Ngày đầu tiên con vào mẫu giáo, muốn con không khóc, cha mẹ nên làm gì?
- Ngọc Trúc
- •
Ngày đầu tiên vào mẫu giáo, trẻ không còn được bố mẹ ở bên nên sẽ khó tránh cảm thấy sợ hãi, bất an, lo lắng, thường thì trẻ sẽ gào khóc, không cho bố mẹ rời đi. Thế nên trong giai đoạn này của trẻ, cha mẹ phải đối diện với một vấn đề vô cùng nghiêm túc, trò chuyện với con như thế nào thì mới có thể làm dịu được tâm trạng căng thẳng, khiến trẻ nhanh chóng thích ứng với cuộc sống tập thể bên ngoài đây?
Nếu muốn con không gào khóc và trấn an con vào ngày đầu tiên đi mẫu giáo, lời nói và cách hành xử của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Về vấn đề này, người mẹ trong bài viết dưới đây có cách làm rất hay.
Vào ngày đầu tiên con đi mẫu giáo, người mẹ hãy nói như thế này…
Bé Na (3 tuổi) đến trễ vào ngày đầu tiên đi mẫu giáo. Các bé đều đã chơi trò chơi với cô giáo rồi, chỉ có bé Na đeo balo đứng ở một góc với vẻ mặt đầy tủi thân, khi mẹ rời đi, cô bé khóc nắm chặt lấy áo của mẹ mà không chịu buông.
Mẹ của bé Na là cô giáo nên từ lâu đã quen với cảnh này. Sau khi nảy ra cách, cô lập tức nói với con: “Con yêu à, đã đến lúc con hòa nhập với cuộc sống tập thể rồi, con muốn lát nữa mẹ mang sữa chua mà con thích nhất đến đón con hay không nào?”
“Dạ muốn…”, bé Na trả lời với nét mặt buồn thiu.
Người mẹ tranh thủ nói ngay: “Đúng vậy, mẹ sẽ mang sữa chua mà con thích đến đón con nhanh thôi!”. Bình thường bé Na rất thích uống sữa chua, mẹ của cô bé rất nghiêm, nếu ngoan thì mới cho uống, nghe mẹ nói vậy, cô bé lập tức nín khóc, tỏ ra rất vui. Thế là người mẹ vừa quay đi, vừa nói: “Vậy 4 giờ chiều chúng ta gặp lại nhé!”.
“Tạm biệt mẹ, 4 giờ gặp ạ”, cô bé hòa nhập với tập thể dù không vui vẻ cho lắm với sự mong chờ sữa chua ngon miệng. Khi người mẹ đến đón con gái và mang sữa chua cho con, tuy cô giáo nói rằng buổi trưa bé có khóc một chút vì nhớ mẹ, nhưng nhìn chung thì là một sự khởi đầu khá tốt.
Một tuần sau đó, mẹ của bé Na cũng dùng cách mang những món ngon hoặc đáp ứng yêu cầu của con để giúp bé quên đi sự lo lắng phải xa nhà và bố mẹ. Tuy đều là làm theo cách cũ nhưng cuối cùng quả thật đã đạt được mục đích ban đầu, con gái đã thích nghi với cuộc sống mẫu giáo, dần dần thích được ở cùng cô giáo và các bạn.
Người mẹ này cho biết, từ góc độ tâm lý học, cách làm này đã dời đi sự chú ý của trẻ. Các bé khoảng 3 tuổi nếu được chuyển chủ đề thì sẽ nhanh chóng quên mất lý do vì sao mình khóc. Hơn nữa, nếu thỏa mãn yêu cầu nho nhỏ của con thì con sẽ có thể suy nghĩ một cách lý trí rằng: “Mẹ chỉ tạm thời rời khỏi thôi và còn mang thứ mà mình muốn đến nữa”, vậy thì vì sao lại không mong chờ chứ?
Các bậc phụ huynh thông minh đều sẽ làm thế này để xoa dịa sự lo lắng khi đi mẫu giáo của con
Thường thì ngày đầu tiên khi vào mẫu giáo trẻ sẽ rất chống đối, thật ra điều này có liên quan đến sự lo lắng khi phải xa bố mẹ, vậy thì làm thế nào dể làm dịu sự lo lắng của con? Các bậc phụ huynh thông minh đều sẽ làm điều này.
1. Trong trường hợp này, tuyệt đối đừng quở mắng hay đánh chửi con, điều này sẽ chỉ khiến con càng cảm thấy sợ hãi. Chúng ta cần phải cho con biết rằng đi học là một trách nhiệm. Bạn có thể nói với con những lời đồng cảm như: Mẹ biết là con không muốn đi học, khi còn nhỏ mẹ cũng có lúc không muốn đi học, nhưng mọi người đều phải đi học, giống như mẹ nhất định phải đi làm vậy, đây là trách nhiệm của mỗi người con nhé!
2. Nếu bé thật sự không muốn đi học, chúng ta có thể để trẻ nghỉ ngơi một lúc để điều chỉnh tâm trạng. Nếu con là một đứa bé ngoan vâng lời, tuy không muốn nhưng vẫn đi, nhớ là lúc đón con về hãy ôm lấy bé, cái ôm này không chỉ khiến trẻ quên đi những điều không vui mà còn có thể giúp con biết rằng mẹ rất yêu con, bố mẹ là niềm ủng hộ mạnh mẽ của con.
3. Đối với những bậc phụ huynh công sở, việc đón con tan học có thể là không dễ dàng. Thế nhưng hãy cố gắng đón con ít nhất một lần mỗi tuần, đừng xem thường việc đón con tan học. Trong lòng trẻ, sự xuất hiện của bạn sẽ khiến con cảm thấy mình được quan tâm và xem trọng, điều này có thể mang đến sự hài lòng to lớn cho bé.
4. Khi đưa con đến trường, đừng nói chuyện quá nhiều vào lúc chia tay, nhưng trong lúc trò chuyện, bạn nhất định phải truyền đi thông điệp rằng nhất định sẽ có người đón con đúng giờ. Ngoài ra, phải làm được như những gì đã hứa với trẻ, không được nuốt lời hay quên mất, đừng làm trẻ thất vọng và nghĩ bố mẹ nói dối mình. Hãy tạo niềm tin vững vàng cho con trẻ!
Ngọc Trúc
Xem thêm:
Từ khóa Làm cha mẹ Giáo dục con trường mẫu giáo Dạy con Tình cảm gia đình