Não là đơn vị điều khiển trung tâm của cơ thể. Nếu có thể làm chủ và vận dụng bộ não một cách chủ động thì hẳn cuộc sống sẽ rất tích cực và thú vị. Khi bạn hiểu rõ 2 thuộc tính này của não bộ, bạn sẽ có thể làm chủ được nó và làm chủ cuộc sống. 

cuộc sống tích cực
Hiểu rõ 2 đặc tính của não bộ để làm chủ cuộc đời của chính mình. Bất kể tính cách, năng lực hay nguyện vọng mong muốn thành hiện thực, đều phải là do bản thân bạn làm chủ. (Ảnh: Monster Ztudio/ Shutterstock)

Có thể nhiều người đã tâm đắc một vấn đề rằng, khi tâm trạng tốt thì mọi việc sẽ suôn sẻ, ngược lại nếu tâm trạng thấp thỏm, lo lắng và sợ hãi thì rắc rối sẽ kéo theo. Bởi vì cảm xúc có thể trở nên tích cực và tiêu cực do một số sự việc nhất định và có thể chi phối đến hành vi của bản thân, kéo theo một chuỗi các sự kiện tốt và xấu. 

Đặc tính 1. Não bộ phản ánh mạnh mẽ hơn với những điều tiêu cực

Đặc tính đầu tiên của bộ não là nó phản ứng mạnh mẽ với những điều tiêu cực hơn là những điều tích cực. Nói cách khác, so với vui vẻ và an tâm, chúng ta đối với sợ hãi, tức giận hoặc lo âu sẽ phản ứng mãnh liệt hơn.

Phản ứng này là bẩm sinh vì con người đối với một môi trường khắc nghiệt sẽ hình thành một sự phòng vệ tự nhiên. Ví dụ ở loài động vật, nếu chúng gặp kẻ thù đe dọa tính mạng, chúng sẽ cảm thấy sợ hãi. Những cảm xúc như vậy sẽ kích hoạt hành vi chạy trốn để giữ cho con vật khỏi nguy hiểm.

Khi cảm thấy tức giận, chúng ta sẽ phát sinh tâm lý tranh đấu, có thể sẽ đánh lại người khác để phòng vệ. Ngoài ra, “cảm giác không thoải mái” có thể khiến con người nhạy cảm hơn với bầu không khí xung quanh, giúp phát hiện sớm nguy hiểm.

Trong những cảm xúc như vậy, tuyến thượng thận sẽ tiết ra các hormone như epinephrine, norepinephrine và cortisol (chúng được gọi là nội tiết tố do căng thẳng). Các hormone này làm cho đồng tử của chúng ta giãn ra, tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng và cơ bắp của chúng ta cũng căng lên, cho phép chúng ta hành động tức thời và bùng nổ khi đối mặt với khủng hoảng.

Nói cách khác, cảm xúc tiêu cực có thể giúp bảo vệ cuộc sống của con người.

Não bộ phản ứng với những điều tiêu cực là điều đương nhiên, vì vậy đừng quá lo lắng về điều đó.

Bạn không cần phải tự trách bản thân về việc “tại sao tôi lại nghĩ tiêu cực như vậy”, “tại sao tôi không thể tích cực hơn”, hoặc thậm chí cố gắng “trở nên tích cực”. Bạn không cần phải kìm nén cảm xúc tiêu cực của mình. Hoặc che giấu cảm xúc mặc dù đang cảm thấy rất thất vọng, cố thể hiện rằng “tôi không tiêu cực chút nào!”. Có thể càng cố gắng sẽ càng phản tác dụng.

Điều tốt nhất cần làm là nhận thức được những cảm xúc tiêu cực và thừa nhận rằng bản thân có tâm trạng không tốt thay vì cố gắng tìm ra lý do tại sao bạn lại xuống tinh thần như vậy. Và bạn cũng có thể tham khảo những đặc tính của não bộ trong bài viết này, bạn sẽ tìm ra lời giải. Chỉ cần có thể làm theo, não bộ của bạn sẽ tự nhiên trở nên tích cực.

Tích cực ở đây có nghĩa là “dễ chịu” và tiêu cực có nghĩa là “khó chịu”. Chỉ cần bộ não luôn trong trạng thái thoải mái vui vẻ, cơ thể, tâm trí, quan điểm nhìn sự việc và hành vi tiếp theo sẽ thay đổi, và cuộc sống sẽ hoàn toàn khác.

cuộc sống tích cực
Điều tốt nhất cần làm là nhận thức được những cảm xúc tiêu cực và thừa nhận rằng bản thân có tâm trạng không tốt thay vì cố gắng tìm ra lý do tại sao bạn lại xuống tinh thần như vậy. (Ảnh: Shutterstock)

Đặc tính 2: Bộ não không thể phân biệt giữa thực tế và trí tưởng tượng

Não không có khả năng phân biệt giữa những gì đang thực sự diễn ra xung quanh và những gì là do tưởng tượng. Có thể nói rằng não bộ coi trí tưởng tượng là thực tế, và kết nối thần kinh với trí tưởng tượng.

Có lẽ một số độc giả cũng biết rằng các vận động viên sử dụng đặc điểm này của não bộ để thực hiện việc huấn luyện trí tưởng tượng.

Ví dụ, nếu một vận động viên chạy nước rút tưởng tượng rằng anh đã phá kỷ lục của mình trong đường chạy ngắn 100 mét, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng huyết áp của vận động viên này thật sự tăng lên, tim đập nhanh hơn và các cơ mà họ sử dụng để chạy cũng trở nên hoạt động tích cực hơn.

Có thể đưa ra một ví dụ khác gần gũi hơn với cuộc sống, chỉ cần nghĩ đến chanh hoặc mận chua là bạn sẽ cảm thấy chua và tiết nước bọt.

Điều này cũng là do não bộ coi trí tưởng tượng là thực tế. Khi trí tưởng tượng kích hoạt, phối hợp với não bộ biểu hiện ra những phản ứng trên cơ thể.

Đưa vào ứng dụng thực tiễn về huấn luyện trí tưởng tượng

Huấn luyện trí tưởng tượng cũng được sử dụng trong việc phục hồi chức năng của bệnh nhân bị thương và sau phẫu thuật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân bị hạn chế vận động ở bàn tay và bàn chân có kết quả tốt hơn khi họ được huấn luyện hoặc điều trị tưởng tượng, họ có thể di chuyển tự do tốt hơn.

Nhiều người đồng ý rằng trí tưởng tượng có thể mang lại những thay đổi về vật chất và tinh thần và trở thành sự thật, nó đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong một thời gian dài.

Ví dụ, khi nghĩ rằng “mình đang sống một cuộc sống hạnh phúc viên mãn” “cảm thấy rất vui vẻ phấn khích”, trong não sẽ hình thành một cảm xúc về sự thỏa mãn hạnh phúc, hạnh phúc và phấn khích.

Ngược lại, khi có tư tưởng như “mình không hài lòng và không hạnh phúc, mình cần nhiều tiền và địa vị cao hơn!” hay “mình là một người kém cỏi, làm thế nào đây?” thì ngược lại sẽ là cảm thấy thật sự không thoải mái.

Dù là tư tưởng vui vẻ hay không vui vẻ đều kích hoạt các phản ứng của cơ thể theo cách riêng của chúng để cố gắng thay đổi thực tế.

Khi tư tưởng hạnh phúc hoạt động, não sẽ tiết ra các “hormone hạnh phúc” như serotonin, oxytocin và dopamine, khiến con người hài lòng và hạnh phúc, đồng thời cảm thấy mọi người xung quanh đều đứng về phía họ, chúc phúc cho họ và mọi thứ đều có thể diễn ra một cách thuận lợi.

Khi tư tưởng bất an hoạt động, tình huống sẽ hoàn toàn ngược lại. Não bộ tiết ra các “hormone căng thẳng” như epinephrine, norepinephrine, và cortisol khiến con người ngày càng căng thẳng, cảm giác như cả thế giới đang quay lưng với họ và không cách nào tỉnh táo được. Trong tình trạng như vậy, dù bạn có suy nghĩ chín chắn đi chăng nữa thì mọi việc cũng sẽ không suôn sẻ.

Trên thực tế, hầu hết mọi người không nhận ra rằng bản thân đang bị chi phối bởi tư tưởng hạnh phúc và tư tưởng lo lắng. Vì vậy vốn dĩ ban đầu bạn có thể làm chủ được ý thức và cơ thể, điều khiển được suy nghĩ và bộ não, nhưng rốt cuộc bạn lại bị bộ não điều khiển một cách vô thức.

Một khi bị đầu não điều khiển thì tính cách, năng lực, cơ hội, may mắn, sức khỏe cùng tất cả nguyện vọng đều thành hiện thực, nhưng là đồng thời trong lúc không chủ ý mà bị điều khiển.

Hãy đảo ngược mối quan hệ này và làm chủ cuộc đời của chính mình một lần nữa. Bất kể tính cách, năng lực hay nguyện vọng mong muốn thành hiện thực, đều phải là do bản thân bạn làm chủ.

cuộc sống tích cực
Khi chúng ta có thể thay đổi tư tưởng, cải biến lại mới các nhận thức và tư duy, thực tế sẽ thay đổi rất rõ rệt. (Ảnh: Shutterstock)

Chúng ta đang ở trong thực tại, có lẽ nhiều người sẽ cho rằng thực tại vật chất là một điều chắc chắn hiện thực nhất, là thứ hữu hình không thể phá vỡ, tồn tại bên ngoài chúng ta. Tuy nhiên, không phải là như vậy. Điều chúng ta nhận thức rằng thực tế là không thể phá hủy nhưng nó thật sự là được hình thành và xây dựng từ những gì bên trong chúng ta, ý thức của chúng ta và các tư tưởng trong não. Do đó, bạn có thể từ từ thay đổi thực tế.

Nói cách khác chúng ta có thể thay đổi tư tưởng, cải biến lại mới các nhận thức và tư duy, thực tế sẽ thay đổi rất rõ rệt.