Ben Wallace: Ukraine trở thành “chiến trường thí nghiệm” giúp Anh định hướng phát triển vũ khí
- Nhật Tân
- •
Hôm Thứ Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace bình luận rằng Ukraine đã trở thành “chiến trường thí nghiệm” các loại vũ khí sát thương, cung cấp các “bài học” chứa đựng thông tin cho Anh quốc phát triển vũ trang tương lai, BBC và các báo khác đưa tin. “Sẽ rất ngu ngốc nếu bỏ qua những bài học này, và không áp dụng chúng vào lực lượng vũ trang của chính mình,” ông nói trong dịp chuẩn bị phát hành bộ tài liệu quốc phòng Anh, trong đó có tính đến hiệu quả của vũ khí mà cả Anh và Âu Mỹ đã đưa vào chiến trường Ukraine. Bộ Tài liệu Chỉ huy Phòng thủ Bản hiệu chỉnh này được phát hành sau khi sửa đổi. Lần đầu tiên bộ tài liệu này xuất bản là từ năm 2021, trước khi chiến tranh Ukraine nổ ra hồi tháng 2 năm ngoái.
Ben Wallace (53 tuổi) đã nói ông sẽ rời khỏi chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi nhiệm kỳ 4 năm kết thúc, theo lịch là vào tháng 9 sắp tới.
- Kyiv: Bạn không phải là Amazon và chúng tôi không phải là bãi rác
- Telegraph: Joe Biden chặn Ben Wallace đứng đầu NATO vì không thích Anh vội vã vũ trang cho Kyiv
Sự việc xảy ra sau khi có một số đụng độ liên quan đến hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tuần trước. Khi đó ông Wallace tin rằng chính quyền Kyiv nên tỏ lòng “biết ơn” các đóng góp của Âu Mỹ, chứ không nên coi Âu Mỹ như là cửa hàng trong chợ “Amazon”, sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ ý bất bình trước việc NATO không cung cấp lịch trình thời gian Ukraine gia nhập NATO, gọi đó là “việc chưa từng có” và “lố bịch”. BBC có nhắc tới việc này nhưng không chỉ ra cụ thể nó có liên quan gì tới việc ông Wallace sẽ rời nhiệm sở hay không.
Tháng trước, ông Wallace cũng từng ngỏ ý muốn trở thành người đứng đầu NATO, nhưng sau đó ông từ bỏ cuộc đua vì theo ông việc đó không làm hài lòng Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
4 tỷ bảng Anh (trên 5 tỷ USD) đầu tư của Anh quốc vào Ukraine
Theo Breitbart, Anh quốc đã đầu tư gần 4 tỷ bảng Anh (gần 5 tỷ USD) vào Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra hồi tháng 2/2022 —tức là trong nhiệm kỳ làm bộ trưởng của ông Wallace— trong đó 2,3 tỷ bảng Anh (gần 3 tỷ USD) là viện trợ quân sự.
- Hồi tháng 2 Anh quốc tuyên bố sẽ là nước đầu tiên gửi tên lửa tầm xa vào chiến trường Ukraine:
Escalation: UK to Become First State to Hand Ukraine 'Longer Range Weapons' Says PM Sunak https://t.co/W4pBcHQcD5
— Breitbart London (@BreitbartLondon) February 19, 2023
Anh quốc là quốc gia đồng minh phương Tây đi đầu trong việc gửi xe tăng (Challenger 2) và tên lửa tầm xa (Storm Shadow, 250 km) vào chiến trường Ukraine.
Bình luận về tài liệu hiệu chỉnh lần này, và cũng là bình luận khi sắp rời nhiệm sở, ông Wallace tin rằng chiến tranh Ukraine là cuộc chiến được “thiết kế để tiêu diệt một quốc gia” bởi vì Nga “thực sự rất hiếu chiến”: “Cuộc chiến ở Ukraine đã tập trung tâm trí bởi vì có một kẻ thù thực sự rất hiếu chiến, phá vỡ mọi quy tắc chiến tranh trên lục địa Châu Âu, tiến hành một cuộc chiến tranh được thiết kế để tiêu diệt một quốc gia.”
UAV và chiến tranh ‘điện tử’
Một điểm nữa trong phát biểu của ông Wallace, đó là vai trò của “vũ khí điện tử”, mà trong đó có các máy bay không người lái (UAV). Những thiết bị điện tử này không chỉ dùng trong do thám và tấn công, mà có thể còn được dùng trong phòng thủ hoặc làm các decoy (bản giả để đánh lạc hướng hoặc hấp dẫn hỏa lực của địch).
“Việc sử dụng chiến tranh [điện tử] để làm mồi nhử hoặc phòng thủ đang trở nên thực sự quan trọng, vì vậy nó sẽ được đưa lên danh sách ưu tiên,” ông Wallace bình luận.
- EU ký thỏa thuận mua vũ khí trị giá 500 triệu USD để sản xuất thêm đạn và tên lửa (tweet ngày 7/7):
EU Signs $500-Million Arms-For-Ukraine Deal to Make More Shells and Missiles https://t.co/kfLtnQkMnj
— Breitbart London (@BreitbartLondon) July 7, 2023
Theo một báo cáo chi tiết của Reuters hôm 18/7, quân Ukraine sau 1 năm phát triển đã có được một lực lượng đáng kể các xuồng không người lái (USV) được dùng như xuồng đánh bom cảm tử. Với mỗi chiếc trị giá 250.000 đô la, những chiếc USV đã cho phép Ukraine hạn chế rất nhiều hoạt động của hạm đội Biển Đen của Nga.
Như một bài phân tích quân sự hồi tháng 4, trong tình huống Ukraine không còn lực lượng hải quân ở Biển Đen, và cũng không có khả năng chiếm lại Crimea trong thời gian ngắn, thì giải pháp khá tốt là dùng các USV động để kiềm chế, chặn giao thông, v.v. ở Biển Đen và bán đảo Crimea.
Sáng hôm 17/7 Ukraine đã dùng USV để đánh hỏng cầu Kerch Bridge nối bờ Đông của Crimea với đất liền, buộc Nga phải chuyển tuyến giao thông sang đi đường bộ qua Mariupol. Sau đó Nga tuyên bố là trả đũa bằng cách tấn công vào các cơ sở liên quan tới USV của Ukraine tại Odessa.
Pháo kích (artillery) tầm xa
Trong lịch sử chiến tranh hiện đại, pháo trên chiến trường giao tranh vẫn là một nhân tố quan trọng, và cách dùng pháo đã được phát triển nhiều qua thời gian. Theo ông Wallace, thời gian tới, căn cứ theo diễn biến ở chiến trường Ukraine, thì Âu Mỹ nên phát triển loại pháo tầm xa hơn.
“Vào cuối Đại Thế chiến II, 35% quân đội là pháo binh. Bây giờ, con số này là khoảng 8%. Hỏa lực sâu (tầm xa) là thứ chúng ta cần [thêm] để cân bằng lại. Đã có những bài học [từ chiến trường Ukraine],” ông Wallace nói.
“Chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi mang tính thế hệ trong phạm vi của các loại pháo ‘bắn sâu’ (tầm xa hơn). Pháo 155 mm có tầm bắn 22-25 km [đã hữu dụng] trong khoảng 50 năm. Nhưng mà thế hệ mới… các bạn sẽ đạt được tầm bắn 60 km trong tương lai. Vì vậy, tôi đã quyết định loại bỏ loại pháo 155 mm cũ…”
Từ khóa Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine Ben Wallace