Năm 2017, các nhà khoa học cũng như nhiếp ảnh gia khắp thế giới đã chụp được rất nhiều bức ảnh ấn tượng. Dưới đây là 18 trong số những bức ảnh khoa học tương đối nổi bật của năm.

1. Hàm cá mập

2017Sci1
Cá mập cổ khổng lồ (ảnh: Alberto Collareta/Palaeogeography, Palaeoclimatology)

Loài cá mập megalodon từng là nỗi kinh hoàng của biển cả. Dưới đây là bức tranh ấn tượng về một chuyến đi săn của loài cá mập này. Loài cá mập lớn nhất trong lịch sử Trái Đất đã tuyệt chủng cách đây 2.5 triệu năm, và một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Cổ địa lý học, Cổ khí hậu học, Cổ sinh thái học cho rằng một lý do quan trọng khiến loài ăn thịt khổng lồ này tuyệt chủng là thiếu con mồi.

2. Rặng núi Rocky Mountains

2017Sci2
Rocky Mountains (ảnh: ESA/NASA)

Đầu năm 2017, Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS quét qua vùng Rocky Mountains (thuộc Bắc Mỹ) và chụp được một bức ảnh tuyết tuyệt đẹp. Tấm ảnh trên do nhà du hành vũ trụ người Pháp Thomas Pesquet chụp được, anh nói: “Rặng núi quá cao đến mức mây cũng không vượt qua được.”

3. Ruồi sát thủ

2017Sci3
Ruồi mắt to (ảnh: Thomas Shahan)

Con ruồi này chỉ dài 6 mm nhưng mắt lại rất lớn. Loại mắt nhiều cạnh này khiến cho nó trở thành một trong những loài côn trùng có tầm nhìn tốt nhất, theo một nghiên cứu công bố hồi tháng 3/2017. Với tầm nhìn nhạy bén như vậy, nó có thể bắt những con mồi cách nó nửa mét.

4. Mặt trăng nổi

2017Sci6a
Mặt trăng sao Mộc (ảnh: NASA/JPL-Caltech)

Bức hình là hình ảnh sao Thổ ở phía bên trái với vành đai rất mỏng gần như vuông góc với mặt phẳng của bức hình. Ở phía trên vành đai, chính giữa bức hình có 2 mặt trăng (Rhea và Mimas) treo trên không trung.

5. Con ong và giọt nước

2017Sci4
(ảnh: Lim Choo How/Caters)

Một con ong trông như là đang chơi đùa với một giọt nước. Thực ra nó đang hút nước thừa từ trong tổ và hất đi

6. Một di sản bị phá hủy

2017Sci5
(ảnh: ASOR and DigitalGlobe)

Sau khi nhóm vũ trang ISIS chiếm được Palmyra (Syria), người ta đã phát hiện có hai công trình văn hóa bị phá hủy, Tetrapylon và nhà hát Roman. Từ vệ tinh người ta có thể chụp được hình ảnh hai khu vực này bị phá hủy (chỗ hai mũi tên màu đỏ)

7. Dòng thác lửa

2017Sci6
(ảnh: Peggy Sells/Shutterstock)

Thác “Đuôi ngựa” ở Yosemite trông như dòng nham thạch. Thực ra dải màu da cam ấy là do ánh sáng từ mặt trời khúc xạ. Hiện tượng này chỉ xảy ra vài phút vào mỗi buổi tối trong tháng 2 hàng năm, khi bầu trời quang đãng và khi tia nắng mặt trời chiếu theo một góc nhất định.

8. Các cột sáng

2017Sci7
(ảnh: Darlene Tanner/ ZUMA)

Những tinh thể băng rơi xuống từ trên bầu khí quyền hấp thụ ánh sáng đến từ các nguồn sáng nhân tạo như đèn pha ôtô rồi tập trung nó thành những chùm sáng đẹp mắt.

>> Úc xây nhà máy nhiệt điện mặt trời ‘1 cột trụ’ lớn nhất thế giới

9. Dòng nham thạch

2017Sci8
(ảnh: USGS)

Núi lửa Kilauea nằm ở Big Island của Hawaii  phun dòng nham thạch trông như vòi nước thẳng xuống biển tạo ra hơi nước cuồn cuộn. Ngọn núi lửa này đã phun trào trong 30 năm và hoạt động đặc biệt mạnh vào năm 2017.

10. Vành đai Sao Thổ

2017Sci9
(ảnh: Ian Regan/Space Science Institute/JPL-Caltech/NASA)

Tàu vũ trụ Cassini được phóng lên sao Thổ và gửi về hình ảnh này về tháng 2/2017. Sau khi hoàn thành hết các nhiệm vụ, Cassini đã lao xuống bầu khí quyển của sao Thổ “tự vẫn” vào tháng 9.

11. Ếch siêu nhỏ.

2017Sci10
(ảnh: SD Biju)

Chú ếch này chỉ bé như một đầu ngón tay, ếch đêm Vijayan ở Western Ghats của Ấn Độ là một trong 7 loài ếch tí hon được phát hiện sau 5 năm khảo sát vùng núi.

12. Rùa bơi trên mặt trời.

2017Sci11
(ảnh: ALMA (ESO/NAOJ/NRAO))

Đốm đen trên Mặt Trời trông như là đang bơi qua Mặt Trời. Đốm đen hình con rùa này có kích thước gấp đôi Trái Đất.

13. Những khối băng khổng lồ.

2017Sci12
(ảnh: Peter Convey)

Nam Cực có những khối băng khổng lồ! Bức hình này cho thấy tính di động của băng ở Nam Cực. Tảng băng khổng lồ ban đầu bị đứt ra do di chuyển và tạo thành những khe nứt.

>> Những núi băng khổng lồ vỡ ra khỏi Nam Cực sẽ trôi về đâu?

14. Sứa vũ trụ.

2017Sci13
(ảnh: NOAA)

Liệu đây là UFO hay động vật? Người ta chụp được “con sứa vũ trụ” này từ một thiết bị ở Utu Seamount gần American Samoa. Loài động vật này thuộc họ hydromedusae và thường có hai bộ xúc tu.

15. Cơn bão “vuốt” bờ biển Bồ Đào Nha

con bao o tay ban nha
(ảnh: NASA Earth Observatory)

Một đám mây từ cơn bão đổ bộ vào đất liền châu Âu vào tháng 7/2017 đã có “cử chỉ” dường như rất dịu dàng với bờ biển của Bồ Đào Nha. Bức ảnh chụp từ vệ tinh của NASA.

16. Con lửng kiên trì

con lung copy
(ảnh: Evan Buechley)

Một con lửng đã trở nên nổi tiếng khi camera ở sa mạc Great Basin, bang Utah, Hoa Kỳ, ghi hình được sự kiên trì của nó: chôn cất 1 con bò trong 5 ngày, một mình thực hiện! Để rồi quanh quẩn ở “kho thức ăn” này trong nhiều tuần sau đó.

17. Bà mẹ âu yếm

ba me gorilla
(ảnh:Russell A. Mittermeier/Conservation International)

Một con gorilla con 4 tháng tuổi và mẹ của nó, đây là hình ảnh vừa ngọt ngào vừa chạnh lòng đối với những nhà bảo tồn động vật khi 60% loài linh trưởng thế giới đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, theo tạp chí Science Advances.

18. Khu rừng bàn cờ

khu rung ban co
(ảnh: NASA’s Earth Observatory)

Hình ảnh kỳ lạ của năm 2017 được chụp ở Idaho, Hoa Kỳ khi tuyết mới rơi phủ lên một khu đất khai khẩn, cây được đốn hạ theo hình bàn cờ.

Theo LiveScience.com
Thành Đô

Xem thêm