Những ai dễ bị lây nhiễm virus corona chủng mới hơn?
- Lê Minh
- •
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hoặc vắc xin phòng ngừa virus corona chủng mới (COVID-19), những gì được biết đến chỉ là con người phải dựa vào sức đề kháng của tự thân để tránh bị lây nhiễm hoặc hồi phục sau khi nhiễm. Vậy nếu không xét đến hoàn cảnh tiếp xúc với người bệnh nhiều ít khác nhau, thì những đối tượng nào sức đề kháng kém sẽ dễ bị lây nhiễm hơn.
1. Người cao tuổi
Sức đề kháng của người cao tuổi khá yếu, đặc biệt khi mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tổn thương chức năng gan, lại càng cần phòng ngừa tốt hơn.
Một số người cao tuổi nhận thức về virus ‘viêm phổi Vũ Hán’ không sâu, nên không có ý thức phòng hộ nghiêm ngặt. Người trẻ trong nhà nhất định phải nhẫn nại giảng giải về sự nghiêm trọng của virus và tầm quan trọng của việc phòng ngừa. Cần nhắc nhở người cao tuổi khi ra ngoài phải đeo khẩu trang, không nên tụ tập, thăm nom và cảnh giác cao độ.
Ở nhà cũng cần chuẩn bị cho người cao tuổi một môi trường dễ chịu, không khí lưu thông; lau rửa, khử trùng các vật dụng trong nhà, cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn.
2. Trẻ nhỏ
Khi dịch bệnh mới bắt đầu, tình trạng trẻ nhỏ nhiễm bệnh rất hiếm, nhưng càng lâu, trường hợp trẻ nhỏ lây nhiễm càng nhiều. Thậm chí cả trẻ sơ sinh cũng nhiễm virus. Virus không có mắt, chúng ‘va’ vào ai thì người đó sẽ nhiễm bệnh.
Do vậy cần bảo vệ trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nhất quyết không thể xem nhẹ. Bởi lẽ trẻ nhỏ dễ lây nhiễm, bệnh tình sẽ tiến triển nhanh hơn và nghiêm trọng hơn. Trẻ nhỏ thường thích chạy nhảy nô đùa, sờ mó, nên các bậc phụ huynh nhất định phải nhắc nhở trẻ chăm rửa tay.
Nếu trẻ có dấu hiệu sốt, cha mẹ hãy trình bày bệnh tình nặng nhẹ của trẻ và hỏi ý kiến bác sĩ.
3. Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai là một nhóm người đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh cần phòng ngừa thật tốt.
Trong thời gian mang thai không thể tùy tiện dùng thuốc. Nếu thai phụ mắc bệnh, việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Sức đề kháng của phụ nữ mang thai cũng kém hơn người bình thường, nên nhất định phải chú ý tới sức khỏe của bản thân, giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm, nhiễm bệnh.
Con đường lây nhiễm chủ yếu của virus ‘viêm phổi Vũ Hán’ là thông qua giọt bắn, tiếp xúc hoặc qua phân của bệnh nhân.
1. Lây qua giọt bắn
Lây nhiễm qua giọt bắn nghĩa là lây nhiễm qua đường hô hấp.
Giọt bắn thường là những hạt nước nhỏ có đường kính cỡ 5 micromet. Giọt bắn trong một khoảng cách nhất định, thường là trong vòng 1m, sẽ xâm nhập lên bề mặt niêm mạc của nhóm người dễ lây nhiễm, khiến họ mắc bệnh. Giọt bắn sinh ra rất nhiều trong cuộc sống, ví như ho, hắt hơi hoặc nước bọt bắn ra khi nói chuyện.
Thao tác đơn giản nhất để ngăn chặn dạng truyền nhiễm này là đeo khẩu trang. Do vậy, trong thời gian dịch bệnh, hãy đeo khẩu trang đúng cách, sẽ giảm thiểu rất nhiều nguy cơ lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
2. Lây qua tiếp xúc
Lây qua tiếp xúc bao gồm hai tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp.
Lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp là da hoặc niêm mạc trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người mang virus. Lây nhiễm gián tiếp là da hoặc niêm mạc tiếp xúc với đờm, máu, dịch trong cơ thể, chất bài tiết, chất thải, chất nôn ra hoặc tiếp xúc với những đồ vật, công cụ bị lây nhiễm bởi dịch của bệnh nhân hoặc người mang virus.
Trong con đường lây nhiễm qua tiếp xúc, tay là phương tiện quan trọng nhất. Nếu tay của một người khỏe mạnh sau khi chạm vào đồ đạc hoặc vật dụng bị nhiễm virus, khi dụi mắt, ngoáy mũi sẽ khiến da và niêm mạc bị nhiễm khuẩn. Đồng thời virus sẽ xâm nhập thông qua những vật phẩm họ chạm vào.
Do vậy, rửa tay khử trùng vô cùng quan trọng nhằm cắt đứt con đường lây nhiễm qua tiếp xúc này.
3. Lây qua phân
Phân của người bệnh nhiễm virus corona mới cũng có khả năng lây nhiễm qua tay, nước và đồ ăn, khiến virus lây lan nhanh hơn.
Trong bệnh viện và các tổ chức y tế, việc lây nhiễm qua phân rất được coi trọng. Phân của người bệnh phải được xử lý một cách thỏa đáng, việc xử lý nước thải bệnh viện cũng rất quan trọng.
Lê Minh
Xem thêm:
Từ khóa virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 Ai dễ bị nhiễm virus corona