắc Hàn và Hàn Quốc. Đây là ngày tết lớn thứ hai trong năm, nó thường được tổ chức vào những đêm trước ngày rằm, kết thúc một ngày sau ngày 15-8 Âm lịch.
Vào ngày này, các thành viên trong gia đình đoàn tụ, cùng nhau tổ chức lễ cúng, ăn bánh gạo truyền thống, chơi trò chơi dân gian, và tỏ lòng kính trọng với những người lớn tuổi.
Theo Business Insider
Đức Hùng
Xem thêm:
Từ khóa Bắc Hàn KIm Jong Il Triều Tiên đại lễ