Các nhà khảo cổ đã tìm thấy di tích cổ từ hàng nghìn năm trước tại một tiệm bánh mì. Những dấu vết của các hoạt động nấu nướng và làm bánh từ cuối thời kỳ đồ đồng và đầu thời kỳ đồ sắt vẫn còn tồn tại nguyên vẹn.

di tich co
Di tích cổ được phát hiện trong tiệm bánh vẫn không thay đổi qua hàng nghìn năm. (Ảnh minh hoa: Shutterstock)

Bavaria, tên đầy đủ là bang Tự do Bavaria, là một bang liên bang nằm ở miền đông nam nước Đức, với thủ phủ là Munich. Khu vực này đã lưu lại dấu tính của con người từ thời kỳ đồ đá khi các nhà khảo cổ đã từng phát hiện ra một thanh kiếm đồng từ thế kỷ 14 trước Công Nguyên tại đây, thậm chí là cho tới nay nó vẫn giữ được trạng thái sáng bóng. Ở Bavaria còn có một thị trấn tên là Burgbernheim, gần đây các nhà khảo cổ lại phát hiện ra một số di vật mới, chúng giống một cách đáng kinh ngạc với cơ sở vật chất cách đây hàng nghìn năm.

Vào thời điểm đó, một chuỗi tiệm bánh đang thực hiện dự án mở rộng và họ vô tình phát hiện ra những di tích cổ. Sau đó, Văn phòng Bảo vệ Di sản Văn hóa Bang Bavaria đã giám sát công việc khai quật và phát hiện ra rằng nồng độ alexandrite nhiệt cao lấp đầy các hố này được gọi là “hố nấu ăn” hoặc “hố nướng bánh” và được xác nhận là có liên quan đến chế biến và sản xuất thực phẩm. Các nhà khảo cổ đã tiến hành kiểm tra niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ trên các mẫu than từ những hố này và xác định rằng di tích này có niên đại từ cuối thời đại đồ đồng và đầu thời kỳ đồ sắt.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một “cối xay” có kích thước 26×34 cm. Dựa trên bề mặt bóng loáng và lõm của viên đá, các chuyên gia cho rằng nó đã từng được dùng để xay ngũ cốc thành bột mì, với đáy mài phẳng giúp giữ ổn định, và từ các cạnh thô của nó cho thấy rằng đây là một công cụ thường xuyên được người cổ đại sử dụng. Theo nghiên cứu phân tích trong lĩnh vực khảo cổ thực vật, các học giả hiện nay đã xác định rằng hơn 80% mẫu than củi là dấu vết của ngũ cốc, bao gồm kê, lúa mì, lúa mì spelt và yến mạch. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy vài mẫu hạt cây thù lù (physalis). Những phát hiện này cho thấy thói quen ăn uống của con người thời kỳ đó rất đa dạng, và những ngũ cốc này có thể đã được chế biến thành bột hoặc bánh mì.

Tiến sĩ Beger, người đứng đầu bộ phận bảo vệ di tích khảo cổ, cho biết trong khu vực vừa được khai quật, cùng với những khu vực khác, người ta đã từng phát hiện các “hố nấu ăn” trong các nghiên cứu trước đây. Cấu trúc của di tích lần này mang lại ý nghĩa quan trọng cho các học giả trong việc tái hiện lại chế độ ăn uống và nông nghiệp của thời kỳ kim loại ở Bavaria. Tất cả các di vật thu được từ cuộc khai quật lần này sẽ được gửi đến các xưởng phục chế để phân tích và bảo vệ. Các nhà nghiên cứu cho rằng những phát hiện này cho thấy sự quan trọng của thị trấn Burgbernheim trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm vào cuối thời kỳ đồ đồng và đầu thời kỳ đồ sắt. Trong suốt thời gian dài, nhiều cuộc khai quật khảo cổ đã phát hiện thêm các viên đá biến nhiệt và các dấu vết thực vật bị cháy, tất cả những dấu hiệu này một lần nữa chứng minh rằng khu vực này trong quá khứ xa xôi là một thị trấn quan trọng trong ngành sản xuất thực phẩm và nướng bánh.