Trong môi trường công việc, áp lực là điều khó tránh khỏi và nhiều người thường tìm cách giải tỏa căng thẳng bằng cách chia sẻ hoặc phàn nàn với đồng nghiệp. Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Hoa Kỳ chỉ ra rằng việc bày tỏ mức độ căng thẳng của mình có thể khiến đồng nghiệp đánh giá bạn là kém năng lực. Do đó, nếu bạn có thói quen này thì tốt nhất nên thay đổi nó.

thoi quen lam viec nay se khien ban trong rat kem nang luc 2
Nghiên cứu của Đại học Georgia cho thấy những người than phiền về mức độ căng thẳng của mình thường bị đồng nghiệp coi là người kém năng lực và ít được yêu mến. (Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Liên quan đến hành vi than phiền về sự căng thẳng này, Jessica Rodell, giáo sư quản lý tại Trường Kinh doanh Đại học Georgia, cho biết: “Tất cả chúng ta đều đã thấy hành vi này, hơn nữa sẽ có một thời điểm nào đó chúng ta cảm thấy hối hận vì đã từng hành xử như thế”.

Cô ấy nói rằng mọi người có thể làm điều này để chứng tỏ mình không phải người vô dụng, nhưng nghiên cứu của họ cho thấy hành vi này có thể phản tác dụng.

Trong một nghiên cứu do Rodell dẫn đầu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 360 người tham gia vào cuộc đánh giá một đồng nghiệp trong tưởng tượng của họ về năng lực, mức độ được yêu mến và khả năng họ sẽ giúp đỡ các đồng nghiệp khác trong công việc.

Giả thuyết được đưa ra là đồng nghiệp trong tưởng tượng kia đã nói vài câu sau cuộc họp vừa kết thúc rằng: “Tôi muốn nói thêm một điều nữa, rằng tôi đang phải chịu nhiều áp lực nhất…các bạn không biết là tôi đang phải chịu bao nhiêu áp lực đâu!.”

Kết quả là những người tham gia đánh giá nói rằng họ cảm thấy khó chịu và cho rằng người kia kém năng lực, kém dễ mến. Hơn nữa, họ cũng không thật sự muốn sẵn sàng giúp đỡ khi vị đồng nghiệp ấy nói rằng mình đang rất áp lực.

Rodell nói: Mọi người thường nghĩ rằng việc nói ra về sự căng thẳng khiến họ trông tốt hơn trước mặt đồng nghiệp, nhưng điều đó thực sự lại đang làm tổn thương chính họ.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành khảo sát 218 nhân viên ngoài đời thực về trải nghiệm của họ với những đồng nghiệp hay than phiền về sự căng thẳng. Tất nhiên là họ cũng tìm thấy các kết quả tương tự.

Rodell cho rằng việc than phiền về căng thẳng có thể khiến người khác cảm thấy rằng mức độ căng thẳng đó là một phần bình thường và là điều hiển nhiên trong môi trường làm việc. Khi ai đó thường xuyên đề cập đến sự căng thẳng, điều đó khiến mọi người cho rằng việc bị căng thẳng dường như đang giúp họ rèn luyện bản thân.

Không những vậy, việc thường xuyên than phiền về sự căng thẳng còn khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn và dễ mệt mỏi hơn, đồng thời nó cũng sẽ có tác động lây lan đến các đồng nghiệp khác.

Cô nói: “Bạn càng tiếp xúc với những người phàn nàn về sự căng thẳng thì bạn càng có nhiều khả năng cảm thấy căng thẳng hơn”.

Rodell khuyên bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi nói về khối lượng công việc quá lớn hoặc quá tải của bản thân. Nếu thực sự cảm thấy căng thẳng, bạn chỉ nên chia sẻ và tâm sự điều đó với người mà bạn tin tưởng. Quan trọng là sếp của bạn cần biết về áp lực của bạn chứ không phải đồng nghiệp, bởi sếp mới có thể giúp điều tiết công việc cho bạn.

thoi quen lam viec nay se khien ban trong rat kem nang luc 1
(Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Ngoài ra, việc thích nói về những áp lực trong công việc không chỉ làm tổn thương đồng nghiệp mà còn có tác động lan tỏa và ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến nơi làm việc.

Lauren Appio, một nhà tâm lý học đang hành nghề ở New York và New Jersey, nói với The Huffington Post rằng than phiền về căng thẳng là cách để mọi người thể hiện nhu cầu giải tỏa của mình một cách gián tiếp. Người đó có thể chỉ muốn người khác chú ý đến họ mà không cần lên tiếng công khai.

Nhưng mọi người thường khó chịu với cách giao tiếp gián tiếp như vậy và tức giận vì bạn không nói thẳng. Appio khuyên bạn, thay vì than phiền một cách thụ động và phóng đại về sự căng thẳng, hãy thẳng thắn nói về cảm giác của bạn, chẳng hạn như: “Tôi bị choáng ngợp và thực sự cần điều chỉnh khối lượng công việc của mình.”

Điều quan trọng cần lưu ý là khi bạn cảm thấy căng thẳng, rất có thể đồng nghiệp của bạn cũng vậy. Vì vậy, đừng quên quan tâm đến tình hình của đồng nghiệp và liên lạc hai chiều để cùng có thể sẻ chia và cảm thông.

Rodell kết luận về nghiên cứu rằng: “Chúng ta nên cẩn thận đừng quá nuông chiều những người hay than phiền về sự căng thẳng. Bởi vì theo thời gian, bản thân chúng ta sẽ phần nào cảm nhận được căng thẳng đó lên chính mình”.