Việc ngồi lâu hàng giờ thậm chí bị coi là một dạng “sát thủ”!
- Liên Tâm
- •
Nhận thức chung cho rằng ngồi lâu sẽ chỉ làm cho phần dưới của cơ thể trở nên béo phì hoặc đau lưng mỏi vai. Một nghiên cứu cho thấy rằng ngồi quá lâu đã trở thành một dạng “sát thủ” mới được phát hiện.
Theo một nghiên cứu năm 2011 của Úc, ngồi thêm 1 giờ, tương đương với việc hút 2 điếu thuốc, sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình khoảng 22 phút. Chỉ cần ngồi một chỗ cũng có thể khiến con người có nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận… Nếu một người ngồi trong thời gian dài, máu lưu thông ở chi dưới sẽ chậm lại, nếu thuộc nhóm nguy cơ cao thì rất dễ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, cảm giác thường thấy nhất là sưng và đau ở chi dưới. Đây là một thói quen rất không tốt cho sức khỏe.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chỉ cần bạn duy trì tư thế ngồi trong 1 giờ, một trong những hormone có thể phân hủy chất béo và cholesterol (chất béo nhạy cảm) sẽ mất tác dụng, làm giảm 90% lượng chất béo bị đốt cháy. Hơn nữa, tác hại của việc ngồi lâu không chỉ làm tắc động mạch, mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính và ung thư.
Dưới đây là một số nguy hại của việc ngồi quá lâu:
1. Tăng nguy cơ ung thư
Theo nhà dịch tễ học Fryden Reich thuộc Bộ Y tế Alberta Canada, ngồi lâu và viêm nhiễm có liên quan đến các chỉ số nguy cơ ung thư khác. Một phân tích của META năm 2014 đã phân tích dữ liệu từ 43 nghiên cứu quan sát được, trong đó bao gồm 68.396 ca ung thư, đã phát hiện ra rằng thời gian ngồi lâu có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết, phổi và các bệnh ung thư khác. Ngồi lâu cũng có liên quan đến 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm, đặc biệt là ung thư vú và đại trực tràng.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Một nghiên cứu tổng hợp năm 2018 được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu cho thấy, bất kể hoạt động thể chất của cơ thể nhiều hay ít, việc ngồi lâu (bao gồm cả thời gian xem TV) có liên quan đến nguy cơ cao mắc một số bệnh mãn tính chủ yếu, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.
Ngồi hơn 6 đến 8 giờ một ngày và thời gian xem TV hơn 3 đến 4 giờ một ngày sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch. Nghiên cứu tương tự của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy những người ngồi 6 giờ một ngày có tỷ lệ tử vong tăng 40% so với những người ngồi ít hơn 3 giờ một ngày, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ đã tăng gần 40%, trong khi tỷ lệ tử vong của nam giới là gần 20%.
3. Tăng nguy cơ tử vong
Một bài báo trên tạp chí học thuật uy tín BMJ đã chỉ ra rằng những người ngồi hơn 9,5 giờ một ngày làm tăng nguy cơ tử vong đáng kể so với ngồi 7,5 giờ một ngày. “Ngồi lâu” là đề cập đến hành vi tiêu hao năng lượng thấp khi ngồi, nằm nghiêng hoặc nằm trong một thời gian dài ở trạng thái tỉnh táo. Vậy thì mỗi ngày làm việc đều phải ngồi lâu, chúng ta nên làm gì?
Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng ngồi lâu là một nhân tố nguy cơ có tính độc lập. Cũng có thể thấy rằng ngồi lâu không tốt cho sức khỏe. Những người ngồi lâu hàng ngày, cho dù họ có tập thể dục thường xuyên hay không đều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và nguy cơ tử vong sớm. Tập thể dục không thể bù được cho việc ngồi lâu, các thí nghiệm do Hiệp hội Tiểu đường Quốc tế thực hiện đã kết luận rằng ngay cả 2 giờ tập thể dục mỗi ngày cũng không thể bù đắp cho tác hại của việc “mọc rễ” tại chỗ.
Làm thế nào để giảm tác hại của việc ngồi lâu?
Tìm cơ hội để vận động, khiến thời gian di chuyển của bạn nhiều hơn, khi đó, thời gian ngồi tự nhiên sẽ giảm xuống.
1. Khi xem TV: Bạn có thể tập squat, nâng tạ nhỏ, lắc vòng, sử dụng máy chạy bộ, máy đi bộ tại chỗ, v.v.
2. Khi làm việc: Đặt một chiếc đồng hồ báo thức nhỏ, sau mỗi giờ làm việc hoặc thậm chí nửa giờ thì rời khỏi chỗ ngồi, rót một cốc nước uống, đi vệ sinh hoặc dùng phương pháp làm việc kết hợp đứng và ngồi.
Từ khóa ung thư Tiểu đường Bệnh mạn tính Ngồi lâu sát thủ