Chính sách khuyến khích nam, nữ Việt Nam kết hôn trước 30 tuổi và sinh con thứ 2 trước 35 tuổi đang được dư luận quan tâm. Với tâm lý xã hội hiện nay, nhiều người có xu hướng thích cuộc sống độc thân, kết hôn muộn, nuôi con đơn thân…, có nguy cơ gây ra hệ lụy rất lớn cho xã hội, đẩy nhanh già hoá dân số. Không chỉ ở nước ta, nhiều nơi trên thế giới cũng có những chính sách riêng để chống lại những mối nguy này. Có những quốc gia thưởng chục ngàn USD cho mỗi em bé được sinh ra.

1. Đan Mạch

2 9
(Ảnh: imglade.com)

Đan Mạch đang là một trong số các quốc gia có dân số già trên thế giới, khi tỷ lệ sinh ngày càng giảm (tỷ lệ sinh là 1,7 trẻ em/phụ nữ). Theo thống kê, 51% người dân Đan Mạch làm “chuyện ấy” nhiều hơn khi đi du lịch ở vùng nhiệt đới. Vì thế các cặp đôi sẽ được chính phủ tặng đồ dùng thiết yếu cho em bé trong vòng 3 năm nếu chứng minh được rằng họ đã thụ thai trong chuyến du lịch này. Một chiến dịch nhắm vào nhu cầu tài chính đã được tiến hành ở Copenhagen nhằm thúc đẩy người trẻ tuổi kết hôn sớm. Có nơi trao tặng 10.000 euro cho mỗi em bé ra đời.

2. Nhật Bản

8 3
(Ảnh: pinterest)

Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, năm 2019 nước này có 864.000 em bé chào đời, giảm 5,9% so với năm trước đó. Một số liệu đáng chú ý khác là gần 1,4 triệu người đã qua đời ở Nhật Bản trong năm 2019, khiến dân số nước này giảm hơn 500.000 người – cũng là một con số kỷ lục. Nguyên nhân bởi nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị thu hẹp, người dân không muốn kết hôn, công việc quá căng thẳng, muốn theo đuổi sự nghiệp, trì hoãn sinh đẻ, việc nuôi con một mình được xã hội chấp nhận… Để khuyến khích người dân kết hôn, sinh con, tại Tokyo, các cặp vợ chồng được miễn phí toàn bộ chi phí cho quá trình khám, sinh con tại bệnh viện, tương đương 400.000-600.000 yên và nhận được một khoản tiền mặt chúc mừng tương đương 90.000 yên vào ngày đăng ký khai sinh. Số tiền mừng cũng tăng dần theo số con ở một số địa phương, ví dụ, con thứ nhất sẽ nhận được khoảng 90.000 yên, con thứ hai tăng lên 140.000 yên và con thứ 3 có thể tăng lên đến 370.000 yên.

3. Pháp

4 7
(Ảnh: Shutterstock.com)

Xu hướng sinh con nhiều tại Pháp đang đi ngược lại với xu hướng tại châu Âu. Hiện nay gần như tất cả các nước tại châu Âu đều khuyến khích sinh thêm con vì sợ dân số bị già cỗi. Với trung bình mỗi phụ nữ có 2 con, nước Pháp đã vượt qua Ireland (1 phụ nữ có 1,9 con) trở thành quốc gia có tỷ lệ sinh cao nhất châu Âu. Tỷ lệ trung bình tại châu Âu là 1 phụ nữ có 1,5 con. Pháp là quốc gia chi ngân sách cho gia đình và các chính sách thúc đẩy sinh đẻ nhiều nhất trong khối OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Các cặp vợ chồng sẽ được hỗ trợ chi phí sinh đẻ khoảng 950 euro (1.032 USD) và được trợ cấp nuôi con hàng tháng. Một số khoản hỗ trợ sẽ được nhân lên theo số lượng con cái.

4. Italy

6 4
(Ảnh: Internet)

Từ năm 2000 trở đi, tỷ lệ sinh ở Italy tăng liên tục hàng năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, khi cuộc khủng hoảng bắt đầu lan rộng, tình hình thay đổi nghiêm trọng khi tỷ lệ sinh giảm từng năm. Khủng hoảng kinh tế đã khiến sinh con trở thành một lựa chọn khó khăn cho không ít gia đình, đồng thời khiến cho tuổi trung bình của phụ nữ khi sinh nở muộn hơn, đạt tuổi 31,4. Cứ 3 người Italy thì 1 sống với bố mẹ mình, trong khi 42,3% thuê hoặc mua nhà ở cách nhà mẹ đẻ của mình chừng 30 phút đi lại. Italy cam kết tăng mức trợ cấp cho các cặp vợ chồng có con dưới 3 tuổi từ khoảng 1.100 USD đến tối đa 3.200 USD mỗi năm. Riêng tại thành phố Bolzano, khoản trợ cấp cho trẻ hàng tháng còn gấp đôi mức trung bình toàn quốc. Kết quả, Bolzano có tỷ lệ sinh 1,67 – cao hơn mức bình quân của EU là 1,60.

5. Hàn Quốc

3 8
(Ảnh: Shutterstock.com)

Chính phủ Hàn Quốc hôm 28/8/2019 công bố báo cáo cho thấy tổng tỷ suất sinh (TFR) ở nước này là 0,98% thấp hơn nhiều so với mức lý tưởng để duy trì dân số ổn định (2,1). Hàn Quốc giảm dân số bởi nhiều người không thể cân bằng công việc căng thẳng ở công ty với cuộc sống cá nhân, người trẻ tuổi không muốn kết hôn. Nghiên cứu của Viện Sức khỏe và Các vấn đề xã hội Hàn Quốc năm 2018 cho thấy phần lớn người Hàn từ 20 đến 44 tuổi đang sống độc thân. Trong số đó, 51% đàn ông và 64% phụ nữ không muốn kết hôn. Năm 2018, nước này đã tăng mức trợ cấp nhận một lần cho các cặp vợ chồng chuẩn bị sinh con lên 500 USD để hỗ trợ các chi phí thai sản. Sau khi sinh con, các bậc phụ huynh tiếp tục được hưởng trợ cấp gần 250 USD mỗi tháng trong suốt một năm.

6. Estonia

Năm 2007, Estonia đưa ra mức trợ cấp hàng tháng cho các cặp vợ chồng sinh con như sau: 60 euro (65 USD) cho con đầu, con thứ hai và 100 euro (109 USD) cho con thứ ba. Ngoài ra, những gia đình có từ 3 con trở lên còn được nhận thêm 300 euro (326 USD) mỗi tháng. Tổng cộng một gia đình Estonia có 3 con nhận được 520 euro (543 USD) mỗi tháng tiền trợ cấp gia đình. Dân số hiện tại của Estonia là 1.324.474 người vào ngày 14/05/2020 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Theo ước tính, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Estonia vào năm 2020 sẽ như sau: 37 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày, 43 người chết trung bình mỗi ngày, 2 người di cư trung bình mỗi ngày. Trong năm 2020, dân số của Estonia dự kiến sẽ giảm -1.350 người và đạt 1.324.884 người vào đầu năm 2021. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm, vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến -2.193 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 843 người.

7. Lestijärvi, Phần Lan

1 1 1
(Ảnh: Shutterstock.com)

Vào năm 2013, thành phố Lestijärvi ở ven biển Phần Lan đã bắt đầu giải quyết khoảng cách dân số của mình bằng khoản phúc lợi trẻ em là 11.000 USD/đứa trẻ (khoảng 255 triệu đồng), được chi trả trong khoảng 10 năm. Kể từ đó, số trẻ em được sinh ra ở Lestijärvi đã tăng gần gấp đôi, gần 60 trẻ em đã được sinh ra ở thị trấn (so với 7 năm trước, khi chỉ có 38 em bé được sinh ra), một cải thiện đáng kể khi Phần Lan đang trải qua thời kỳ mà tỷ lệ sinh thấp nhất từ trước đến nay. Đất nước này đã không đạt được mức thay thế dân số kể từ năm 1969.

Minh Minh

Xem thêm: