Dự án internet toàn cầu: Musk ‘quăng chảo’ còn Trung Cộng ‘thu chảo’
- Y Bình
- •
Gần đây, hình ảnh các chuỗi vệ tinh Starlink bay qua bầu trời đêm như các ngôi sao xếp hàng, đã được nhiều cư dân mạng chia sẻ. Đây là các vệ tinh truyền internet toàn cầu nằm trong dự án đầy tham vọng của hãng SpaceX. Ông chủ dự án – tỷ phú công nghệ Elon Musk giải thích rằng thiết bị đầu cuối đã được cắm và có thể sử dụng được. Nhũng người dùng internet ở Trung Quốc đã bày tỏ những vui mừng xen lẫn băn khoăn…
Elon Musk “quăng chảo”
Gần đây, một nhóm Reddit về chủ đề Starlink đã đăng tải thiết bị chảo thu internet của SpaceX, vốn được ông Musk mô tả như một chiếc “UFO cắm trên cọc”.
Sau khi bức ảnh xuất hiện rộng tãi, ông Elon Musk đã khẳng định đó là hình ảnh chính xác, và hãng SpaceX đang chuẩn bị thử nghiệm beta với người dùng thực vào mùa hè 2020. Người tham gia thử nghiệm beta chỉ phải chi trả 1 USD cho thiết bị chảo và phí internet, nhưng có thể họ sẽ phải tự cài đặt thiết bị tại nhà.
Một số người dùng internet nhận định rằng, loại thiết bị này cơ bản chính là máy thu truyền hình vệ tinh mà từ vài năm trước đã có thể thấy ở khắp mọi nơi trên thị trường điện tử, được gọi bình dân là “chảo” thu tín hiệu vệ tinh.
Phương tiện thu sóng là công cụ có bề mặt lõm parabol, hình dạng ngoài giống như một cái chảo, được quay ngược lên bầu trời để kết nối với vệ tinh ngoài không gian mà mắt thường không nhìn thấy được. Tín hiệu nhận về sẽ truyền vào hộp truyền hình vệ tinh, rồi phát lên màn hình TV.
Ở một số vùng xa xôi thì người ta phải dùng máy thu vệ tinh để nhận tín hiệu truyền hình, còn ở các thành phố thì có thể dùng chảo, vừa tiết kiệm tiền vừa giúp xem được nhiều đài truyền hình hơn.
Toàn bộ dự án Starlink dự kiến sẽ phóng 12.000 vệ tinh, sẽ bao trùm tất cả các khu vực trên Trái Đất. Sự xuất hiện chúng trên bầu trời cho thấy dự án Starlink đã bắt đầu đổ bộ và có thể được triển khai sớm nhất ở miền Nam nước Mỹ. Cuối cùng, người dùng trên toàn thế giới có thể sử dụng những cái chảo này.
Như vậy, trong một vài năm tới sẽ có 12.000 vệ tinh trên bầu trời tạo thành các “chuỗi sao”, còn trên bề mặt Trái Đất sẽ dày đặc những cái chảo hướng lên để tiếp nhận thông tin và internet, sẽ được truyền tới mọi ngóc ngách của thế giới. Đây là tin đặc biệt vui đối với người ở những vùng rừng núi cũng như biển và sa mạc xa xôi. Starlink cũng sẽ trở thành một trong những nền tảng của Internet thế hệ tiếp theo.
>> Video: Các vệ tinh internet của SpaceX “xếp hàng” rải trong không gian
Tường lửa của Trung Cộng có còn hữu dụng?
Không cần cài đặt gì đặc biệt, chỉ cần cắm đầu thu vào nguồn điện và hướng lên trời, vậy là bạn có thể lên mạng internet. Đây là cam kết của Starlink, với hàng chục ngàn vệ tinh, nó có thể cung cấp dịch vụ mạng tốc độ cao cho tất cả các nơi trên thế giới.
Thông tin này khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc vui mừng, vì có thể đây là đòn khai tử cho tường lửa Internet Trung Quốc.
Trâu Thừa Phong (Zou Chengfeng) là một cựu doanh nhân Trung Quốc hiện đang sống ở Mỹ, chuyên giúp đông đảo cư dân mạng Trung Quốc vượt tường lửa những năm gần đây. Ông đã luôn dõi theo dự án Starlink trong một thời gian dài. Hôm 14/7, ông cho biết rằng: “Mặc dù kế hoạch của dự án Starlink không phải chủ ý giúp cư dân mạng Trung Quốc vượt qua tường lửa, nhưng về khách quan thì đã mang lại khả năng này. Nếu Starlink thực sự muốn vượt qua tường lửa Trung Quốc thì có thể nói là dễ dàng.
Vào ngày 22/2/2018, Tập đoàn SpaceX đã phóng thành công hai vệ tinh thử nghiệm Starlink. Ngay ngày hôm sau, Tổng biên tập Hồ Tìch Tiến của Thời báo Hoàn cầu đã đăng trên Weibo rằng tường lửa của Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ thất bại do sự phát triển của công nghệ truyền thông. Điều này có nghĩa là chính phủ Trung Quốc nên giảm dần sự phụ thuộc vào tường lửa. Nếu không, một khi bức tường này bị phá vỡ, hậu quả sẽ là thảm họa. Không lâu sau thì chia sẻ Weibo này đã bị xóa.
Từ góc độ kỹ thuật, Starlink thực sự là kẻ thù của tường lửa. Vì dịch vụ mạng vệ tinh do Starlink cung cấp không đi qua hệ thống máy chủ và trạm cơ sở thông tin mặt đất, nên tường lửa không còn hiệu quả.
Tuy nhiên tại Trung Quốc đại lục, người dân không được tùy ý lắp đặt những cái chảo này, thậm chí trong thị trường điện tử, người ta cũng không thể bán thoải mái dưới sự quản lý của nhà cầm quyền.
>> 1984 của Orwell: Cẩm nang 6 bước cai trị dành cho các nhà độc tài
Chính quyền Trung Cộng bắt đầu tập trung “thu chảo”
Theo các nguồn tin, để chống lại dự án này, cơ quan chức năng Trung Quốc đang tập trung thu dọn toàn diện các “chảo” và khắc phục việc lắp đặt sử dụng các thiết bị tiếp nhận vệ tinh. Hoạt động đặc biệt này đã được triển khai ở toàn Trung Quốc.
Trước diễn biến này, giáo sư Larry Press chuyên về hệ thống thông tin tại Đại học bang California, nói rằng khả năng Starlink phá vỡ đại tường lửa của Trung Quốc về cơ bản là bằng không: “Tôi nghĩ rằng điều này gần như là không thể, bởi vì tôi khó có thể tưởng tượng rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép Starlink liên lạc trực tiếp với người dùng đầu cuối của Trung Quốc.”
Ông chỉ ra rằng ngay cả khi cư dân mạng Trung Quốc có được máy thu thông qua các kênh đặc biệt, họ vẫn không thể sử dụng dịch vụ Starlink, trừ khi chính quyền Bắc Kinh cho phép Starlink truyền tín hiệu đến Trung Quốc, nếu không các máy thu trong tay những cư dân mạng này cũng chỉ như cục sắt vụn.
Đồng quan điểm, Fabian Marquest, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Máy tính tại Đại học Bon (Đức), cho rằng dịch vụ của Starlink sẽ hoàn toàn không được biết đến ở Trung Quốc, cư dân mạng Trung Quốc không nên vui mừng quá sớm: “Tôi nghĩ mọi người không nên quá phấn khích. Đặc biệt là những người sống ở các quốc gia tương đối không tự do, chúng tôi không biết liệu các dịch vụ Starlink có thể thâm nhập vào các thị trường này hay không.”
Từ khóa Đảng Cộng Sản Trung Quốc SpaceX Elon Musk Dòng sự kiện Starlink mạng internet Trung Quốc Vạn lý tường lửa